Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Tiếng Việt 4: Tập đọc - Chú đất nung (tiếp theo)

Tập đọc - Chú đất nung (tiếp theo)

Lý thuyết Tiếng Việt lớp 4: Tập đọc - Chú đất nung (tiếp theo) hướng dẫn chi tiết nội dung bài học giúp các em học sinh luyện tập, củng cố các dạng bài tập Đọc hiểu trả lời câu hỏi, hệ thống các kiến thức Tiếng Việt lớp 4. Mời các em cùng tham khảo.

Tập đọc - Chú đất nung (tiếp theo) - Tiếng Việt 4

I. Hiểu bài

1. Từ khó

- Buồn tênh: buồn vì có cảm giác thiếu vắng một cái gì đó

- Hoảng hốt: đột ngột mất tự chủ do bị đe dọa bất ngờ

- Nhũn: quá mềm, gần như bị nhão ra

- Se: không còn thấm nhiều nước, hơi khô đi

- Cộc tuếch: ngắn gọn, không đưa đẩy, màu mè

2. Ý nghĩa bài học

Muốn làm một người có ích phải biết rèn luyện, không sợ gian khổ, khó khăn. Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích, chịu được mưa nắng, cứu sống được hai người bột yếu ớt

3. Nội dung bài học

Câu 1: Kể lại tai nạn của hai người bột?

Trả lời:

Hai người bột sống trong lọ thủy tinh không may bị chuột cạy nắp lọ tha nàng công chúa và cái lầu vào cống. Chàng kị sĩ sợ hãi thúc ngựa tìm công chúa, bị chuột lừa vào cống. Hai người chạy trốn trên chiếc thuyền ra đến ngòi . Thuyền lật, cả hai bị ngấm nước, nhũn cả tay chân

Câu 2: Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp tai nạn?

Trả lời:

Đất Nung đi dọc bờ ngòi. Thấy hai người bị nạn, chú liền nhảy xuống, vớt lên bờ phơi nắng cho se bột lại.

Câu 3: Theo em, câu nói cộc tuếch của Đất Nung có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Câu nói cộc tuếch mà Đất Nung đã nói với hai người bột là: Vì các đằng ấy ở trong lọ thủy tinh mà

Câu nói cộc tuếch của Đất Nung có ý nghĩa là: Cần phải rèn luyện mới cứng rắn, chịu được thử thách, khó khăn, trở thành người có ích

Câu 4: Đặt tên khác cho truyện

Trả lời:

Có thể đặt những tên khác như sau:

- Ai chịu rèn luyện, người đó sẽ trở thành hữu ích

- Lửa thử vàng, gian nan thử sức

- Vào đời mới biết ai hơn

II. Hướng dẫn đọc diễn cảm

Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của truyện, đọc phân biệt lời của người kể chuyện với lời của các nhân vật (chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú Đất Nung).

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Lý thuyết Tiếng Việt 4: Tập đọc - Chú đất nung (tiếp theo). Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi học kì 2 lớp 4 theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 4 mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 48
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Tiếng Việt 4

    Xem thêm