Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Địa lý 12 bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Lý thuyết Địa lý 12 bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  được VnDoc.com tổng hợp để bạn đọc cùng tham khảo.

A. Lý thuyết Địa lý 12 bài 20

1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

  • Tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trong khu vực I và III.
  • Tùy theo từng ngành mà trong cơ cấu lại có sự chuyển dịch riêng:
    • Ngành nông nghiệp:
      • Giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi.
      • Trong trồng trọt: Giảm tỷ trọng cây lương thực, tăng tỷ trọng cây công nghiệp (cây CN xuất khẩu, nguyên liệu CN, có giá trị)
    • Ngành công nghiệp – xây dựng:
      • Tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác.
      • Tăng tỉ trọng sản phẩm cao cấp giảm các sản phẩm có chất lượng thấp và trung bình.
    • Ngành dịch vụ - du lịch: Kết cấu hạ tầng, đô thị phát triển nhanh, nhiều loại dịch vụ mới ra đời như: Viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ...

2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

  • Khu vực kinh tế Nhà nước giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo
  • Tỉ trọng của kinh tế tư nhân ngày càng tăng
  • Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đặc biệt từ khi nước ta gia nhập WTO.

3. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế

  • Nông nghiệp: hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp.
  • Công nghiệp: hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn...
  • Cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm:
    • VKT trọng điểm phía Bắc.
    • VKT trọng điểm miền Trung.
    • VKT trọng điểm phía Nam.

B. Trắc nghiệm Địa lý 12 bài 20

Câu 1. Trong giai đoạn từ 1990 đến nay, cơ cấu ngành kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng khu vực

  1. I, tăng tỉ trọng khu vực II, khu vực III khá cao nhưng chưa ổn định.
  2. I và II, tăng tỉ trọng khu vực III.
  3. I, khu vực II không đổi, tăng tỉ trọng khu vực III.
  4. I, tăng nhanh tỉ trọng khu vực II, khu vực III giảm.

Câu 2. Cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta đang chuyển dịch theo hướng

  1. Tăng tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước.
  2. Giảm tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài Nhà nước.
  3. Giảm dần tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
  4. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh tỉ trọng.

Câu 3. Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta, ngành nào chiếm tỉ trọng cao nhất?

  1. Trồng cây lương thực.
  2. Trồng cây công nghiệp.
  3. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản.
  4. Các dịch vụ nông nghiệp

Câu 4. Sự tăng trưởng GDP của nước ta trong thời gian qua có đặc điểm là tăng

  1. Không ổn định.
  2. Rất ổn định.
  3. Liên tục với tốc độ cao.
  4. Liên tục nhưng tốc độ chậm.

Câu 5. Hạn chế lớn nhất của sự tăng trưởng kinh tế nước ta trong thời gian qua là tăng trưởng

  1. Không ổn định.
  2. Với tốc độ chậm.
  3. Không đều giữa các ngành.
  4. Chủ yếu theo bề rộng.

Câu 6. Kết quả có ý nghĩa lớn nhất về mặt kinh tế của nước ta từ khi Đổi mới đến nay là

  1. Kiềm chế được lạm phát.
  2. Tăng thu nhập bình quân đầu người.
  3. Tốc độ tăng trưởng GDP tương đối khá và liên tục.
  4. Việt Nam gia nhập WTO.

Câu 7. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện nay đang chuyển dịch theo hướng

  1. Tăng chăn nuôi, giảm trồng trọt và dịch vụ nông nghiệp.
  2. Tăng chăn nuôi và trồng trọt, giảm dịch vụ nông nghiệp.
  3. Giảm chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, tăng trồng trọt.
  4. Tăng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, giảm trồng trọt.

Câu 8. Cơ cấu ngành thủy sản nước ta chuyển dịch theo hướng nào?

  1. Tăng tỉ trọng khu vực khai thác, giảm tỉ trọng khu vực nuôi trồng.
  2. Giảm tỉ trọng khu vực khai thác, tăng tỉ trọng khu vực nuôi trồng.
  3. Tăng tỉ trọng khu vực khu vực khai thác, tăng tỉ trọng khu vực nuôi trồng.
  4. Giảm tỉ trọng khu vực khai thác, giảm tỉ trọng khu vực nuôi trồng.

Câu 9. Sự chuyển dịch nào dưới đây là không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay?

  1. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.
  2. Tăng tỉ trọng công nghiệp khai mỏ.
  3. Giảm tỉ trọng các loại sản phẩm có chất lượng thấp.
  4. Tăng tỉ trọng các loại sản phẩm có chất lượng cao.

Câu 10. Có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân là kinh tế

  1. Nhà nước.
  2. Tập thể.
  3. Có vốn đầu tư nước ngoài.
  4. Cá thể.

Câu 11. Biểu hiện nào sau đây chứng minh cho xu hướng chuyển dịch giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi?

  1. Việt Nam ngày càng có nhiều mặt hàng xuất khẩu từ các sản phẩm chăn nuôi.
  2. Tỉ trọng giá trị sản xuất của cây công nghiệp tăng, cây lương thực giảm.
  3. Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt đang giảm, ngành chăn nuôi đang tăng.
  4. Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi tăng nhanh hơn trồng trọt.

Câu 12. So với yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay, tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta diễn ra

  1. Còn chậm nhưng đã đáp ứng được.
  2. Khá nhanh nhưng chưa đáp ứng được.
  3. Còn chậm và chưa đáp ứng được.
  4. Khá nhanh và đã đáp ứng được.

Câu 13. Biểu hiện nào sau đây là của việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta?

  1. Các vùng sản xuất chuyên canh được mở rộng.
  2. Phát triển nhiều khu công nghiệp tập trung.
  3. Các vùng kinh tế trọng điểm được hình thành.
  4. Tăng tỉ trọng của công nghiệp và xây dựng.

Câu 14. Phát biểu nào sau đây không đúng với cơ cấu kinh tế nước ta?

  1. Chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  2. Ngành nông nghiệp đang có tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu.
  3. Kinh tế Nhà nước đóng vai trò thứ yếu trong nền kinh tế.
  4. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng nhỏ nhất.

Câu 15. Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế ở nước ta là gì?

  1. Các khu công nghiệp tập trung và vùng chuyên canh được hình thành.
  2. Nhiều hoạt động dịch vụ mới ra đời và hình thành các vùng động lực.
  3. Tỉ trọng của công nghiệp chế biến tăng, công nghiệp khai thác giảm.
  4. Nhà nước quản lí các ngành kinh tế và các lĩnh vực kinh tế then chốt.

Câu 16. Phát biểu nào sau đây đúng về chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế của nước ta hiện nay?

  1. Hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế.
  2. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời và phát triển.
  3. Lĩnh vực kinh tế then chốt do Nhà nước quản lí.
  4. Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng.

Câu 17. Phát biểu nào sau đây đúng với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta hiện nay?

  1. Đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  2. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành trong GDP diễn ra rất nhanh.
  3. Tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp tăng qua các năm.
  4. Đáp ứng được hoàn toàn yêu cầu phát triển đất nước hiện nay.

Câu 18. Công cuộc Đổi mới nền kinh tế nước ta bắt đầu từ năm

  1. 1976.
  2. 1986.
  3. 1991.
  4. 2000.

Câu 19. Trong những năm gần đây, ngành nào đóng góp ít nhất trong cơ cấu GDP của nước ta?

  1. Công nghiệp.
  2. Nông nghiệp.
  3. Lâm nghiệp.
  4. Dịch vụ.

Câu 20. Điều nào không đúng khi nói về sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta?

  1. Hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế.
  2. Hình thành các khu công nghiệp tập trung.
  3. Xây dựng các ngành kinh tế trọng điểm.
  4. Quy hoạch các vùng chuyên canh nông nghiệp.

Câu 21. Ý nào dưới đây không phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta những năm qua?

  1. Cả nước đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.
  2. Các vùng chuyên canh trong nông nghiệp được hình thành.
  3. Các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn ra đời.
  4. Các khu vực miền núi và cao nguyên trở thành các vùng kinh tế năng động.

Câu 22. Phát biểu nào sau đây đúng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta hiện nay?

  1. Tốc độ chuyển dịch diễn ra còn chậm.
  2. Nhà nước quản lí các ngành then chốt.
  3. Đáp ứng đầy đủ sự phát triển đất nước.
  4. Còn chưa theo hướng công nghiệp hóa.

Câu 23. Trong cơ cấu giá trị sản xuất của khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp), tỉ trọng ngành thủy sản có xu hướng

  1. Giảm sút.
  2. Ổn định, không tăng, giảm.
  3. Tăng nhanh.
  4. Tăng, giảm thất thường.

Câu 24. Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta?

  1. Nước ta đang khai thác có hiệu quả điều kiện tự nhiên.
  2. Nước ta có dân số đông và giàu kinh nghiệm sản xuất.
  3. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu thế của thế giới.
  4. Tác động mạnh mẽ của chính sách cấm vận từ Hoa Kì.

Câu 25. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, thứ tự GDP phân theo KV kinh tế từ cao xuống thấp

  1. Khu vực I, khu vực II, khu vực III.
  2. Khu vực II, khu vực I, khu vực III.
  3. Khu vực III, khu vực II, khu vực I.
  4. Khu vực II, khu vực III, khu vực I.

Câu 26. Một trong những xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta hiện nay là

  1. Tăng tỉ trọng khu vực I.
  2. Giảm tỉ trọng khu vực II.
  3. Tăng tỉ trọng khu vực II.
  4. Giảm tỉ trọng khu vực III.

----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 12 bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số nội dung kiến thức tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Địa lý 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Lý thuyết Địa lí 12, Giải Vở BT Địa Lí 12, Giải tập bản đồ Địa lí 12, Tài liệu học tập lớp 12.

C. Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất

  1. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Toán
  2. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Văn
  3. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Anh
  4. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Lý
  5. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Hóa
  6. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sinh
  7. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sử
  8. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Địa
  9. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn GDCD
Chia sẻ, đánh giá bài viết
8
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Địa lí 12

    Xem thêm