Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Địa lý 12 bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm

Các vùng kinh tế trọng điểm

Địa lý 12 bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc sưu tầm để gửi tới quý thầy cô và các bạn học sinh nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập môn Địa lý lớp 12. Chúc quý thầy cô giảng dạy ngày càng hay, các bạn học sinh học tập tốt.

Tổng hợp 1090 câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Lý thuyết các vùng kinh tế trọng điểm

1. Đặc điểm

  • Phạm vi rộng, gồm nhiều tỉnh, thành phố, ranh giới có sự thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào chiến lược phát triển KT-XH của đất nước.
  • Có đầy đủ các thế mạnh (vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, lao động kỹ thuật), có tiềm năng để phát triển KT, hấp dẫn đầu tư.
  • Có tốc độ tăng trưởng lớn trong tổng GDP của quốc gia, tạo tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và hỗ trợ các vùng khác.
  • Là địa bàn tập trung phần lớn các khu CN và các ngành CN chủ chốt của cả nước (dẫn chứng).
  • Có khả năng thu hút các ngành mới về CN và DV từ đó nhân rộng ra toàn quốc.
  • Đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu.

2. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

Diện tích gần 15,3 nghìn km2 (4,7% lãnh thổ nứơc ta), số dân hơn 13,7 triệu người năm 2006 (chiếm 16,3% dân số cả nước), gồm 7 tỉnh (Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh)

* Thế mạnh:

  • Vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế.
  • Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá thuộc loại lớn nhất của cả nước.
  • Hai quốc lộ 5 và 18 là hai tuyến giao thông huyết mạch gắn kết cả Bắc Bộ nói chung với cụm cảng Hải Phòng – Cái Lân.
  • Có nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước.
  • Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.
  • Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc nhờ các lợi thế về gần nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, khoáng sản, về nguồn lao động và thị trường tiêu thụ.
  • Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển.

* Hướng phát triển:

  • Để vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có vị thế xứng đáng hơn trong nền kinh tế của cả nước, cần phải tập trung giải quyết một số vấn đề chủ yếu liên quan đến các ngành kinh tế.
  • Về công nghiệp: đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm, nhanh chóng phát triển các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao, không gây ô nhiễm môi trường, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường đồng thời với việc phát triển các khu công nghiệp tập trung.
  • Về dịch vụ: chú trọng đến thương mại và các hoạt động dịch vụ khác, nhất là du lịch.
  • Về nông nghiệp: cần chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng sản xuất hàng hoá có chất lượng cao.

3. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Diện tích gần 28 nghìn km2, số dân 6,3 triệu người năm 2006 (chiếm 8,5% diện tích tự nhiên và 7,4% số dân cả nước), gồm 5 tỉnh (Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định).

* Thế mạnh:

  • Vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam.
  • Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Thống Nhất, có các sân bay Đà Nẵng, Phú Bài, Chu Lai.
  • Là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào, thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu hàng hoá.
  • Thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp chế biến nông – lâm – thuỷ sản và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa.

* Hướng phát triển:

  • Trên lãnh thổ của vùng hiện nay đang triển khai những dự án lớn có tầm cỡ quốc gia.
  • Trong tương lai sẽ hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm, phát triển các vùng chuyên sản xuất hàng hoá nông nghiệp, thuỷ sản và các ngành thương mại, dịch vụ du lịch.

4. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Diện tích gần 30,6 nghìn km2 (hơn 9,2% diện tích cả nứơc), số dân 15,2 triệu người (18,1% số dân toàn quốc) năm 2006, bao gồm 8 tỉnh (TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang).

* Thế mạnh:

  • Đây là khu vực bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long, tập trung đầy đủ các thế mạnh tự nhiên, kinh tế – xã hội.
  • Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu là các mỏ dầu khí ở thềm lục địa.
  • Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng.
  • Cơ sở hạ tầng, cơ sở kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ.
  • Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so với các vùng khác trong cả nứơc.

* Hướng phát triển:

  • Trong những năm tới, công nghiệp vẫn sẽ là động lực của vùng.
  • Đẩy mạnh các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao.
  • Hình thành hàng loạt khu công nghiệp tập trung để thu hút đầu tư ở trong và ngoài nước.
  • Cùng với công nghiệp, các ngành thương mại, tín dụng, ngân hàng, du lịch ... được tiếp tục đẩy mạnh.

5. Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Được thành lập theo quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án thành lập vùng KTTĐ vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL bao gồm 4 tỉnh, thành phố là Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau có diện tích là 16618,4 km2 với dân số khoảng 6,2 triệu người, có mật độ dân số là 375 người/km2, tỷ lệ đô thị hóa là 33,6% (cả nước là 29,6%).

Trắc nghiệm các vùng kinh tế trọng điểm

Câu 1. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm?

A. Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư.
B. Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố và có ranh giới không thay đổi theo thời gian.
C. Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác.
D. Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc.

Câu 2. Định hướng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là:

A. Phát triển các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao; hình thành các khu công nghiệp tập trung.
B. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, nhanh chóng phát triển các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao, không gây ô nhiễm môi trường.
C. Cần chuyển đổi cơ cấu ngành theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao.
D. Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm có lợi thế về tài nguyên và thị trường, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Câu 3. Tiềm năng dầu khí của vùng kinh tế trọng điểm nào lớn nhất nước ta?

A. Vùng KTTĐ phía Bắc.
B. Vùng KTTĐ phía Nam.
C. Vùng KTTĐ miền Trung.
D. Câu B và C đúng

Câu 4. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục. Năm 2007, vùng KTTĐ có tỷ trọng ngành Dịch vụ cao nhất trong cơ cấu GDP là:

A. Phía Bắc
B. Phía Nam
C. Miền Trung
D. Đáp án A, C đúng

Câu 5. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục. Các sân bay nào thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?

A. Nội Bài, Đà Nẵng, Chu Lai.
B. Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai
C. Cát Bi, Phú Quốc, Cam Ranh.
D. Đà Nẵng, Phú Bài, Tân Sơn Nhất

Câu 6. Trong các vùng kinh tế trọng điểm, vùng nào có tỉ trọng GDP so với cả nước đạt trên 40%

A. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam
B. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
C. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
D. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

Câu 7. Thế mạnh hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là:

A. Khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản
B. Phát triển trồng rừng
C. Khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng
D. Trồng cây công nghiệp ngắn ngày cho giá trị cao

Câu 8. Trong 3 vùng kinh tế trọng điểm, vùng nào có tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu kinh tế cao nhất?

A. Phía Bắc.
B. Miền Trung
C. Phía Nam.
D. Cả 3 vùng trên bằng nhau

Câu 9. Trước năm 2000, giới hạn của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là:

A. Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Tây.
B. Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hà Tây.
C. Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
D. Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương.

Câu 10. Trong ba vùng kinh tế trọng điểm của nước ta, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có

A. Ít thành phố trực thuộc Trung ương nhất.
B. Diện tích nhỏ nhất
C. Số tỉnh, thành phố ít nhất.
D. Số dân đông nhất

Câu 11. Điểm tương tự về thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam là:

A. Lịch sử khai thác lâu đời.
B. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ.
C. Nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng cao.
D. Tiềm lực kinh tế mạnh nhất, trình độ phát triển kinh tế cao nhất.

Câu 12. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục. Vùng có nhiều tỉnh GDP bình quân đầu người phân theo tỉnh đạt trên 50 triệu/ người là:

A. Vùng KTTĐ phía Bắc và phía Nam
B. Vùng KTTĐ phía Bắc
C. Vùng KTTĐ phía Nam
D. Vùng KTTĐ miền Trung

Câu 13. Hướng phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam không phải là

A. Phát triển các ngành công nghiệp cơ bản.
B. Đầu tư vào các ngành công nghệ cao.
C. Đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
D. Hạn chế việc hình thành các khu công nghiệp tập trung để bảo vệ môi trường.

Câu 14. Ý nào sau đây không đúng, sau năm 2000?

A. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có diện tích gần 15,3 nghìn km².
B. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
C. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm 8 tỉnh , thành phố trực thuộc Trung ương.
D. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm các tỉnh chủ yếu thuộc Đông Nam Bộ.

Câu 15. Hiện nay, tỉ trọng cơ cấu GDP trong lĩnh vực nông nghiệp ở Vùng KTTĐ miền Trung vẫn còn cao, chiếm khoảng:

A. 20%
B. 22%
C. 30%
D. 35%

Câu 16. Thế mạnh của Vùng KTTĐ phía Bắc là:

A. Lao động dồi dào, chất lượng cao.
B. Nhiều ngành công nghiệp truyền thống
C. Dịch vụ du lịch phát triển mạnh.
D. Tất cả ý trên.

Câu 17. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục. Tỉnh nào không thuộc vùng KTTĐ miền Trung?

A. Thừa Thiên - Huế.
B. Khánh Hòa.
C. Quảng Nam.
D. Quảng Ngãi

Câu 18. Theo thứ tự ba vùng kinh tế trọng điểm có tỉ trọng khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp) từ cao xuống thấp lần lượt là

A. Miền Trung, phía Bắc, phía Nam.
B. Phía Bắc, phía Nam, miền Trung.
C. Phía Nam, miền Trung, phía Bắc.
D. Trung, phía Nam, phía Bắc.

Câu 19. Xếp theo thứ tự ba vùng kinh tế trọng điểm có GDP bình quân đầu người từ cao xuống thấp lần lượt là

A. Phía Bắc, miền Trung, phía Nam
B. Phía Nam, phía Bắc, miền Trung.
C. Nam, miền Trung, phía Bắc.
D. Phía Bắc, phía Nam, miền Trung.

Câu 20. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc bao gồm các tỉnh và thành phố là:

A. Hưng Yên, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
B. Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định.
C. Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Thái Nguyên, Phú Thọ.
D. Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Bình, Nam Định, Vĩnh Phúc

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Địa lý lớp 12

    Xem thêm