Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)
VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo). Nội dung tài liệu sẽ là nguồn thông tin hữu ích để phục vụ công việc học tập của các bạn học sinh được tốt hơn. Mời các bạn học sinh và thầy cô cùng tham khảo.
Ngữ văn lớp 11: Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)
1. Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) mẫu 1
1.1. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận
1. Phương tiện diễn đạt
a, Về từ ngữ
b, Về ngữ pháp
c, Về biện pháp tu từ
2. Đặc trưng phong cách ngôn ngữ chính luận
a, Tính công khai về quan điểm chính trị
b, Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận
c, Tính truyền cảm, thuyết phục
1.2. Luyện tập
Bài 1 (trang 108 sgk ngữ văn 11 tập 2)
Biện pháp tu từ trong đoạn văn chính luận:
- Điệp ngữ: Ai có... dùng...
Liệt kê: súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc (Cách liệt kê giáng bậc, từ lớn đến nhỏ, từ vũ khí đến dụng cụ thô sơ).
- Ngắt đoạn câu phối hợp với các phép tu từ tạo cho đoạn văn giọng điệu dứt khoát, mạnh mẽ.
Bài 2 (trang 108 sgk ngữ văn 11 tập 2)
Đề cương bài nói chứng minh câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thư gửi học sinh”.
Có thể trình bày một số luận điểm và luận cứ:
- Ở thời điểm nào thì thanh niên cũng đóng góp, gánh vác trách nhiệm với đất nước.
- Thanh niên là thế hệ trẻ, trụ cột của nước nhà.
- Thanh niên có sức khỏe, có ý chí, có khao khát dấn thân, cống hiến, sáng tạo.
→ Những phẩm chất cần có của con người trong thời đại mới.
Luận chứng:
Thanh niên trong cuộc Cách mạng tháng Tám gánh trên vai sứ mệnh giải phóng dân tộc.
- Thanh niên thời kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ anh dũng chiến đấu, chịu nhiều khó khăn, thậm chí nhiều người hi sinh tuổi trẻ, tính mạng cho vận mệnh dân tộc.
- Thế hệ thanh niên ngày nay ra sức học tập, góp phần xây dựng xã hội chủ nghĩa, trong thời kì hội nhập.
Thanh niên cần xác định nhiệm vụ, phải học tập, rèn luyện để dựng xây đất nước giàu mạnh, tiến bộ
Bài 3 (Trang 108 sgk ngữ văn 11 tập 2)
Viết đoạn văn:
Tình yêu nước cũng gắn bó, gần gũi và bắt nguồn từ những điều bình dị, thân thuộc “Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu người thân, yêu nơi chôn rau cắt rốn với những kỉ niệm tuổi thơ không bao giờ quên”. Tình yêu nước không phải điều gì xa lạ, lớn lao, mà nó xuất phát, hình thành từ chính tình thân: tình yêu thương cha mẹ, ông bà, anh chị em, tình cảm gia đình là nguồn cội để xây đắp tình yêu nước.
Tình yêu nước còn bắt nguồn và hợp thành từ tình cảm với quê hương, với nơi mình sinh ra và lớn lên. Bởi lẽ, sự gắn bó trong từng hơi thở, hoạt động, quê hương là nơi nuôi dưỡng ta, vì thế yêu quê hương, yêu nơi chôn rau cắt rốn cũng chính là yêu nước. Từ nguồn tình cảm nhỏ bé, bình dị, thiết tha đó đã hợp thành tình cảm thiêng liêng luôn chan chứa, thường trực trong mỗi con người.
Yêu nước luôn gắn với ý thức về nghĩa vụ bảo vệ, xây dựng, tạo nền tảng vững chắc hình thành tình yêu nước, yêu tổ quốc.
2. Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) mẫu 2
2.1. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận
1.Các phương tiện diễn đạt
-Về từ ngữ.
-Về nhữ pháp.
- Về biện pháp tu từ.
2. Đặc trưng của phong cách nghệ thuật
- Tính công khai về quan điểm chính trị.
- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận.
- Tính truyền cảm và thuyết phục.
2.2. Luyện tập
Câu 1 (trang 108 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
- Biện pháp tu từ được sử dụng:
- Điệp ngữ kết hợp với điệp câu: Ai có... dùng...
- Liệt kê ngắn: gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc...
- Ngắt đoạn câu (nhịp điệu) phối hợp với các phép tu từ tạo cho đoạn văn có giọng điệu dứt khoát và mạnh mẽ.
Câu 2 (trang 108 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
a, Xác định luận cứ: Thanh niên ở bất cứ thời điểm nào cũng mang sứ mệnh ghánh gác nhiệm vụ quan trọng của đất nước, nhất là trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay.
b, Các luận chứng:
- Thế hệ thanh niên trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
- Thế hệ thanh niên ngày nay trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, hòa nhập quốc tế.
c, Kết luận: Thanh niên phải phân đấu học tập, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh.
Câu 3 (trang 108 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Gợi ý:
* Lòng yêu nước có thể được giáo dục từ truyền thống, nó bắt nguồn từ những tình cảm nhó bé, gần gũi nhất đối với mỗi người.
-Yêu người thân: ông bà, Cha mẹ, anh chị em
-Yêu làng quê...
* Từ những tình cảm cụ thể lòng yêu nước được hình thành và trở thành một thứ tình cảm thiêng liêng, gần gũi đối với mỗi con người.
* Yêu nước cần phải gắn với xây dựng và bảo vệ đất nước, nhất là trong công cuộc nước ta đang trong quá trình đổi mới hiện nay.
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết soạn bài Ngữ văn 11 dưới đây của chúng tôi:
- Soạn bài lớp 11: Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức
- Soạn bài lớp 11: Thực hành lựa chọn các bộ phận trong câu
- Soạn bài lớp 11: Một số thể loại văn học truyện, thơ
- Soạn bài lớp 11: Người trong bao
- Soạn bài lớp 11: Người cầm quyền khôi phục uy quyền
- Soạn bài Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
- Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo). Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Soạn bài lớp 11, Giải bài tập Lịch Sử 11, Giải bài tập Địa Lí 11, Học tốt Ngữ văn 11, Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.