Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phiếu bài tập ôn ở nhà lớp 4 số 37 - Nghỉ dịch Corona (Ngày 23/4)

Phiếu bài tập ôn ở nhà lớp 4 số 37 - Nghỉ dịch Corona (Ngày 23/4) môn Toán, Tiếng việt, Địa lý chi tiết cho các em học sinh tham khảo, củng cố lại các kiến thức đã học trong thời gian nghỉ dịch bệnh Covid 19. Mời các em tham khảo làm tại nhà.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về chi tiết đáp án.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 4, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 4 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 4. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Bài ôn tập ở nhà lớp 4 môn Toán

Bài 1: Đặt tính rồi tính

35788 + 29007

670222 – 134552

2687 x 509

880 x 276

65837 : 254

248034 : 95

Bài 2: Rút gọn các phân số:

\frac{25}{35};\frac{18}{72};\frac{75}{300};\frac{48}{64};\frac{27}{72}

Bài 3: Một tấm bìa hình bình hành có diện tích bằng diện tích của tấm bìa hình chữ nhật có chiều dài 32cm, chiều rộng 2dm. Tìm chiều cao của tấm bìa hình bình hành biết độ dài cạnh đáy là 16cm.

Bài 4: Hai kho thóc chứa 12 tấn 5 tạ thóc. Tính số kg thóc ở mỗi kho, biết kho thứ nhất chứa nhiều hơn kho thứ hai 700 kg thóc.

Bài 5: So sánh các phân số:

a) \frac{4}{5}và\frac{3}{5}

b) \frac{5}{7}và\frac{2}{7}

c) \frac{7}{12}và\frac{6}{7}

d) \frac{3}{7}và\frac{4}{5}

Bài ôn tập ở nhà lớp 4 môn Tiếng việt

1. Đọc to bài Bài kiểm tra kì lạ 5 lần

BÀI KIỂM TRA KÌ LẠ

Hôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới, lòng tôi tràn đầy niềm tin nhưng thực sự vẫn rất lo cho những kì thi sắp tới. Tiết Toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm. Cả lớp đều cảm thấy rất ngạc nhiên khi thầy phát cho chúng tôi ba loại đề bài khác nhau rồi nói :

- Đề thứ nhất gồm những câu hỏi rất cơ bản nhưng cũng khá năng cao, nếu làm hết các em sẽ được điểm mười. Đề thứ hai có điểm cao nhất là tám với mức độ tương đối. Với dạng đề thứ ba, các em dễ dàng đạt điểm sáu với những bài toán rất dễ. Các em được quyền chọn một trong ba loại đề này .

Thầy chỉ giới hạn thời gian làm bài là mười lăm phút nên tôi quyết định chon dạng đề thứ hai cho chắc ăn. Không chỉ tôi mà các bạn trong lớp cũng thế, đa phần chon dạng đề thứ hai, số ít học kém hơn thì chọn dạng đề thứ ba.

Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra. Cả lớp càng ngạc nhiên hơn khi ai chọn dạng đề nào thì được đúng tổng điểm của đề đó, bất kể đúng sai . Lớp trưởng rụt rè hỏi thầy :

- Thưa thầy, tại sao lại thế ạ?

Thầy khẽ mỉm cười rồi nghiêm nghị trả lời :

- Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của lớp mình. Ai trong số các em cũng mơ ước được điểm mười nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ ấy thành hiện thực . Các em ạ, có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó khăn nên dễ làm chúng ta rút lui ngay từ phút đầu tiên. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta sẽ chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh điểm của thành công.

Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi một bài học : Hãy ước mơ và phải biết vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ !

Linh Nga

2. Ghi chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Thầy giáo cho kiểm tra Toán đầu năm học nhằm mục đích gì?

a. Kiểm tra chất lượng học toán của học sinh.

b. Kiểm tra nếp làm bài của học sinh.

c. Thử thách sự tự tin của học sinh.

Câu 2. Tại sao phần lớn học sinh trong lớp lại chọn dạng đề thứ hai?

a. Vì dạng đề thứ hai được nhiều điểm.

b. Vì dạng đề thứ hai ở mức độ tương đối, chọn làm cho chắc ăn.

c. Vì học sinh trong lớp thiếu tự tin.

Câu 3. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

a. Khi kiểm tra nên chon dạng đề được điểm cao.

b. Nên chọn đề vừa sức với mình .

c. Cần tự tin đối đầu với thử thách để biết được khả năng của mình và có cơ hội vươn tới thành công.

3. LUYỆN TỪ VÀ CÂU:

Câu 1. Hãy tìm từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong đoạn văn sau rồi chép lại đoạn văn đó vào vở

Với bài kiểm tra này , thầy chỉ muốn …………… sự tự tin của lớp mình. Ai trong số các em cũng mơ ước được điểm mười nhưng ít ai dám vượt qua …………………… để biến ước mơ ấy thành hiện thực . Các em ạ, có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó khăn nên dễ làm chúng ta rút lui ngay từ phút đầu tiên. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với ………………. thì chúng ta sẽ chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh điểm của thành công.

Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi một bài học : Hãy ước mơ và phải biết vượt qua mọi ………………… để đạt được ước mơ !

Câu 2. Ghi lại các câu kể Ai là gì? trong đoạn văn sau vào vở

a. Thấy Tôm Càng ngó mình trân trân, con vật nói :

- Chào bạn . Tôi là cá con.

b. Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng của nó. Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.

c. Chích Bông xinh đẹp chẳng những là bạn của trẻ em mà còn là bạn của bà con nông dân.

d. Cháu là người có tấm lòng nhân hậu ! – Ông lão thốt lên và xoa đầu đứa cháu nhỏ .

Ôn tập ở nhà lớp 4 môn Địa lý

Câu 1: Em hãy nêu đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn

Câu 2: Vì sao người dân ở Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở?

Câu 3: Vì sao ở trung du Bắc Bộ, lại có những nơi đất trống đồi trọc? Để khắc phục tình trạng này người dân đã làm gì?

Câu 4: Em hãy nêu tác dụng trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ

Câu 5: Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Nêu đặc điểm của từng mùa

Câu 6: Dựa vào điều kiện đất đai và khí hậu , hãy cho biết việc trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên có thuận lợi và khó khăn gì?

Câu 7: Kể tên những loại cây trồng và vật nuôi chính ở Tây Nguyên

Câu 8: Em hãy nêu một số nét về trang phục của người dân Tây Nguyên

Câu 9: Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành một thành phố du lịch và nghỉ mát?

Câu 10: Em hãy mô tả trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ

Câu 11: Em hãy kể tên những lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ mà em biết

Câu 12: Em hãy nêu sự hình thành của đồng bằng Bắc Bộ

Câu 13: Nêu thứ tự các công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo của người dân đồng bằng Bắc Bộ

Câu 14: Em hãy kể tên một số nghề thủ công của người dân đồng bằng Bắc Bộ

Câu 15: Em hãy nêu tên một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của Hà Nội

Câu 16: Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của nước ta? Do phù sa của các sông nào bồi đắp nên?

Câu 17: Chợ phiên ở đồng Bắc Bộ có đặc điểm gì?

Câu 18: Hãy giới thiệu những nét cơ bản về Thủ đô Hà Nội.

Câu 19: Kể tên một số dân tộc và những lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ.

Câu 20: Nhà ở của người dân Nam Bộ có đặc điểm gì?

Bộ đề, bài ôn tập ở nhà lớp 4

Phiếu ôn tập lớp 4 khác

Phiếu ôn tập ở nhà lớp 4 số 37 - Nghỉ dịch Corona giúp các em học sinh ôn tập, củng cố lại kiến thức trong thời gian nghỉ ở nhà dịch bệnh do virus Corona, tránh mất kiến thức khi học lại. Các dạng bài tập, phiếu bài tập, đề ôn tập thường xuyên được cập nhật mới nhất theo các môn trên VnDoc.com

Chia sẻ, đánh giá bài viết
29
Sắp xếp theo

    Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 Chân trời

    Xem thêm