Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận. Nội dung tài liệu sẽ là nguồn thông tin hữu ích để phục vụ công việc học tập của các bạn học sinh được tốt hơn. Mời các bạn học sinh và thầy cô cùng tham khảo.

1. Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận mẫu 1

1.1. Bài 1 (Trang 112 sgk ngữ văn 11 tập 2):

a, Đoạn trích viết về ảnh hưởng Pháp trong thơ Việt (thơ mới)

Quan điểm của tác giả: Thừa nhận có ảnh hưởng Pháp trong Thơ mới nhưng khẳng định thơ văn Pháp không làm mất bản sắc dân tộc Việt Nam trong Thơ mới.

b, Tác giả chủ yếu sử dụng thao tác phân tích, ngoài ra còn có các thao tác so sánh, bác bỏ, bình luận

c, Bài văn có sức hấp dẫn khi người viết nắm vững thao tác lập luận. Không phải bất kì một bài văn, đoạn văn nào càng sử dụng nhiều thao tác lập luận thì có sức hấp dẫn

- Cần có sự hiểu biết, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận.

1.2. Bài 2 (trang 113 sgk ngữ văn 11 tập 2):

a, Bước 1:

- Chọn vấn đề nghị luận: Thanh niên ngày nay cần có ý thức vươn lên trong học học tập và làm việc.

* Lập dàn ý

Đặt vấn đề: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

- Giải quyết vấn đề:

+ Khẳng định rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập, công tác là yêu cầu tối cần thiết với quy luật phát triển con người, thời đại mới.

+ Phải rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập, công tác cho thanh niên ngày nay.

+ Phê phán, bác bỏ những việc làm sai trái của một số thanh niên hiện nay.

+ Làm thế nào để rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập và công tác.

- Kết thúc vấn đề:

+ Nêu ý nghĩa vấn đề đặt ra.

+ Bài học đối với bản thân.

b, Bước thứ hai

- Trình bày luận điểm trong dàn ý

c, Bước thứ ba

Diễn đạt các ý thành đoạn văn nghị luận trình bày trước lớp

1.3. Bài 3 (Trang 113 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Bàn luận về vấn đề Bạo lực học đường

MB: Những hành động, lời nói bậy bạ, thô bạo, thậm chí hành động bạo lực thân thể của bạn đang diễn ra phổ biến ở trường học.

TB:

* Khái niệm bạo lực học đường.

- Bạo lực học đường là hành vi cư xử thô bạo, thiếu tính nhân văn.

- Cách ứng xử không thể hiện tính văn minh của thế hệ học sinh có giáo dục.

* Biểu hiện

- Lăng mạ, xúc phạm, dùng lời lẽ thô tục đối với bạn bè.

- Làm tổn thương tới tinh thần bạn bè.

- Thầy cô xúc phạm tới học sinh.

- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.

* Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường

- Ảnh hưởng từ môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.

- Chưa có sự quan tâm của gia đình.

- Giáo dục nhà trường chưa hiệu quả.

* Nguyên nhân

- Ảnh hưởng từ môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.

- Chưa có sự quan tâm từ gia đình.

- Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.

* Hậu quả

Với người bị bạo lực:

- Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.

- Khiến gia đình đau thương, bất ổn.

Với người gây ra bạo lực

- Phát triển không toàn diện.

- Mọi người xa lánh, chê trách.

* Biện pháp

- Nhà trường cần có biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức của học trò.

- Cha mẹ không chăm lo, quan tâm tới con.

- Bản thân học sinh không có ý thức về việc bảo vệ bản thân.

Kb:

Khẳng định cần phải đẩy lùi nạn bạo lực học đường ra khỏi trường học.

2. Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận mẫu 2

2.1. Câu 1 (trang 112 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

a) Đoạn trích viết về sự ảnh hưởng mạnh mẽ của dòng thơ lãng mạn Pháp đối với các nhà thơ trong phong trào Thơ mới.

+ Quan điểm của tác giả là ảnh hưởng trong giao lưu là ngẫu nhiên.

b) Tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận so sánh, ngoài ra còn sử dụng thao tác lập luận phân tích để làm nổi bật vấn đề được nêu ra. Cuối đoạn tác giả sử dụng thao tác bác bỏ và bình luận.

c) Một bài văn có sức lôi cuốn thường sử dụng nhiều thao tác lập luận. Việc áp dụng nhiều thao tác chưa hẳn là tốt. Áp dụng kết hợp nhiều thao tác phải phù hợp mới có hiệu quả.

- Xuất phát từ vấn đề đặt ra mà chọn các thao tác. Dựa vào cách lập luận, giải quyết vấn đề đó có trọn vẹn không. Cách dùng từ, diễn đạt có hấp dẫn không.

- Dựa vào sức lôi cuốn, thuyết phục của nội dung trong bài văn đạt đến mức độ nào để đánh giá sự thành công của việc vận dụng tổng hợp nhiều thao tác lập luận.

2.2. Câu 2 (trang 113 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

a) Bước thứ nhất

- Chọn vấn đề cần nghị luận: Thanh niên ta ngày nay cần có ý chí vươn lên trong học tập và công tác.

* Lập dàn ý

- Đặt vấn đề: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận.

- Giải quyết vấn đề:

+ Khẳng định rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập và công tác là yêu cầu đúng đắn phù hợp với quy luật phát triển của con người ở thời đại mới.

+ Phải rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập và công tác cho thanh niên ngày nay.

+ Phê phán và bác bỏ những việc làm sai trái của một số thanh niên hiện nay.

+ Làm thế nào để rèn luyện tốt ý chí vươn lên trong học tập và công tác.

- Kết thúc vấn đề:

+ Ý nghĩa của vấn đề đặt ra

+ Bản thân

b) Bước thứ hai

- Trình bày một luận điểm trong dàn ý.

c) Bước thứ ba

- Diễn đạt các ý thành đoạn văn nghị luận trình bày trước lớp.

2.3. Câu 3 (trang 113 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Đề bài: Bàn về bệnh quay cóp của Học sinh trong thi kiểm tra.

* Gợi ý về nội dung:

+ Thực trạng của bệnh quay cóp trong Học sinh ngày nay.

+ Tác hại của bệnh quay cóp.

+ Lời khuyên .

(Có thể chọn 1 trong các ý trên để dựng đoạn; Vận dụng kết hợp ít nhất 2 thao tác lập luận)

* Trình bày văn bản và chỉ ra các thao tác lập luận đã sử dụng.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết soạn bài Ngữ văn 11 dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Soạn bài lớp 11, Giải bài tập Lịch Sử 11, Giải bài tập Địa Lí 11, Học tốt Ngữ văn 11, Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 500
Sắp xếp theo

    Soạn bài lớp 11

    Xem thêm