Địa lý 12 bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ

Lý thuyết Địa lý 12 bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

A. Lý thuyết Địa lý 12 bài 36

I. Khái quát chung

Bao gồm 8 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và thành phố Đà Nẵng.

  • Diện tích: 44,4 nghìn km2 (13,4% cả nước).
  • Dân số: 8,9 triệu người (10,5% cả nước).
  • Có 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa.
  • Tiếp giáp với Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và biển Đông.

=> Tạo điều kiện cho vùng phát triển kinh tế và giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội trong và ngoài nước.

  • Thuận lợi: Giao lưu kinh tế trong và ngoài khu vực; Phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng
  • Khó khăn: Khu vực thường xảy ra thiên tai

II. Các thế mạnh và hạn chế

1. Thế mạnh

  • Vị trí địa lí:
    • Tiếp giáp với Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và biển Đông. => tạo điều kiện cho vùng phát triển kinh tế và giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội trong và ngoài nước.
  • Tự nhiên:
    • Lãnh thổ hẹp ngang, đồng bằng nhỏ hẹp, có nhiều bán đảo, vũng vịnh, nhiều bãi biển đẹp.
    • Tiềm năng lớn về đánh bắt nuôi trồng hải sản.
    • Khoáng sản không nhiều, chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng, cát làm thủy tinh (Khánh Hòa), vàng (Bồng Miêu), dầu khí (thềm lục địa cực Nam Trung bộ).
    • Có khả năng xây dựng các nhà máy thủy điện có công suất trung bình và nhỏ.
    • Khí hậu có sự phân hóa: phía bắc có mưa lớn vào thu-đông, mùa hạ có gió phơn Tây Nam; phía nam mưa ít, khô hạn kéo dài (đặc biệt Ninh Thuận, Bình Thuận).
  • Rừng có nhiều gỗ và chim, thú quý.
  • Có một số vùng đồng bằng khá mở rộng và vùng gò đồi để phát triển chăn nuôi gia súc.
  • Về xã hội:
    • Trong vùng đã có một chuỗi đô thị tương đối lớn như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.
    • Vùng có khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
    • Có các di sản văn hóa thế giới: Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn

2. Hạn chế

  • Khoáng sản không nhiều.
  • Nhiều thiên tai như lũ lụt, hạn hán, gió phơn khô nóng.
  • Diện tích đồng bằng nhỏ, đất nghèo chất dinh dưỡng chủ yếu là đất pha cát.
  • Người dân có mức sống thấp, cơ sở hạ tầng phát triển chưa đồng bộ.
  • Còn chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh. Tập trung nhiều dân tộc ít người.

III. Phát triển tổng hợp kinh tế biển

1. Nghề cá

  • Tất cả các tỉnh đều giáp biển.
  • Biển có nhiều tôm cá và các hải sản khác.
  • Sản lượng thủy sản tăng nhanh và đã vượt 624 nghìn tấn.
  • Bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá.

=> Thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

Việc nuôi tôm hùm, tôm sú đang được phát triển ở nhiều tỉnh, nhất là Phú Yên.

  • Hoạt động chế biến ngày càng phong phú, đa dạng, trong đó có nước mắm Phan Thiết ngon nổi tiếng.
  • Trong tương lai có vai trò lớn trong việc giải quyết thực phẩm cho vùng và tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa.
  • Tuy nhiên, việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng là vấn đề cấp bách.

2. Du lịch biển

  • Có nhiều bãi biển và hòn đảo đẹp, bãi tắm tốt: Non Nước, Nha Trang, mũi Né…Nha Trang là trung tâm du lịch nổi tiếng của nước ta.
  • Việc phát triển du lịch biển gắn liền với du lịch đảo và hàng loạt hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, thể thao khác đang phát triển.

3. Dịch vụ hàng hải

  • Có nhiều địa điểm để xây dựng cảng nước sâu.
  • Hiện đã có các cảng tổng hợp lớn do trung ương quản lý như: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. Đang xây dựng cảng nước sâu Dung Quất, đặc biệt vịnh Vân Phong sẽ hình thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước ta.

4. Khai thác khoáng sản và sản xuất muối

  • Hiện đang khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận).
  • Việc sản xuất muối cũng rất thuận lợi. Các vùng sản xuất muối nổi tiếng là Cà Ná, Sa Huỳnh…

IV. Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng

1. Phát triển công nghiệp

  • Các trung tâm công nghiệp trong vùng: Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết.
    • Quy mô: nhỏ và trung bình
    • Phân bố: Dọc ven biển, đồng thời là các đô thị lớn trong vùng.
    • Cơ cấu ngành: Cơ khí, chế biến nông – lâm – thủy sản, sản xuất hàng tiêu dùng…

2. Phát triển cơ sở năng lượng

  • Đường dây 500 KV
  • Xây dựng các NM thủy điện quy mô trung bình và tương đối lớn: Sông Hinh, Vĩnh Sơn, Hàm Thuận – Đa Mi, A vương.
  • Vùng KT trọng điểm: Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

3. Phát triển giao thông vận tải

  • Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tạo ra thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới.
  • Việc nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc - Nam => đẩy mạnh sự giao lưu giữa các tỉnh trong cả nước.
  • Hệ thống sân bay của vùng đã được khôi phục hiện đại như sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay nội địa như Chu Lai, Quy Nhơn, Cam Ranh, Tuy Hòa ...

B. Trắc nghiệm Địa lý 12 bài 36

Câu 1. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Duyên hải Nam Trung Bộ?

  1. Lãnh thổ hẹp ngang, đồng bằng nhỏ hẹp.
  2. Có nhiều tài nguyên  khoáng sản.
  3. Có nhiều bán đảo, vũng vịnh, bờ biển đẹp.
  4. Nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản.

Câu 2. Hai tỉnh nào có sản lượng thuỷ sản bình quân đầu người cao nhất vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

  1. Bình Thuận và Ninh Thuận.
  2. Bình Thuận và Quảng Nam.
  3. Khánh Hòa và Bình Thuận.
  4. Đà Nẵng và Bình Thuận.

Câu 3. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lần lượt thuộc các tỉnh, thành phố nào của nước ta?

  1. Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ngãi.
  2. Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.
  3. Tỉnh Khánh Hòa và thành phố Đà Nẵng.
  4. Tỉnh Quảng Ngãi và thành phố Đà Nẵng.

Câu 4. Tỉnh nào ở Duyên hải Nam Trung Bộ có lượng cát lớn làm thuỷ tinh?

  1. Quảng Ngãi.
  2. Quảng Nam.
  3. Khánh Hòa.
  4. Bình Thuận.

Câu 5. Ngư trường nào thuộc hoàn toàn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

  1. Hải Phòng - Quảng Ninh.
  2. Cà Mau - Kiên Giang.
  3. Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
  4. Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu.

Câu 6. Mỏ vàng Bồng Miêu thuộc tỉnh nào của Duyên hải Nam Trung Bộ?

  1. Quảng Ngãi.
  2. Khánh Hòa.
  3. Quảng Nam.
  4. Bình Thuận.

Câu 7. Vấn đề cần đặc biệt chú ý trong việc phát triển ngư nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

  1. Giảm việc khai thác để duy trì trữ lượng thuỷ sản.
  2. Khai thác hợp lí đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
  3. Hạn chế việc nuôi trồng đề bảo vệ môi trường ven biển.
  4. Ngừng hẳn việc khai thác ven bờ, đầu tư cho đánh bắt xa bờ.

Câu 8. Khu bảo tồn Krông Trai thuộc tỉnh nào của Duyên hải Nam Trung Bộ?

  1. Phú Yên.
  2. Khánh Hòa.
  3. Ninh Thuận.
  4. Bình Thuận.

Câu 9. Đà Nẵng và Quy Nhơn trở thành những trung tâm chế biến gỗ lớn của miền Trung là nhờ lấy gỗ từ

  1. Diện tích rừng của tỉnh.
  2. Nhập khẩu Campuchia.
  3. Các tỉnh Tây Nguyên.
  4. Nhập khẩu Trung Quốc.

Câu 10. Loại tài nguyên du lịch nào có sức thu hút du khách lớn nhất của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

  1. Các lễ hội.
  2. Các di sản văn hóa thế giới.
  3. Các bãi tắm.
  4. Nguồn nước khoáng, nước nóng.

Câu 11. Ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, mưa thường tập trung vào mùa

  1. Mùa hạ.
  2. Mùa thu.
  3. Mùa thu đông.
  4. Mùa đông xuân.

Câu 12. Khu kinh tế mở Chu Lai nằm ở

  1. Đà Nẵng.
  2. Quảng Nam.
  3. Quảng Ngãi.
  4. Bình Định.

Câu 13. Loại đặc sản biển có giá trị dinh dưỡng và kinh tế rất cao mà chỉ ven biển Nam Trung Bộ mới có là

  1. Cá hồi.
  2. Yến sào.
  3. Tôm hùm.
  4. Cá mập.

Câu 14. Thế mạnh lớn nhất về tài nguyên thiên nhiên của Duyên hải Nam Trung Bộ là

  1. Khoáng sản.
  2. Thủy điện.
  3. Đất.
  4. Biển.

Câu 15. Trong quá trình phát triển công nghiệp, khó khăn lớn nhất của Duyên hải Nam Trung Bộ là

  1. Thiếu nguyên liệu nhập khẩu.
  2. Thiếu công nhân có trình độ cao.
  3. Thị trường tại chỗ nhỏ bé.
  4. Hạn chế về tài nguyên năng lượng.

Câu 16. Phát biểu nào sau đây đúng với sự phát triển công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ hiện nay?

  1. Chủ yếu phát triển các ngành công nghệ cao.
  2. Tài nguyên nhiên liệu năng lượng dồi dào.
  3. Hình thành chuỗi các trung tâm ven biển.
  4. Cơ sở năng lượng đã đáp ứng đủ nhu cầu.

Câu 17. Vấn đề có ý nghĩa cấp bách trong phát triển nghề cá ở Duyên hải Nam Trung Bộ là

  1. Khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
  2. Đẩy mạnh đánh bắt các loài cá quý có giá trị cao.
  3. Tăng cường nuôi trồng thuỷ sản ở tất cả các tỉnh.
  4. Phát triển mạnh chế biến theo hướng hàng hóa.

Câu 18. Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển sản xuất thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là

  1. Tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa và giải quyết việc làm.
  2. Tạo ra các nghề mới và làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
  3. Góp phần phát triển công nghiệp và phân hóa lãnh thổ.
  4. Thu hút các nguồn đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 19. Số tỉnh, thành phố thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

  1. 5.
  2. 6.
  3. 7.
  4. 8.

Câu 20. Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất về khai thác thuỷ sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là có

  1. Nhiều vịnh biển, cửa sông.
  2. Vùng biển diện tích rộng.
  3. Nhiều bãi triều, đầm phá.
  4. Các ngư trường trọng điểm.

Câu 21. Mục đích chính của việc hình thành các khu kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ là

  1. Góp phần giải quyết vấn đề việc làm.
  2. Thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
  3. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
  4. Cung cấp các sản phẩm cho xuất khẩu.

Câu 22. Phát biểu nào sau đây không đúng với ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Duyên hải Nam Trung Bộ?

  1. Tạo ra những thay đổi trong phân bố dân cư.
  2. Giúp đẩy mạnh sự giao lưu với các vùng khác.
  3. Nâng cao hiệu quả bảo vệ tài nguyên, môi trường.
  4. Làm thay đổi sự phân công lao động theo lãnh thổ.

Câu 23. Thành phố trực thuộc Trung ương ở Duyên hải Nam Trung Bộ là

  1. Tuy Hòa.
  2. Nha Trang.
  3. Đà Nẵng.
  4. Quy Nhơn.

Câu 24. Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển nhất tại các tỉnh nào?

  1. Quảng Nam, Quảng Ngãi.
  2. Ninh Thuận, Bình Thuận.
  3. Phú Yên, Khánh Hòa.
  4. Khánh Hòa, Ninh Thuận.

Câu 25. Phát biểu nào sau đây không đúng về công nghiệp năng lượng ở Duyên hải Nam Trung Bộ?

  1. Tài nguyên nhiên liệu năng lượng đa dạng và dồi dào.
  2. Đã xây dựng một số nhà máy thủy điện quy mô trung bình.
  3. Sử dụng điện lưới quốc gia đường dây 500 kV.
  4. Cơ sở điện chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển công nghiệp.

Câu 26. Công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đang khởi sắc, phần lớn là do

  1. Sự đầu tư của Nhà nước.
  2. Thu hút được sự đầu tư nước ngoài.
  3. Khai thác tốt nguồn lợi hải sản.
  4. Khai thác nguồn lợi dầu khí.

Câu 27. Vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhất trong ngành thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là

  1. Đầu tư phương tiện và tập trung đánh bắt.
  2. Khai thác hợp lí và bảo vệ các nguồn lợi.
  3. Đào tạo lao động và đẩy mạnh xuất khẩu.
  4. Phát triển nuôi trồng và đẩy mạnh chế biến.

Câu 28. Di sản văn hóa thế giới Phố cổ Hội An và Di tích Mĩ Sơn thuộc tỉnh nào?

  1. Quảng Nam.
  2. Quảng Ngãi.
  3. Quảng Ninh.
  4. Quảng Bình.

Câu 29. Để phát triển công nghiệp, vấn đề cần quan tâm nhất ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

  1. Giải quyết tốt vấn đề năng lượng.
  2. Giải quyết tốt vấn đề nước.
  3. Bổ sung nguồn lao động.
  4. Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.

Câu 30. Bãi biển nào không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

  1. Mỹ Khê, Sa Huỳnh.
  2. Quy Nhơn, Nha Trang.
  3. Thiên Cầm, Chân Mây.
  4. Cà Ná, Mũi Né.

Câu 31. Cảng nước sâu Dung Quất ở Quảng Ngãi gắn liền với:

  1. Nhà máy sản xuất xi măng.
  2. Nhà máy lọc dầu.
  3. Nhà máy đóng tàu biển và tàu sông.
  4. Nhà máy sản xuất mía đường.

Câu 32. Cà Ná và Sa Huỳnh là vùng sản xuất muối lí tưởng ở nước ta vì:

  1. Có nhiều bãi cát trắng thích hợp cho việc làm muối.
  2. Nghề muối đã trở thành nghề truyền thống lâu đời.
  3. Ít bị thiên tai như bão, lũ lụt; nước biển có độ mặn cao.
  4. Vùng khô hạn, ít có sông lớn đổ ra.

Câu 33. Các cảng quốc tế thuộc Duyên hải miền Trung Bộ là:

  1. Cái Lân, Cửa Lò, Sài Gòn, Quy Nhơn, Nha Trang.
  2. Cửa Lò, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang.
  3. Nha Trang, Qui Nhơn, Hải Phòng, Đà Nẵng.
  4. Nha Trang, Sài Gòn, Đà Nẵng, Cần Thơ

Câu 34. Để khai thác có hiệu quả đất nông nghiệp ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vấn đề đặt ra hàng đầu là

  1. Xây dựng các công trình thủy lợi
  2. Trồng rừng ven biển
  3. Tăng vụ
  4. Đổi mới giống

Câu 35. Nhận định nào dưới đây chưa chính xác khi nói về vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

  1. Các đồng bằng của vùng nhỏ, hẹp do bị các nhánh núi ăn ngang ra biển chia cắt
  2. Tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt là các mỏ dầu khí ở thềm lục địa
  3. Mang đặc điểm khí hậu của miền Đông Trường Sơn
  4. Các sông có lũ lên nhanh, mùa khô lại rất cạn

Câu 36. Về khí hậu, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ khác với vùng Bắc Trung Bộ là

  1. Mưa vào thu – đông
  2. Mưa vào mùa đông
  3. Mưa vào mùa hè – thu
  4. Mưa vào đầu hạ

Câu 37. Dựa vào Atlat trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản khai thác cao nhất ở Duyên hải Nam Trung Bộ?

  1. Bình Thuận.
  2. Bình Định.
  3. Quãng Ngãi.
  4. Khánh Hòa.

Câu 38. Duyên hải Nam Trung Bộ có hoạt động dịch vụ hàng hải phát triển mạnh do

  1. Có nhiều vịnh nước sâu để xây dựng cảng.
  2. Cửa ngỏ ra biển của Tây Nguyên, Campuchia.
  3. Tỉnh nào cũng giáp biển, vùng biển rộng.
  4. Ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

----------------------------------------

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Lý thuyết Địa lý lớp 12 bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ. VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Địa lý 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Lý thuyết Địa lí 12, Giải Vở BT Địa Lí 12, Giải tập bản đồ Địa lí 12, Tài liệu học tập lớp 12.

C. Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất

  1. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Toán
  2. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Văn
  3. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Anh
  4. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Lý
  5. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Hóa
  6. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sinh
  7. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sử
  8. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Địa
  9. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn GDCD
Đánh giá bài viết
7 51.075
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Địa lí 12

    Xem thêm