Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Địa lý 12 bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Địa lý 12 bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết gồm các kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa Địa lý 12 theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chúng tôi hi vọng, thông qua tài liệu này các em học sinh sẽ lĩnh hội kiến thức tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Địa lý 12 bài 15

1. Bảo vệ môi trường

Có 2 vấn đề môi trường đáng quan tâm ở nước ta hiện nay:

  • Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường làm gia tăng bão, lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng biến đổi bất thường về thời tiết, khí hậu…
  • Tình trạng ô nhiễm môi trường:
    • Ô nhiễm môi trường nước.
    • Ô nhiễm không khí.
    • Ô nhiễm đất.
  • Các vấn đề khác như: khai thác, sử dụng tiết kiệm nguyên khoáng sản, sử dụng hợp lí các vùng cửa sông, biển để tránh làm hỏng vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên có ý nghĩa du lịch.

2. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống

a. Bão:

  • Hoạt động của bão ở Việt Nam
    • Thời gian hoạt động từ tháng 6, kết thúc vào tháng 11. Đặc biệt là các tháng 9 và 10.
    • Mùa bão chậm dần từ bắc vào nam.
    • Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ. Nam Bộ ít chịu ảnh hưởng của bão.
    • Trung bình mỗi năm có 8 trận bão.
  • Hậu quả của bão:
    • Mưa lớn trên diện rộng (300 - 400mm), gây ngập úng đồng ruộng, đường giao thông... Thủy triều dâng cao làm ngập mặn vùng ven biển.
    • Gió mạnh làm lật úp tàu thuyền, tàn phá nhà cửa, cầu cống, cột điện cao thế...
    • Ô nhiễm môi trường gây dịch bệnh.
  • Biện pháp phòng chống bão:
    • Dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của cơn bão.
    • Thông báo cho tàu thuyền đánh cá trở về đất liền.
    • Củng cố hệ thống đê kè ven biển.
    • Sơ tán dân khi có bão mạnh.
    • Chống lũ lụt ở đồng bằng, chống xói mòn lũ quét ở miền núi.

b. Ngập lụt, lũ quét, hạn hán và các thiên tai khác:

  • Ngập lụt → thiệt hại mùa màng, người và nhà cửa → công trình thoát lũ, xây dựng hồ chứa nước, di dời
  • Lũ quét  → thiệt hại lớn → quy hoạch các điểm dân cư, trồng rừng.
  • Hạn hán → thiệt hại mùa màng, gia súc, rừng và ảnh hưởng đời sống sinh hoạt → thuỷ lợi .
  • Các thiên tai khác: Động đất, lốc, mưa đá, sương muối...

B. Trắc nghiệm Địa lý 12 bài 15

Câu 1. Vùng nào có tình trạng khô hạn dữ dội và kéo dài nhất nước ta?

  1. Các thung lũng đá vôi ở miền Bắc.
  2. Vùng cực Nam Trung Bộ.
  3. Các cao nguyên ở phía nam Tây Nguyên.
  4. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 2. Vùng nào có hoạt động động đất mạnh nhất của nước ta?

  1. Tây Bắc.
  2. Đông Bắc.
  3. Nam Bộ.
  4. Cực Nam Trung Bộ.

Câu 3. Đặc điểm nào sau đây là của bão ở nước ta?

  1. Diễn ra suốt năm và trên phạm vi cả nước.
  2. Tất cả đều xuất phát từ Biển Đông.
  3. Chỉ diễn ra ở khu vực phía bắc vĩ tuyến 16ºB.
  4. Mùa bão chậm dần từ bắc vào nam.

Câu 4. Hiện tượng nào thường đi liền với bão?

  1. Sóng thần.
  2. Động đất.
  3. Lũ lụt.
  4. Ngập úng.

Câu 5. So với miền Bắc, ở miền Trung lũ quét thường xảy ra

  1. Nhiều hơn.
  2. Ít hơn.
  3. Muộn hơn.
  4. Sớm hơn.

Câu 6. Đâu là đặc điểm của vùng Nam Bộ?

  1. Không có bão.
  2. Ít chịu ảnh hưởng của bão.
  3. Bão chỉ diễn ra vào các tháng đầu năm.
  4. Bão chỉ diễn ra vào đầu mùa mưa.

Câu 7. Ở nước ta bão tập trung nhiều nhất vào tháng mấy?

  1. Tháng 7.
  2. Tháng 8.
  3. Tháng 9.
  4. Tháng 10.

Câu 8. Lũ quét thường xảy ra ở vùng núi phía Bắc vào thời gian từ tháng

  1. 5 đến tháng 9.
  2. 6 đến tháng 10.
  3. 7 đến tháng 11.
  4. 4 đến tháng 8.

Câu 9. Vùng nào dưới đây ở nước ta hầu như không xảy ra động đất?

  1. Ven biển Nam Trung Bộ.
  2. Nam Bộ.
  3. Đồng bằng sông Hồng.
  4. Bắc Trung Bộ.

Câu 10. Vùng nào ở nước ta thường xảy ra động đất và có nguy cơ cháy rừng cao vào mùa khô?

  1. Tây Bắc.
  2. Đông Bắc.
  3. Tây Nguyên.
  4. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 11. Nước mặn xâm nhập mạnh nhất ở bờ biển vùng nào của nước ta?

  1. Ven biển đồng bằng sông Hồng.
  2. Ven biển Bắc Trung Bộ.
  3. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  4. Ven biển đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 12. Trong các vùng sau, vùng nào ít chịu ảnh hưởng của bão nhất?

  1. Đồng bằng sông Hồng.
  2. Bắc Trung Bộ.
  3. Tây Nguyên.
  4. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 13. Ba tháng nào chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa ở nước ta?

  1. 8; 9; 10.
  2. 6; 7; 8.
  3. 7; 8; 9.
  4. 10; 11; 12.

Câu 14. Việc xây dựng các hồ chứa nước dẫn đến hệ quả nào sau đây?

  1. Diện tích rừng tăng lên.
  2. Diện tích rừng giảm xuống.
  3. Không làm thay đổi diện tích rừng.
  4. Tỉ lệ che phủ rừng tăng lên.

Câu 15. Năm bão nhiều ở vùng bờ biển nước ta có khoảng bao nhiêu cơn bão?

  1. 1 đến 2.
  2. 3 đến 5.
  3. 6 đến 7.
  4. 8 đến 10.

Câu 16. Hiện nay, vùng nào chịu lụt úng nghiêm trọng nhất ở nước ta?

  1. Châu thổ sông Hồng.
  2. Bắc Trung Bộ.
  3. Tây Nguyên.
  4. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 17. Chống hạn hán ở nước ta phải luôn kết hợp với chống

  1. Xói mòn.
  2. Lở đất.
  3. Trượt đất.
  4. Cháy rừng.

Câu 18. Vùng Nam Trung Bộ bị ngập lụt mạnh vào tháng mấy?

  1. 6 - 7.
  2. 8 - 9.
  3. 9 -10.
  4. 10 - 11.

Câu 19. Vùng thường xảy ra lũ quét ở nước ta là

  1. Vùng núi phía Bắc.
  2. Tây Nguyên.
  3. Đông Nam Bộ.
  4. Duyên hải miền Trung.

Câu 20. Mưa gây lũ quét thường có cường độ rất lớn, lượng mưa trong vài giờ đạt

  1. 100 - 200mm.
  2. 150 - 200mm.
  3. 200 - 250mm.
  4. 250 - 300mm.

Câu 21. Ở miền Bắc, tại các thung lũng khuất gió mùa khô kéo dài

  1. 1 - 2 tháng.
  2. 2 - 3 tháng.
  3. 3 - 4 tháng.
  4. 4 - 5 tháng.

Câu 22. Biện pháp hạn chế xói mòn đất ở đồi núi nước ta là

  1. Bón phân thích hợp.
  2. Đẩy mạnh thâm canh.
  3. Làm ruộng bậc thang.
  4. Tiến hành tăng vụ.

Câu 23. Ở vùng biển cực Nam Trung Bộ, mùa khô kéo dài

  1. 2 - 3 tháng.
  2. 4 - 5 tháng.
  3. 6 - 7 tháng.
  4. 8 - 9 tháng.

Câu 24. Mưa lớn, địa hình dốc, lớp phủ thực vật bị mất là nguyên nhân dẫn đến thiên tai nào sau đây?

  1. Lũ quét.
  2. Bão.
  3. Động đất.
  4. Hạn hán.

Câu 25. Việc xây dựng nhiều nhà máy thủy điện ở nước ta gây ra vấn đề chủ yếu nào sau đây về tài nguyên và môi trường?

  1. Hạ thấp mực nước ngầm.
  2. Thu hẹp diện tích rừng.
  3. Ô nhiễm nguồn nước.
  4. Ô nhiễm đất đai.

Câu 26. Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho Đồng bằng sông Hồng bị ngập úng nghiêm trọng nhất ở nước ta?

  1. Có mật độ dân số cao nhất nước ta.
  2. Có địa hình thấp nhất so với các đồng bằng.
  3. Có lượng mưa lớn nhất nước.
  4. Có hệ thống đê sông, đê biển bao bọc.

Câu 27. Ngập úng ở Đồng bằng sông Cửu Long là do

  1. Mưa lớn và triều cường.
  2. Có địa hình núi cao.
  3. Xung quanh có đê.
  4. Có ít hồ chứa.

Câu 28. Để phòng chống khô hạn ở nước ta, biện pháp quan trọng nhất là

  1. Thực hiện công tác dự báo.
  2. Xây dựng các công trình thủy lợi.
  3. Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ.
  4. Tạo ra các giống cây chịu hạn.

Câu 29. Biện pháp phòng tránh bão có hiệu quả nhất hiện nay là

  1. Củng cố đê chắn sóng ven biển.
  2. Nhanh chóng khắc phục hậu quả của bão.
  3. Huy động toàn bộ sức người, sức của để chống bão.
  4. Dự báo chính xác về cấp độ và hướng đi của bão để phòng tránh.

Câu 30. Hai vấn đề lớn nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là

  1. Suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm tài nguyên đất
  2. Suy giảm đa dạng sinh vật và suy giảm tài nguyên nước
  3. Suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạnh sinh vật
  4. Mất cân bằng sinh thái môi trường và ô nhiễm môi trường

Câu 31. Nhìn chung trên toàn quốc, mùa bão nằm trong khoảng thời gian nào

  1. Từ tháng III đến tháng X
  2. Từ tháng VI đến Tháng XI
  3. Từ tháng V đến tháng XII
  4. Từ tháng V đến tháng V

Câu 32. Bão ở Việt Nam có đặc điểm nào dưới đây?

  1. Mùa bão chậm dần từ bắc vào nam
  2. Bão đổ bộ vào miền Bắc có cường độ yếu hơn bào đổ bộ vào miền Nam
  3. Bão tập chung nhiều nhất vào các tháng V, VI, VII
  4. Trung bình mỗi năm có 8-10 cơn bão đổ bộ vào bờ biển nước ta

----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 12 bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập và có thể học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 12 nhé. Để giúp bạn đọc có thể học tập tốt hơn VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Địa lý 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Lý thuyết Địa lí 12, Giải Vở BT Địa Lí 12, Giải tập bản đồ Địa lí 12, Tài liệu học tập lớp 12.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 12, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 12 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 12. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Mời các bạn cùng tham khảo thêm bộ đề thi thử THPT theo từng môn dưới đây:

C. Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất

  1. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Toán
  2. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Văn
  3. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Anh
  4. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Lý
  5. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Hóa
  6. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sinh
  7. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sử
  8. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Địa
  9. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn GDCD
Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Địa lí 12

    Xem thêm