Địa lý 12 bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Nhằm giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức được học trong bài 11 Địa lí 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng, VnDoc gửi tới các bạn Lý thuyết Địa lý 12 bài 11 gồm các kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa Địa lý 12. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
A. Lý thuyết Địa lý 12 bài 11
1. Thiên nhiên phân hóa theo Bắc - Nam
a. Phần lãnh thổ phía Bắc (Từ dãy núi Bạch Mã trở ra)
- Có kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh.
- Nhiệt độ trung bình năm 22-240C.
- Phân thành 2 mùa là mùa đông và mùa hạ.
- Cảnh quan phổ biến là đới rừng gió mùa nhiệt đới.
- Thành phần sinh vật có các loại nhiệt đới chiếm ưu thế.
b. Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã vào)
- Khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa nóng quanh năm.
- Nhiệt độ trung bình năm trên 250C.
- Phân thành 2 mùa là mưa và khô.
- Cảnh quan phổ biến đới rừng gió mùa cận xích đạo.
- Thành phần sinh vật mang đặc trưng xích đạo và nhiệt đới với nhiều loài.
2. Thiên nhiên phân hóa theo Đông - Tây
Từ Đông sang Tây, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt:
a. Vùng biển và thềm lụa địa:
- Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền. Độ nông – sâu, rộng-hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kế bên.
- Thiên nhiên vùng biển nước ta đa dạng và giàu có.
b. Vùng đồng bằng ven biển:
- Hình thành đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng Nam bộ, mở rộng các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi.
- Dải đồng bằng ven biển Trung bộ, đồi núi lan ra sát biển, chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa hẹp. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến.
c. Vùng đồi núi:
Sự phân hóa thiên nhiên ở miền đồi núi rất phức tạp, chủ yếu là do tác động của gió mùa với hướng của các dãy
núi.
- Khi vùng núi Đông Bắc có mùa đông lạnh đến sớm thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc mùa đông bớt lạnh nhưng khô hạn, mùa hạ đến sớm. Khí hậu Tây Bắc lạnh chủ yếu do địa hình núi cao.
- Trong khi sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì vùng núi Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt. Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.
B. Trắc nghiệm Địa lý 12 bài 11
Câu 1. “Địa thế cao hai đầu, thấp ở giữa, chạy theo hướng tây bắc - đông nam”. Đó là đặc điểm của vùng
- Tây Bắc.
- Đông Bắc.
- Trường Sơn Bắc.
- Trường Sơn Nam.
Câu 2. Nằm ở cực tây của bốn cánh cung thuộc vùng núi Đông Bắc là dãy
- Sông Gâm.
- Đông Triều.
- Ngân Sơn.
- Bắc Sơn
Câu 3. Hướng nghiêng của địa hình vùng Đông Bắc là gì?
- Tây bắc - đông nam.
- Đông bắc - tây nam.
- Bắc - nam.
- Tây - đông
Câu 4. Nằm ở phía tây nam của hệ thống Trường Sơn Nam là cao nguyên
- Plây-cu.
- Mơ Nông.
- Đắc Lắc.
- Di Linh.
Câu 5. Các sườn đồi ba dan lượn sóng ở Đông Nam Bộ được xếp vào loại địa hình
- Đồng bằng.
- Bậc thềm phù sa cổ.
- Cao nguyên.
- Bán bình nguyên.
Câu 6. “Địa hình núi đổ xô về mạn đông, có nhiều đỉnh cao trên 2000 m, phía tây là các cao nguyên”. Đó là đặc điểm của vùng
- Đông Bắc.
- Tây Bắc.
- Trường Sơn Bắc.
- Trường Sơn Nam.
Câu 7. Ranh giới để phân chia hai miền khí hậu chính ở nước ta là
- Đèo Ngang.
- Dãy Bạch Mã.
- Đèo Hải Vân.
- Dãy Hoành Sơn
Câu 8. Đặc điểm nào sau đây là của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
- Đai cao á nhiệt đới ở mức 1000 m.
- Vòng cung là hướng chính của các dãy núi và các dòng sông.
- Là miền duy nhất có địa hình núi cao với đầy đủ các đai cao.
- Địa hình khá phức tạp với các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên.
Câu 9. Nhận định nào sau đây không chính xác về Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
- Sự tương phản về địa hình, khí hậu, thuỷ văn được biểu hiện rất rõ nét.
- Khí hậu rất thuận lợi cho sự phát triển các loại cây họ dầu.
- Mưa tập trung vào thu đông, chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng.
- Có khí hậu cận Xích đạo thuộc đới rừng gió mùa cận Xích đạo.
Câu 10. Đặc điểm nào sau đây là của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
- Có đủ núi cao, núi trung bình, sơn nguyên, cao nguyên, đồng bằng, lòng chảo, thung lũng.
- Có mối quan hệ với Vân Nam về cấu trúc địa chất, là sự suy giảm ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
- Sự đa dạng phong phú về tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là nguồn khoáng sản.
- Hướng nghiêng chung của địa hình là tây bắc - đông nam với những dãy núi đứng chênh vênh trên bờ biển.
Câu 11. Hướng chính của các dãy núi ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là
- Vòng cung.
- Tây bắc - đông nam.
- Tây - đông.
- Bắc - nam.
Câu 12. Các dãy núi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có hướng chính là
- Tây - đông.
- Bắc - nam.
- Tây bắc - đông nam.
- Tây nam - đông bắc.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng với khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc nước ta (từ dãy Bạch Mã trở ra)?
- Trong năm có một mùa đông lạnh.
- Có 2-3 tháng nhiệt độ dưới 18oC.
- Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ.
- Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC.
Câu 14. Khí hậu miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
- Phân chia thành hai mùa mưa, khô rõ rệt.
- Có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông khác nhau.
- Phân chia ra một mùa nóng, một mùa lạnh.
- Có mùa đông ít mưa, mùa hạ mưa nhiều.
Câu 15. Nhiệt độ trung bình năm của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là bao nhiêu?
- Trên 25oC.
- Trên 20oC.
- Dưới 20oC.
- Dưới 25oC.
Câu 16. Nhiệt độ trung bình năm của phần lãnh thổ phía Nam nước ta là bao nhiêu?
- Trên 25oC.
- Trên 20oC.
- Dưới 20oC.
- Dưới 25oC.
Câu 17. Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam nước ta đặc trưng cho vùng khí hậu
- Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
- Cận xích đạo gió mùa.
- Ôn đới gió mùa núi cao.
- Cận nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 18. Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta phân hóa thành
- 2 dải.
- 3 dải.
- 4 dải.
- 5 dải.
Câu 19. Phát biểu nào sau đây không đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta (từ dãy Bạch Mã trở vào)?
- Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn.
- Phân hóa hai mùa mưa và khô rõ rệt.
- Nhiệt độ trung bình năm trên 25oC.
- Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo.
Câu 20. Ở miền Nam nước ta, đai nhiệt đới gió mùa ở độ cao bao nhiêu?
- Từ 900m đến 1000m.
- Từ 600m đến 700m.
- Trên 2600m.
- Từ 1600m đến 1700m.
Câu 21. Đâu là giới hạn của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
- Từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã.
- Từ dãy núi Bạch Mã trở vào Nam.
- Dọc theo hữu ngạn con sông Hồng.
- Từ tả ngạn sông Hồng tới dãy núi Hoành Sơn.
Câu 22. Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc nước ta đặc trưng cho vùng khí hậu
- Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
- Cận xích đạo gió mùa nóng quanh năm.
- Ôn đới gió mùa núi cao lạnh quanh năm.
- Cận nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
Câu 23. Đai ôn đới gió mùa trên núi ở nước ta có độ cao trên
- 2600m.
- 600m.
- 1000m.
- 1500m.
Câu 24. Đai nhiệt đới gió mùa không có đặc điểm nào dưới đây?
- Nhiệt độ trung bình tháng trên 25oC.
- Gồm đất đồng bằng và đất đồi núi thấp.
- Có các hệ sinh thái: rừng nhiệt đới gió mùa, rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
- Nằm ở độ cao 600 - 700m lên đến 1600m.
Câu 25. Phương án nào sau đây không đúng khi nói về khí hậu của các vùng, miền nước ta?
- Miền Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
- Miền Nam có 2 mùa: mùa khô và mùa mưa rõ rệt.
- Tây Nguyên có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.
- Đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có lượng mưa cao nhất nước ta.
Câu 26. Miền duy nhất nào có địa hình núi cao ở Việt Nam với đủ ba đai cao?
- Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
- Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
- Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
- Đông Trường Sơn.
Câu 27. Ở miền khí hậu phía bắc, trong mùa đông độ lạnh giảm dần về phía tây vì
- Nhiệt độ tăng dần theo độ vĩ.
- Nhiệt độ thay đổi theo độ cao của địa hình.
- Đó là những vùng không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
- Dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
Câu 28. Đâu là điểm khác nhau cơ bản của khí hậu Nam Bộ và khí hậu Tây Nguyên?
- Tây Nguyên có mưa lệch pha sang thu đông.
- Nam Bộ có khí hậu nóng và điều hoà hơn.
- Nam Bộ có hai mùa mưa khô đối lập.
- Nam Bộ có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn.
Câu 29. Đâu là điểm khác biệt về khí hậu giữa Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
- Mùa mưa ở Nam Trung Bộ chậm hơn.
- Mùa mưa của Nam Trung Bộ sớm hơn.
- Chỉ có Nam Trung Bộ mới có khí hậu cận Xích đạo.
- Nam Trung Bộ không chịu ảnh hưởng của phơn Tây Nam.
Câu 30. Điểm giống nhau giữa miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là đều
- Có hướng nghiêng chung của địa hình là tây bắc - đông nam.
- Chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa đông bắc nên có mùa đông lạnh.
- Có địa hình núi cao chiếm ưu thế nên có đầy đủ hệ thống đai cao.
- Có sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu và dòng chảy sông ngòi.
----------------------------------------
Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Lý thuyết Địa lý lớp 12 bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Địa lý 12 bài 11 nhé. Để giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn tham khảo thêm: Trắc nghiệm Địa lý 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Lý thuyết Địa lí 12, Giải Vở BT Địa Lí 12, Giải tập bản đồ Địa lí 12, Tài liệu học tập lớp 12 được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt môn Địa hơn.
C. Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Toán
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Văn
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Anh
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Lý
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Hóa
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sinh
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sử
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Địa
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn GDCD