Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Nhớ đồng

Soạn bài: Nhớ đồng do Tố Hữu sáng tác thuộc môn Ngữ văn lớp 11 học kỳ 2. Bài soạn dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 11 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

NHỚ ĐỒNG
TỐ HỮU

1. Soạn bài Nhớ đồng mẫu 1

1.1. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

  • Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành
  • Ông không chỉ là một nhà thơ tài ba mà còn là một nhà chiến sĩ cách mạng anh dũng quả cảm
  • Ngay từ nhỏ Tố Hữu đang thể hiện được tình yêu với văn học
  • Sinh ra trong thời đại nước mất nhà tan Tố Hữu ý thức được trách nhiệm của mình và trở thành một người cách mạng cứu nước
  • Sự nghiệp sáng tác của ông gắn liền với con đường cách mạng. Nói cách khác gần như những tập thơ của Tố Hữu đều nói đến những gì của xã hội ở thời điểm chặng đường đó: ví như trong cuộc kháng chiến chống Pháp Tố Hữu sáng tác tập thơ Từ Ấy...
  • Các tập thơ lớn của Tố Hữu để lại vô cùng có ý nghĩa

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác: năm 1939 chiến tranh thế giới thứ hai có nguy cơ bùng nổ, trước tình hình đó Pháp tập trung đàn áp phong trào đấu tranh ở Đông Dương. Trong khi ấy nhà thơ Tố Hữu hăng hái hoạt động khi được kết nạp Đảng vừa được một năm thì bỗng dưng bị thực dân Pháp bắt giam. Chí lớn còn đang dang dở mà nhà tù thì chật hẹp vô cùng. Trong tình cảnh ấy nhà thơ đã viết bài thơ này để bày tỏ nỗi nhớ, sự khao khát tự do của mình

b. Vị trí xuất xứ: bài thơ được in trong phần xiềng xích của tập thơ Từ ấy

c. Đề tài: nhà thơ nhớ cuộc sống bên ngoài nhà tù

d. Chủ đề: vấn đề nhà thơ nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù

e. Tư tưởng: thể hiện sự khát khao tự dó và yêu cuộc sống bên ngoài của nhà thơ

d. Bố cục: 3 phần:

  • Phần 1: 9 khổ thơ đầu: nỗi nhớ của người cộng sản với cuộc sống bên ngoài nhà tù
  • Phần 2: 2 khổ tiếp: nhà thơ nhớ về bản thân mình những ngày chưa bị giam cầm
  • Phần 3: còn lại: trở lại thực tại phòng giam ngột ngạt

1.2. Tìm hiểu chi tiết

1. Nỗi nhớ của người cộng sản với cuộc sống bên ngoài

  • Nhà thơ nhớ đến đầu tiên là tiếng hò ban trưa hiu quạnh -> đó phải chăng là tiếng hò Huế nơi sinh ra người chiến sĩ cộng sản này
  • Điệp từ "đâu" ở mỗi dòng thơ kết hợp với các hình ảnh "gió cồn thơm đất nhả mùi", "ruồng che mát", "ô mạ xanh mơn mởn", "nương khoai", "những con đường" -> giống như một câu hỏi, nhưng đúng hơn là nhà thơ đang nói nhưng gì không có thực tại nhà tù, nói đâu để thể hiện sự ngỡ ngàng cùng cực khi những gì đẹp nhất của trời tự do không được thấy
  • Hình ảnh những mái tranh thấp nằm ngủ im hơi rồi không đổi chỉ trôi mãi -> sự đơn sơ mộc mạc của làng quê
  • Nhà thơ lại tiếp tục nhớ đến những đồng ruộng mà gắn liền với hình ảnh ấy là hình ảnh những người nông dân với dáng "lưng cong" cúi xuống cày. Nhưng hơi bùn lên lại phảng phất niềm hi vọng. họ còn tiếp tục công việc reo mạ trồng lúa của mình -> hình ảnh đặc trưng của người dân Việt Nam
  • Nhà thơ nhớ những buổi chiều sương với hình ảnh của chiếc xe lùa nước
  • Tiếp tục nỗi nhớ của nhà thơ là người mẹ, nhà thơ như thương người mẹ già đơn chiếc, và cuối cùng tổng kết lại những con người nông dân chất phát thật thà tình cảm khoai sắn ngọt bùi biết mấy nhưng tất cả lại là quá xa xôi

-> Tóm lại qua đoạn thơ này ta đã thấy nhà thơ vẽ lên một bức tranh thôn quê có cảnh có người. Những hình ảnh hiện lên vô cùng đơn sơ và mộc mạc. Tuy nhiên nó quá xa cách với nhà thơ hiện giờ.

2. Nhà thơ nhớ về bản thân mình khi còn tự do bên ngoài

  • Nhà thơ nhớ về mình những ngày chưa bị giam giữ như bây giờ. Ngày ấy từ một chàng thanh niên vẫn bâng khuâng đi kiếm lẽ yêu đời, sống sao cho có ích cho đẹp
  • Và đến khi nhà tìm thấy mình, con người có ích thật sự là sự kiện nhà thơ tìm thấy lý tưởng Đảng. Anh đang hoạt động say xưa hăng hái như con chim cà lơi

-> Nhà thơ như khái quát hóa hành trình đến với cách mạng của mình

3. Thực tai phũ phàng

  • Những nỗi nhớ trong tâm tưởng cứ dài triền miên như thế, những hình ảnh gọi kí ức đem giấc mơ về nhưng nhà thơ lại không thể nào trốn được khỏi thực tại phũ phàng này
  • Nhà thơ mong muốn thoát khỏi nơi ngục tối để được tiếp tục ngắm nhìn những hình ảnh quê hương ấy

-> Nhà thơ quả là một anh chiến sĩ cộng sản có lý chí, anh hùng và yêu quê hương đất nước

1.3. Tổng kết

Nhà thơ Tố Hữu đã để lại cho chúng ta một bài thơ vô cùng ý nghĩa, nó vừa nói lên được cảnh đẹp đơn sơ vùng nông thôn Việt Nam nói chung và nông thôn Huế nói riêng lại vừa thể hiện được ý chí kiên cường, khát khao tự do của người chiến sĩ cộng sản

2. Soạn bài Nhớ đồng mẫu 2

2.1. Câu 1 - Trang 48 SGK

Cảm hứng của bài thơ được gợi lên bằng tiếng hò vọng vào nhà tù. Vì sao tiếng hò lại có sức gợi cảm như thế đối với nhà thơ ?

Trả lời:

Bài thơ này cũng giống các bài thơ Tâm tư trong tù và Khi con tu hú được khơi nguồn cảm hứng từ những âm thanh.

- Tâm tư trong tù được khơi gợi từ những âm thanh "quen thuộc quá" của cuộc sống "Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu". Ở bài Khi con tu hú, cảm xúc nhớ thương của Tố Hữu lại được bắt đầu từ tiếng kêu của chim tu hú báo hiệu ngày hè. Trong bài thơ này, cảm hứng của nhà thơ được gợi lên từ một thứ âm thanh đặc biệt - tiếng hò quê hương. Như ta đã biết, Tố Hữu được sinh ra ở Huế. Ngay từ khi còn nhỏ, tâm hồn nhà thơ đã được nuôi dưỡng bằng những điệu ca, điệu hò nổi tiếng của xứ Huế mộng mơ như nam ai, nam bình, mái nhì, mái đẩy,...

Đang say sưa hoạt động, nay bị giam cầm, lại bị giam cầm trên chính quê hương mình, trong hoàn cảnh ấy, ta có thể hiểu được tâm sự của nhà thơ. Chính bởi thế mà chúng ta lại càng thấy rõ hơn, tiếng hò kia có ý nghĩa như thế nào đối với người tù cách mạng trẻ tuổi lại là nhà thơ ấy.

2.2. Câu 2 - Trang 48 SGK

Chỉ ra những câu thơ được dùng làm điệp khúc cho bài thơ. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của chúng trong việc thể hiện nỗi nhớ của tác giả.

Trả lời:

Trong bài thơ, Tố Hữu dùng khá nhiều phép điệp, nhất là điệp khúc: Gì sâu bằng những trưa thương nhớ, Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh và điệp từ "đâu". Hai điệp khúc đã nêu gợi ra một sự ám ảnh lớn trong lòng người đọc. Câu thơ khơi gợi nỗi nhớ thương da diết và sự cô đơn tự đáy lòng sâu thẳm của nhà thơ. Nỗi nhớ thương được so sánh bằng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (Gì sâu bằng... trưa thương nhớ, trưa hiu quạnh). Điệp từ "đâu" lập lại liên tiếp ở các khổ thơ trải ra mênh mông nỗi nhớ của nhà thơ. Nó khơi gợi để nhà thơ hồi tưởng và nhớ thương về tất cả những gì đã gắn bó máu thịt với mình. Đôi chân đã bị cùm, đôi mắt đã bị giam hãm bởi bốn bức tường của nhà lao, nhà thơ chỉ còn có thể nghe và cảm nhận bằng tâm hồn nhạy cảm của mình. Việc sử dụng thành công những biện pháp nghệ thuật như đã nêu cho thấy sự cảm nhận sâu sắc của nhà thơ trong hoàn cảnh tù đày.

2.3. Câu 3 - Trang 48 SGK

Niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương, đồng bào được diễn tả bằng những hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu nào ?

Trả lời:

Bài thơ trước hết và sâu sắc hơn cả vẫn là những câu thơ thể hiện niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương, đồng bào... Trong nỗi hiu quạnh của những buổi trưa thương nhớ, Tố Hữu trở về với những gì thân thuộc nhất của quê hương, của tuổi thơ:

Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi

Đâu ruồng tre mát thở yên vui

Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn

Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?

Trở về trong tâm tưởng với cảnh quê, Tố Hữu về với những "xóm nhà tranh", những con người "Lưng cong xuống luống cày - Mà bùn hi vọng nức hương ngây". Đó đều là những dáng hình quen thuộc, vậy mà giờ đây "Sao mà cách biệt, quá xa xôi". Lời thơ da diết, giục gọi vừa gợi nỗi nhớ thương vừa gợi nỗi buồn sâu xa thấm thía.

2.4. Câu 4 - Trang 48 SGK

Nêu cảm nghĩ về niềm say mê lí tưởng, khát khao tự do và hành động của nhà thơ qua đoạn thơ từ câu Đâu những ngày xưa tôi nhớ tôi đến hết bài.

Trả lời:

Từ nỗi nhớ thương tha thiết đối với quê hương, mạch cảm xúc của bài thơ trở về với thực tại, với niềm say mê lí tưởng, với sự khao khát tự do và khao khát hành động. Bài thơ này ra đời sau bài Tâm tư trong tù (bài thơ được viết ngay sau những ngày bị bắt) nên không hề có một chút "ảo tưởng hồn ngây" nào. Câu thơ giục giã hướng ngay về khát vọng tự do:

Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi

Nhẹ nhàng như con chim cà lơi

Say đồng hương nắng vui ca hát

Trên chín tầng cao bát ngát trời...

Bài thơ kết thúc bằng điệp khúc nhớ thương nhưng đến đây sự nhớ thương đã trở thành động lực để nhà thơ hành động, trở thành một bản quyết tâm thư với chính bản thân, với lí tưởng và con đường cách mạng mà Tố Hữu mãi trung thành.

2.5. Câu 5 - Trang 48 SGK

Nhận xét chung về sự vận động của tâm trạng tác giả trong bài thơ.

Trả lời:

Bài thơ là mạch cảm xúc trôi chảy của tác giả. Sự bức bối trong nhà tù, sự cô đơn của nhà thơ bắt gặp tiếng hò quê hương tha thiết, đó là nguyên nhân khởi nguồn cho bao cảm xúc nhớ thương của nhà thơ về quê hương, về đồng bào. Để rồi từ đó càng dậy lên trong lòng nhà thơ khát khao được tự do, khát khao hành động, khát khao thực hiện lí tưởng hòng đem lại độc lập cho dân tộc, sự no ấm cho quê hương. Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ tự nhiên mà lô gích. Nó rất hợp với tâm trạng của một người chiến sĩ trẻ đang khao khát hành động nhưng lại bị giam cầm, tù hãm.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Soạn bài Nhớ đồng, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 11, tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn bài lớp 11

    Xem thêm