Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Địa lý 12 bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Lý thuyết Địa lý 12 bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên vừa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được trình bày kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa Địa lý 12 theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chúng tôi hi vọng, thông qua tài liệu này các em học sinh sẽ lĩnh hội kiến thức tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Địa lý 12 bài 14

1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật

a. Tài nguyên rừng:

  • Suy giảm tài nguyên rừng và hiện trạng rừng:
    • Độ che phủ rừng ở nước ta năm 1943 là 43%. Năm 1983, giảm xuống còn 22%. Đến 2005, tăng lên đạt 38%.
    • Mặc dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi.
  • Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng:
    • Theo quy hoạch, phải nâng độ che phủ rừng của cả nước lên 45-50%, vùng núi dốc phải đạt 70-80%.
    • Những quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển đối với ba loại rừng:
      • Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có, gây trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.
      • Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
      • Đối với rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.
    • Triển khai Luật bảo vệ và phát triển rừng.
    • Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.
    • Nhiệm vụ trước mắt là thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010, nâng độ che phủ rừng lên 43%.

b. Đa dạng sinh học:

  • Suy giảm đa dạng sinh học:
    • Giới sinh vật tự nhiên ở nước ta có tính đa dạng cao thể hiện ở số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm nhưng đang bị suy giảm.
    • Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, đồng thời còn làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen.
    • Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguồn hải sản của nước ta cũng bị giảm sút rõ rệt.
  • Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:
    • Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
    • Ban hành “Sách đỏ Việt Nam”.
    • Quy định việc khai thác (cấm khai thác gỗ quý, khai thác gỗ trong rừng cấm, rừng non, gây cháy rừng; cấm săn bắn động vật trái phép; cấm dùng chất bổ đánh bắt cá và các dụng cụ đánh bắt cá con, cá bột; cấm gây độc hại cho môi trường nước.

2. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất

a. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất:

Năm 2005, nước ta có 12,7 triệu ha đất có rừng, 9,4 triệu ha đất sử dụng trong nông nghiệp (chiếm 28% tổng diện tích đất tự nhiên, trung bình hơn 0,1 ha/ người). Khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở đồng bằng không nhiều.

  • Do chủ trương toàn dân đẩy mạnh bảo vệ rừng và trồng rừng, diện tích đất trống, đồi trọc giảm mạnh
  • Diện tích đất bị suy thoái vẫn còn rất lớn (hiện nay có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe dọa hoang mạc hóa).

b. Các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất:

  • Đối với vùng đồi núi: Để hạn chế xói mòn trên đất dốc phải áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác làm ruộng bậc thang, đào hố vảy cá, trồng cây theo băng. Cải tạo đất hoang đồi trọc bàng các biện pháp nông-lâm kết hợp. Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư cho dân cư miền núi.
  • Đối với đồng bằng:
    • Cần có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Đồng thời với thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác sử dụng đất hợp lí, chống bạc màu, lây, nhiễm mặn, nhiễm phèn. Bón phân cải tạo đất thích hợp.
    • Cần có biện pháp chống ô nhiễm làm thoái hóa đất do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại, chất bẩn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh hại cây trồng.

3. Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác

  • Tài nguyên nước: hai vấn đề quan trọng nhất hiện nay là ngập lụt vào mùa mưa và thiếu nước vào mùa khô. Do vậy phải sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên nước, đảm bảo cân bằng và phòng chống ô nhiễm nước.
  • Tài nguyên khoáng sản: quản lí chặt chẽ việc khai thác khoảng sản, tránh lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
  • Tài nguyên du lịch: bảo tồn, tôn tại giá trị tài nguyên và bảo vệ cảnh quan du lịch khỏi bị ô nhiễm, phát triển du lịch sinh thái.
  • Khai thác, sử dụng hợp lí và bền vững các nguồn tài nguyên khác như tài nguyên khí hậu, tài nguyên biển.

B. Trắc nghiệm Địa lý 12 bài 14

Câu 1. Nội dung chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường là gì?

  1. Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu đời sống con người.
  2. Đảm bảo việc bảo vệ tài nguyên môi trường đi đôi với sự phát triển bền vững.
  3. Cân bằng giữa phát triển dân số với khả năng sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên.
  4. Phòng, chống, khắc phục sự suy giảm môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

Câu 2. Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách nào?

  1. Đẩy mạnh thâm canh, bảo vệ vốn rừng sẵn có.
  2. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác đất hợp lí.
  3. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất.
  4. Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác nông - lâm.

Câu 3. Vùng nào có tài nguyên rừng bị suy giảm nhiều nhất ở nước ta?

  1. Tây Bắc.
  2. Tây Nguyên.
  3. Đông Bắc.
  4. Bắc Trung Bộ.

Câu 4. Ba loại rừng nào được sự quản lí của Nhà nước về quy hoạch, bảo vệ và phát triển?

  1. Rừng giàu, rừng phòng hộ, rừng đặc trưng.
  2. Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất.
  3. Rừng đặc dụng, rừng sản xuất, rừng giàu.
  4. Rừng sản xuất, rừng giàu, rừng phòng hộ.

Câu 5. Loại rừng cần có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc là rừng

  1. Phòng hộ.
  2. Đặc dụng.
  3. Đặc trưng.
  4. Sản xuất.

Câu 6. Loại rừng cần bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên là rừng

  1. Phòng hộ.
  2. Giàu.
  3. Đặc dụng.
  4. Sản xuất.

Câu 7. Loại rừng cần đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng là rừng

  1. Phòng hộ.
  2. Nghèo.
  3. Đặc dụng.
  4. Sản xuất.

Câu 8. Tính đa dạng sinh học không thể hiện 

  1. Số lượng thành phần loài.
  2. Sự phân bố sinh vật.
  3. Các kiểu hệ sinh thái.
  4. Nguồn gen quý hiếm.

Câu 9. Quá trình mặn hoá đất đai vùng ven biển là vấn đề cần chú ý đặc biệt quan trọng trong việc quản lí, sử dụng đất đai của vùng nào ở nước ta?

  1. Đồng bằng sông Hồng.
  2. Đông Nam Bộ.
  3. Tây Nguyên.
  4. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 10. Hai vấn đề quan trọng nhất trong việc sử dụng tài nguyên nước hiện nay ở nước ta là

  1. Ngập lụt vào mùa mưa, thiếu nước trong mùa khô và ô nhiễm môi trường nước.
  2. Lũ lụt trong mùa mưa và ô nhiễm nguồn nước sông.
  3. Ô nhiễm nguồn nước trên hệ thống sông, hồ và nguồn nước ngầm có nguy cơ cạn kiệt.
  4. Lượng nước phân bố không đều giữa các mùa và các vùng.

Câu 11. Biện pháp quan trọng để bảo vệ rừng đặc dụng là gì?

  1. Trồng rừng trên đất trống đồi núi trọc.
  2. Bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia.
  3. Đảm bảo phát triển diện tích và chất lượng rừng.
  4. Có kế hoạch, biện pháp nuôi dưỡng rừng hiện có.

Câu 12. Để tránh làm nghèo các hệ sinh thái rừng ngập mặn, cần

  1. Quản lí và kiểm soát các chất độc hại vào môi trường.
  2. Bảo vệ nguồn nước sạch chống nhiễm bẩn.
  3. Quản lí chặt chẽ việc khai thác, sử dụng tiết kiệm tài nguyên sinh vật.
  4. Quy hoạch và sử dụng hợp lí tự nhiên ở vùng cửa sông ven biển.

Câu 13. Khu bảo tồn thiên nhiên Cần Giờ thuộc

  1. Thành phố Hải Phòng.
  2. Thành phố Hồ Chí Minh.
  3. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
  4. Tỉnh Cà Mau.

Câu 14. Vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta là

  1. Đồng bằng sông Cửu Long.
  2. Tây Nguyên.
  3. Đồng bằng sông Hồng.
  4. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 15. Biện pháp nào là quan trọng nhất nhằm bảo vệ rừng đặc dụng?

  1. Gây trồng rừng trên đất trống đồi trọc.
  2. Bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia.
  3. Đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng.
  4. Có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có.

Câu 16. Độ che phủ rừng ở Tây Nguyên giảm sút nhanh trong những năm gần đây chủ yếu là do

  1. Đẩy mạnh khai thác gỗ quý.
  2. Tăng cường khai thác dược liệu.
  3. Nạn phá rừng gia tăng.
  4. Có nhiều vụ cháy rừng.

Câu 17. Nguyên nhân chủ yếu làm cho nguồn nước của nước ta bị ô nhiễm nghiêm trọng là gì?

  1. Nông nghiệp thâm canh cao nên sử dụng quá nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu.
  2. Hầu hết nước thải của công nghiệp và đô thị đổ thẳng ra sông mà chưa qua xử lí.
  3. Giao thông vận tải đường thuỷ phát triển, lượng xăng dầu, chất thải trên sông nhiều.
  4. Việc khai thác dầu khí ở ngoài thềm lục địa và các sự cố tràn dầu trên biển.

Câu 18. Biện pháp nào là quan trọng nhất nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học?

  1. Đưa vào “Sách đỏ Việt Nam” những động, thực vật quý hiếm cần bảo vệ.
  2. Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
  3. Tăng cường bảo vệ rừng và đẩy mạnh việc trồng rừng.
  4. Nghiêm cấm việc khai thác rừng, săn bắn động vật.

Câu 19. Nguyên nhân chính làm cho sinh vật biển nước ta ngày càng bị suy giảm là do

  1. Đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.
  2. Khai thác quá mức.
  3. Thiên tai gia tăng.
  4. Tăng cường xuất khẩu hải sản.

Câu 20. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên ở nước ta là gì?

  1. Chiến tranh (bom đạn, chất độc hóa học).
  2. Khai thác không theo một chiến lược nhất định.
  3. Công nghệ khai thác lạc hậu.
  4. Các nước lớn đầu tư khai thác quá lớn.

Câu 21. Căn cứ vào Atlat Đia lí Việt Nam trang 25 hãy cho biết vườn quốc gia Pù Mát thuộc tỉnh nào sau đây?

  1. Thanh Hóa
  2. Quảng Bình
  3. Lâm Đồng
  4. Nghệ An

Câu 22. Hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên thuộc loại rừng nào dưới đây?

  1. Sản xuất
  2. Đặc dụng
  3. Phòng hộ
  4. Ven biển

Câu 23. Tổng diện tích rừng đang tăng lên nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái do

  1. Chất lượng rừng không ngừng tăng lên.
  2. Diện tích rừng giàu và rừng phục hồi tăng lên.
  3. Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng.
  4. Diện tích rừng nghèo và rừng mới phục hồi chiếm phần lớn.

----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 12 bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập hơn nữa và có thể học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 12 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Địa lý 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Lý thuyết Địa lí 12, Giải Vở BT Địa Lí 12, Giải tập bản đồ Địa lí 12, Tài liệu học tập lớp 12.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 12, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 12 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 12. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Mời các bạn cùng tham khảo thêm bộ đề thi thử THPT theo từng môn dưới đây:

C. Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất

  1. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Toán
  2. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Văn
  3. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Anh
  4. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Lý
  5. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Hóa
  6. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sinh
  7. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sử
  8. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Địa
  9. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn GDCD
Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Địa lí 12

    Xem thêm