Phiếu bài tập ôn ở nhà lớp 4 số 7 có đáp án - Nghỉ dịch Corona (17/3)

Phiếu bài tập ôn ở nhà lớp 4 số 7 - Nghỉ dịch Corona (17/3) có đáp án môn Toán, Tiếng việt chi tiết cho các em học sinh tham khảo, củng cố lại các kiến thức đã học trong thời gian nghỉ dịch bệnh. Mời các em tham khảo làm tại nhà.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 4, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 4 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 4. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đề ôn tập môn Toán lớp 4

Bài 1. Đặt tính rồi tính:

a) 257 × 507

b) 178 × 269

c) 45436 : 148

d) 81852 : 318

Bài 2. Tính bằng 2 cách:

a) 2146 : 37 + 3996 : 37

b) (7632 – 2568) : 24

Bài 3. Tính bằng cách thuận tiện nhất:

a) 317 × 256 + 317 × 145 – 317

b) 25 × 125 × 4 × 8

Bài 4. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

20m2= ……..dm2

12m2 106dm2 = ………..dm2

72000dm2 = ……..m2

4m218cm2= ……...cm2

23000cm2 = ……..dm2

30dm2 6cm2 = ……….cm2

2 000 000m2= ……km2

70km2 = …………m2

3km2 123m2 = …….....m2

Bài 5. Một mảnh đất hình bình hành có cạnh đáy 125m, chiều cao kém cạnh đáy 40m.

a) Tính diện tích mảnh đất đó.

b) Trên mảnh đất đó người ta trồng cà chua cứ 1m2 thì thu được 3kg quả. Tính khối lượng cà chua thu được trên mảnh đất đó.

Bài 6. Trong các số sau: 4315; 5643; 3060; 3339; 5376; 78624

a) Số chia hết cho 2 là: …………………………………………………………………………

b) Số chia hết cho 5 là: …………………………………………………………………………

c) Số chia hết cho 3 là: …………………………………………………………………………

d) Số chia hết cho 9 là: …………………………………………………………………………

e) Số chia hết cả cho 2; 3; 5 và 9 là : …………………………………………………………

Bài 7. Một xe ô tô chở 76 bao gạo và 95 bao ngô. Khối lượng mỗi bao gạo là 50kg và mỗi bao ngô là 60kg. Hỏi xe đó chở cả gạo và ngô bao nhiêu tạ?

Đáp án Đề ôn tập môn Toán lớp 4

Bài 1. Đặt tính rồi tính:

Học sinh tự đặt tính

Bài 2. Tính bằng 2 cách:

a1) 2146 : 37 + 3996 : 37 = 58 + 108

= 166

a2) 2146 : 37 + 3996 : 37 = (2146 + 3996) : 37

= 6142 : 37

= 166

b1) (7632 – 2568) : 24 = 5064 : 24

= 211

b2) (7632 – 2568) : 24 = 7632 : 24 – 2568 : 24

= 318 – 107

= 211

Bài 3. Tính bằng cách thuận tiện nhất:

a) 317 × 256 + 317 × 145 – 317= 317 × 256 + 317 × 145 – 317 × 1

= 317 × (256 + 145 – 1)

= 317 × 400

= 126 800

b) 25 × 125 × 4 × 8 = (25 ×4) × (125 × 8)

= 100 × 1000

= 100 000

Bài 4. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

20m2= 2000dm2

12m2106dm2 = 1306dm2

72000dm2 = 720m2

4m218cm2= 40 018cm2

23000cm2 = 230dm2

30dm2 6cm2 = 3006cm2

2 000 000m2= 2km2

70km2 = 70 000 000m2

3km2 123m2 = 3 000 123m2

Bài 5.

Tóm tắt:

a) Mảnh đất hình bình hành

Đáy : 125m

Chiều cao: 40m

Diện tích:…..m2 ?

b) 1m2: 3 kg

Diện tích mảnh đất :…..kg ?

a) Chiều cao mảnh đất hình bình hành:

125 – 40 = 85 (m)

Diện tích mảnh đất đó là:

125 × 85 = 10 625(m2)

b) Khối lượng cà chua thu được trên mảnh đất đó:

3 × 10625 = 31 875(kg)

Đáp số: 31 875kg

Bài 6. Trong các số sau: 4315; 5643; 3060; 3339; 5376; 78624

a) Số chia hết cho 2 là: 3060; 5376; 78624

b) Số chia hết cho 5 là: 4315; 3060

c) Số chia hết cho 3 là: 5643; 3060; 3339; 5376; 78624

d) Số chia hết cho 9 là: 5643; 3060; 3339; 78624

e) Số chia hết cả cho 2; 3; 5 và 9 là : 3060

Bài 7. Một xe ô tô chở 76 bao gạo và 95 bao ngô. Khối lượng mỗi bao gạo là 50kg và mỗi bao ngô là 60kg. Hỏi xe đó chở cả gạo và ngô bao nhiêu tạ?

Tóm tắt: 1 bao gạo: 50kg; 76 bao gạo: ?kg

1 bao ngô: 60kg; 95 bao ngô: ?kg

Bài giải

Khối lượng 76 bao gạo:

50 × 76 = 3800(kg)

Khối lượng 95 bao ngô:

60 × 95 = 5700(kg)

Khối lượng gạo và ngô xe đó chở:

3800 + 5700 = 9500(kg)

Đổi: 9500kg = 95 tạ

Đáp số: 95 tạ gạo và ngô

Đề ôn tập môn Tiếng việt lớp 4

I. Chính tả:

Câu 1. Điền vào chỗ trống tiếng có âm đầu l hoặc n để hoàn chỉnh các từ ngữ sau:

a) ….hội

b) …..tiếng

c) già …..

d) hiền ….

e) hỗn …..

g) ngọn …..

Câu 2. Điền ch hoặc tr vào chỗ trống trong đoạn văn sau:

Hải âu là bè bạn của người đi biển. …úng báo ….ước cho họ những cơn bão. Lúc …ời sắp nổi bão, …úng càng bay nhiều, vờn sát ngọn sóng hơn và về ổ muộn hơn, …úng cần kiếm mồi sẵn …o lũ con ăn nhiều ngày, …ờ khi biển lặng.

II. Luyện từ và câu:

Câu 1. Gạch chân câu kể Ai làm gì? có trong đoạn văn sau:

Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. Nó muốn giúp bông hoa. Nó chắp cánh bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại. Sẻ non cố đứng vững. Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ.

Câu 2. Đọc từng câu kể Ai làm gì? dưới đây, sau đó:

- Gạch một gạch chéo (/) ngăn cách giữa bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ trong câu.

- Gạch dưới động từ có trong bộ phận vị ngữ.

a) Hoa viết thư cho bố.

b) Bầy chim đang hót líu lo trên vòm cây.

c) Xe lu lăn chậm chạp trên đường.

d) Những cây mạ non mọc lấm tấm trên mặt ruộng.

e) Những con cuốc đen trùi trũi len lỏi giữa các bụi ven bờ.

Câu 3. Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: khỏe, khỏe khoắn, khỏe mạnh.

a) Cảm thấy ....................ra sau giấc ngủ ngon.

b) Rèn luyện thân thể cho...................

c) Ăn .........., ngủ ngon, làm việc ...........

III. Tập làm văn:

Đề: Tả cây bàng ở sân trường em.

(Dựa vào dàn ý chi tiết sau, hoàn thành bài văn)

Mở bài: – Cây bàng được trồng ở đâu? Do ai trồng? Trồng từ bao giờ?

Thân bài:

a) Tả bao quát:

- Từ xa nhìn lại em thấy cây bàng giống cái gì?

- Khi đến gần em thấy cây bàng cao chừng nào? Tán bàng như thế nào? Em có cảm giác gì không?

b) Tả bộ phận:

- Gốc cây to hay nhỏ? Rễ cây thế nào?

- Thân cây to lớn thế nào? Vỏ màu gì? Sần sùi hay nhẵn bóng?

- Cành bàng có đặc điểm gì? (Vươn ngang và xếp thành từng tầng.....) giống như cái gì?

- Tán lá xòe ra như cái gì?

- Lá bàng thay đổi theo mùa:

+ Mùa đông lá bàng có màu gì? Cuối đông cây bàng thế nào?

+ Sang xuân cây bàng có sự thay đổi thế nào? Lá bàng lúc này có màu gì? Nom giống gì?

+ Khi hè đến màu xanh của lá bàng thế nào? Lá có nhiều không? Lúc này có nhiều chim chóc không? Các bạn học sinh làm gì dưới tán bàng xanh mát ấy?

-Hoa bàng màu gì? Kết thành chùm hay chuỗi?

- Cây bàng có lợi ích gì? (cho bóng mát, tạo bầu không khí mát mẻ, trong lành, cảnh quang trường thêm đẹp...)

- Sự chăm sóc của con người: Quét sạch rác, tưới cây....

Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về cây bàng ở sân trường. (Tình cảm Suy nghĩ Hành động)

Đáp án Đề ôn tập môn Tiếng việt lớp 4

I. Chính tả:

Câu 1. Điền vào chỗ trống tiếng có âm đầu l hoặc n để hoàn chỉnh các từ ngữ sau:

a) Lễ hội

b) Nổi tiếng

c) già nua

d) hiền lành

e) hỗn loạn

g) ngọn núi

Câu 2. Điền ch hoặc tr vào chỗ trống trong đoạn văn sau:

Hải âu là bè bạn của người đi biển. Chúng báo trước cho họ những cơn bão. Lúc trời sắp nổi bão, chúng càng bay nhiều, vờn sát ngọn sóng hơn và về ổ muộn hơn, chúng cần kiếm mồi sẵn cho lũ con ăn nhiều ngày, chờ khi biển lặng.

II. Luyện từ và câu:

Câu 1: Gạch chân câu kể Ai làm gì? có trong đoạn văn sau:

Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. Nó muốn giúp bông hoa. Nó chắp cánh bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại. Sẻ non cố đứng vững. Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ.

Câu 2. Đọc từng câu kể Ai làm gì? dưới đây, sau đó:

Gạch một gạch chéo (/) ngăn cách giữa bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ trong câu.

Gạch dưới động từ có trong bộ phận vị ngữ.

a. Hoa / viết thư cho bố.

b. Bầy chim / đang hót líu lo trên vòm cây.

c. Xe lu / lăn chậm chạp trên đường.

d. Những cây mạ non / mọc lấm tấm trên mặt ruộng.

e. Những con cuốc đen trùi trũi / len lỏi giữa các bụi ven bờ.

Câu 3. Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: khỏe, khỏe khoắn, khỏe mạnh.

a. Cảm thấy khỏe khoắn ra sau giấc ngủ ngon.

b. Rèn luyện thân thể cho khỏe mạnh.

c. Ăn khỏe, ngủ ngon, làm việc khỏe.

III. Tp làm văn:

Đề: Tả cây bàng ở sân trường em.

(Dựa vào dàn ý chi tiết đã cho, hoàn thành bài văn. Viết câu gãy gọn, sinh động;

Có sử dụng hình ảnh nhân hóa, so sánh trong khi viết văn; ngắt nghỉ câu văn dài)

Đề thi, ôn tập giữa học kì 2 lớp 4

Các phiếu ôn tập lớp 4 khác:

Phiếu ôn tập ở nhà lớp 4 số 7 - Nghỉ dịch Corona giúp các em học sinh ôn tập, củng cố lại kiến thức trong thời gian nghỉ ở nhà dịch bệnh do virus Corona, tránh mất kiến thức khi học lại. Các dạng bài tập, phiếu bài tập, đề ôn tập thường xuyên được cập nhật mới nhất theo các môn trên VnDoc.com

Đánh giá bài viết
21 6.353
Sắp xếp theo

    Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 Chân trời

    Xem thêm