Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền
Soạn văn 11 bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền
Soạn văn 11 bài: Người cầm quyền khôi phục uy quyền trích trong Những người khốn khổ do V.Huygo sáng tác thuộc môn Ngữ văn lớp 11 học kỳ 2. Bài soạn văn 11 bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 11 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.
- Soạn bài lớp 11: Về luân lí xã hội ở nước ta
- Bài giảng Người cầm quyền khôi phục uy quyền
- Giáo án Ngữ văn 11 bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền
- Văn mẫu lớp 11: Phân tích đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền
Soạn bài lớp 11: NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN
(Trích "Những người khốn khổ" - V.Huygo)
1. Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền mẫu 1
1.1. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
V. huy – gô (1802 – 1885)
Cuộc đời:
- Ông sống trong một thời đại nước Pháp đầy bão tố rối ren về chính trị, mâu thuẫn chất chồng
- Gia đình của ông vô cùng phức tạp và mâu thuẫn lẫn nhau trong khi cha là người chiến sĩ trẻ thì mẹ lại là người ủng hộ cho phái bảo hoàng
- Ông là một nhà cách mạng có tư tiến bộ và lỗi lạc
- Con người ông mang một niềm khát khao tự do và trái tim tràn đầy yêu thương
Sự nghiệp
- Ông là một trong những nhà văn tiêu biểu ở pháp ở thế kỉ XIX
- Ở lĩnh vực nào ông cũng hái được thành công và vinh dự khi được người đời gọi là "thần đồng thơ ca", "người khổng lồ" và "một thiên tài sáng tạo"
- Phong cách sáng tác hướng ngòi bút vào những người khốn khổ, phát hiện những mâu thuẫn của xã hội và giải quyết trên nguyên tắc tình thương. Là nhà văn tiêu biểu của chủ nghĩa lãng mạn không tưởng
- Các tác phẩm chính như: thơ: lá thu, trừng phạt, mặc tưởng...; tiểu thuyết: nhà thờ đức bà Pa ri, những người khốn khổ...; kịch: hec-na-ki
-> Tóm lại V. Huy gô không chỉ là một nhà thơ mà còn là một nhà văn, nhà soạn kịch tài ba
2. Tác phẩm, đoạn trích
a. Hoàn cảnh sáng tác: tác phẩm này được hoàn thành trong vòng 15 năm, nó đi qua cả thăng trầm của nhà văn khi từ một bậc nguyên lão thành một kẻ bị đi đày.
b. Bố cục của tác phẩm: 5 phần
- Phần 1: Phăng tin
- Phần 2: Cô dét
- Phần 3: Mari- uýt
- Phần 4: tình ca phố
- Phần 4: Giăng Văn Giăng
c. Đoạn trích:
Thuộc phần cuối của phần 1
Bố cục: 2 phần:
- phần 1: từ đầu đến Phăng tin tắt thở: Gia ve biết thân phận của ông thị trưởng Ma đơ len chính là tên tù khổ sai giăng van giăng đến bắt ông và gây nên cái chết của Phăng tin
- phần 2: còn lại: Giăng Van Giang tìm lại uy quyền của mình
Nhan đề: thể hiện chủ đề tư tưởng của truyện, "người cầm quyền" ở đây chính là giăng văn giăng và đến cuối cùng chính anh đã "khôi phục uy quyền của mình"
1.2. Tìm hiểu chi tiết
1. Nhân vật Gia ve
a. Trong mối quan hệ với Giăng Văn Giăng
Trước khi Phăng tin chết
- Giọng nói không còn là tiếng người mà giống tiếng thú gầm
- Bộ mặt trông gớm ghiếc
- Đôi mắt như cái móc sắt nhọn
- Nụ cười man rợ phô ra tất cả các hàm răng giống như quái thú
- Ngôn ngữ xưng hô: mày tao, gọi người khác là con đĩ
- Hành động hách dịch hét lên, vừa gầm vừa như thôi miên con mồi, nhìn chằm chằm vào con mồi, lao tới tiến vào giữa phòng, tóm lấy cổ áo, đắc ý cười...
-> Qua những chi tiết trên Gia ve hiện lên giống một con thú hơn là giống người. Nhà văn không ngại dùng từ ngữ thô thiển nhất dành cho hắn. bởi hắn quá hốc dịch và điên cuồng. Lúc này hắn vẫn nắm quyền trong tay
Sau khi Phăng tin chết:
- Vẫn điên cuồng
- Sau đó thì phát khùng hét lên, lùi ra phía cửa, định gọi lính nhưng sợ giăng van giăng trốn nên hắn đứng lại, tay nắm lấy lan can trong bộ dạng không thể chống cự chỉ biết nhìn vào nhất cử nhất động của giăng văn giăng
-> Đến đây thì hắn tự dưng thay đổi hoàn toàn hắn không còn được nắm quyền trong tay mình nữa
b. Trong mối quan hệ với Phăng tin
- Với tư cách là một người bênh mà hắn không cần quan tâm dám thốt ra những lời nhục mạ
- Với tư cách là một người mẹ: thì hắn nhẫn tâm cho bà biết về sự thật đáng buồn kia
- Khi Phăng tin chết vì chính những lời lẽ của hắn thì hắn không chút mảy may quan tâm
Điều đó cho thấy Gia ve quả là một con người nhẫn tâm và độc ác
2. Nhân vật Giăng Văn Giăng
a. Đối với nhân vật Gia ve
- Vì Phăng tin cho nên Giăng Văn Giăng đã xin Gia ve đừng nói những sự thật ra nhưng hắn không chịu
- Và kết cục thì giăng văn giăng phải hành động để cho hắn phải nghe lời
- Đối với đoạn này thì thật sự giăng văn giăng đã tìm lại quyền cho mình
b. Đối với phăng tin
- Ông luôn muốn trì hoãn che dấu phăng tin sự thật
- Ông ngăn cản gia ve nói ra sự thật, anh xin hắn
-> Ông muốn để cho Phăng tin sống chứ nếu biết sự thật thì cô không còn mục đích nào đẻ sống trên đời này cả
- Gia ve không đồng ý và cái chết của Phăng tin đã xảy ra, giăng văn giăng lúc này không còn nhún nhường nữa mà lớn tiếng đứng dậy vạch tội Gia ve
- Ông ngắm Phăng tin yên lặng bên cô -> thể hiện sự đau đớn khôn xiết
- Ông hứa sẽ mang con của cô trở về
-> Ông quả là một người có tấm lòng nhân hậu thương người, trong phút chót cái thiện đã thắng cái ác, gia ve phải lùi bước trước giăng văn giăng
3. Nhân vật Phăng tin
- Là một người mẹ hết lòng vì con
- Bán thân bán tóc, bán răng để lo cho con
- Hi vọng cuối cùng trước khi nhắm mắt là được nhìn thấy con mình
1.3. Tổng kết
- Câu chuyện khép lại và mở ra nhiều suy nghĩ về những kiếp người khốn khổ bị đàn áp đến khi chết vẫn còn khổ vẫn không hoàn thành tâm nguyện của mình
- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn
- Xây dựng tình huống kịch tính
2. Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền mẫu 2
2.1. Hướng dẫn
Câu 1 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Nghệ thuật đối lập hai nhân vật Giăng Văn-giăng và Gia-ve qua đối thoại, qua hành động:
- Trước khi Phăng – tin chết:
* Giăng Van-giăng
+ Thái độ nhẹ nhàng, nhún nhường, hành động điềm tĩnh
* Gia- ve
+ Với Giăng Van–giăng: hành động lỗ mãng, ngạo ngược, tác oai tác quái
+ Thái độ trước Phăng-tin: thái độ, cách cư xử hết sức tàn nhẫn, vô lương tâm, mất hết tính người
- Sau khi Phăng–tin chết
* Giăng Van-giăng
+ Đối với Gia-ve: Thái độ mạnh mẽ, quyết liệt.
+ Đối với Phăng-tin: Giăng-van-giăng giống như một vị cứu tinh, một đấng cứu thế.
* Gia- ve
+ Hắn là một kẻ hống hách, độc ác, tàn bạo, vô nhân tính, lòng lang dạ thú nhưng cũng rất hèn nhát, bạc nhược chỉ biết dựa vào luật pháp để thị uy lộng quyền.
=> Ý nghĩa nghệ thuật: Bằng nghệ thuật đối lập giữa hai nhân vật, nhà văn đã lý tưởng hóa hình tượng Giăng Van-giăng mang vẻ đẹp tuyệt đối, là hiện thân của con người giàu đức hi sinh và lòng nhân ái, đấng cứu thế luôn che chở, bảo vệ, đem lại niềm tin, hi vọng cho những người nghèo khổ.
Câu 2 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
* Ở Gia-ve tác giả đã sử dụng một loạt chi tiết nhằm quy chiếu về một ẩn dụ: Hình tượng con ác thú Gia-ve.
- “bộ mặt gớm ghiếc”
- Giọng nói (tiếng thét “Mau lên”), "có cái gì man rợ và điên cuồng"
- Cặp mắt: “nhìn như cái móc sắt, và với cái nhìn ấy hắn từng quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ”.
- Cái cười: “ghê tởm phô ra tất cả hàm răng”.
=> Dựng chân dung nhân vật sinh động, qua đó tô đậm sự tàn bạo, bản tính ác thú của Giave
=> Gián tiếp thái độ ghê tởm, căm ghét của nhà văn với loại người như hắn.
* Ở Giăng Van-giăng ta không tìm thấy một hệ thống hình ảnh so sánh quy về ẩn dụ như Gia-ve. Tuy nhiên, qua diễn biến tình tiết dẫn tới đoạn kết, những chi tiết về Giăng Van-giăng có thể quy chiếu về hình ảnh: Một con người chân chính - con người của tình yêu thương.
Câu 3 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
- Đoạn văn từ câu "Ông nói gì với chị?" đến câu "có thể là những sự thực cao cả" là phát ngôn của nhà văn.
- Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này là: Bình luận ngoại đề (hay "Trữ tình ngoại đề"): Nó cũng là phương tiện quan trọng giúp tác giả soi sáng thêm nội dung, tư tương tác phẩm.
- Trong đoạn trích, nó giúp phản ánh rõ hơn tư tưởng vượt lên trên hiện thực để vươn tới cái đẹp thánh thiện=> Đó cũng chính là tâm hồn nhân ái đầy thánh thiện của Giăng-van-giăng.
Câu 4 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
* Những dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa qua đoạn trích:
- Hình ảnh " Một nụ cười không sao tả được… đi vào cõi chết".
- Cái kết của đoạn trích: “chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại” thể hiện rõ nét đặc điểm của chủ nghĩa lãng mạn luôn vượt lên hiện thực vươn tới cái đẹp cái thánh thiện, thanh khiết
- Khi Giăng Van-giăng sửa sang thi thể Phăng-tin như "một người mẹ sửa sang cho con" thì "gương mặt Phăng-tin như sáng rỡ lên một cách lạ thường". Ca ngợi sức mạnh của tình thương có thể đẩy lùi bạo lực, cường quyền và nhén nhóm niềm tin vào tương lại.
2.2. Luyện tập
Câu 1 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Trong đoạn trích, Phăng-tin không đóng vai trò là một nhân vật chính. Tuy nhiên, cách thể hiện nhân vật vẫn góp phần thể hiện những nét đặc trưng nghệ thuật nổi bật của Huy-gô. Ở nhân vật này, một lần nữa, ta có thể minh hoạ lại nghệ thuật đối lập, như là một nét đặc trưng cho thế giới hình tượng của Huy-gô. Đó là:
a. Nghệ thuật miêu tả nhân vật. Tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật đối lập:
+ Sự đối lập giữa: Phăng-tin >< Gia-ve
Nạn nhân >< Đao phủ
+ Sự đối lập giữa: Phăng-tin >< Giăng Van-giăng
Nạn nhân >< Vị cứu tinh
b.
- Nghệ thuật miêu tả tâm trạng: trong đoạn trích, Phăng-tin từ tin tưởng tuyệt đối vào Giăng Van-giăng đến lo lắng, sợ hãi (khi Giăng Van-giăng bị Gia-ve lấn át) và đến khi Gia-ve nói: "Tao đã bảo không có ông Ma-đơ-len,... chỉ có thế thôi!" thì chị đã không thể chịu đựng nổi. Chị hoảng hốt rồi mất đi.
=> Quá trình diễn biến tâm lí của nhân vật cho ta thấy hiện lên hình ảnh một người phụ nữ thật đáng thương, thật tội nghiệp khi niềm tin về một chỗ dựa có thể giúp vượt qua cái ác bị đổ vỡ. Tuy nhiên, ngôn ngữ và hành động của Phăng-tin lại thể hiện một sức mạnh khác thường. Sức mạnh ấy là niềm tin vào tình thương yêu của con người; tin rằng cái ác không thể ngự trị mãi mãi; tương lai là của tình yêu thương và sự công bằng. Tuy vậy, sự đối lập giữa Phăng-tin và Giăng Van-giăng không bác bỏ sự thật là cả Giăng Van-giăng cũng vẫn là nạn nhân, và cả hai nhân vật đều cùng một tuyến nhân vật nếu xét theo tiêu chí Thiện - Ác.
Câu 2 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Vai trò của Phăng- tin trong diễn biến cốt truyện
- Xúc tác thúc đẩy câu chuyện phát triển
- Nhân vật kiểm chứng sự thể hiện của tính cách Giăng Văn- giang và Gia- ve.
Câu 3 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Sự phân tuyến nhân vật ở đây gần gữi với hệ thống nhân vật của văn học dân gian:
- Sự đối lập thiện >< ác, tốt >< xấu giữa các nhân vật trong truyện.
Gia-ve >< Giăng-van-giăng
(ác) (thiện)
- Qua việc xây dựng hai nhân vật đối lập nhau đoạn trích đã ngợi ca tình cảm yêu thương con người, ước mơ thoát khỏi những bất công của xã hội. Bằng ánh sáng của ình thương yêu con người chúng ta có thể đẩy lùi bóng tối và cường quyền.
2.3. Tóm tắt
Phăng tin bị Gia-ve bắt bỏ tù, nhờ có Giăng Van-giăng chị mới thoát nạn rồi được đưa vào bệnh xá. Trong lúc đang hết lòng cứu giúp Phăng Tin, Giăng Van-giăng lại quyết định ra tòa tự thú vì muốn cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan. Đoạn trích kể lại tình huống tên Gia-ve dẫn lính đến bắt Giăng Van-giăng khi ông đến thăm Phăng-tin ở bệnh xá. Khi Gia-ve đến, Phăng-tin nghĩ hắn đến bắt mình nên vô cùng sợ hãi. Vì không muốn dập tắt niềm hi vọng của Phăng-tin nên Giăng Van-giăng hạ mình cầu xin Gia-ve cho ông ba ngày để tìm ra con gái của chị. Nhưng Gia-ve vẫn tàn nhẫn tuyên bố Giăng Van-giăng là một tên tù khổ sai vượt ngục, hắn sẽ bắt ông. Nghe xong những lời lẽ ấy Phăng-tin đã tuyệt vọng tắt thở. Căm phẫn trước sự tàn nhẫn của Gia-ve, Giăng Van-giăng khôi phục uy quyền khiến Gia-ve phải run sợ. Giăng Van-giăng đến chỗ Phăng- tin nói những lời cuối với chị rồi đứng dậy quay về phía Gia-ve và nói "giờ thì tôi thuộc về anh".
2.4. Bố cục
Bố cục: 3 phần
- Phần 1 (Mở đầu - chị rùng mình): Giăng Van-giăng chưa mất hết uy quyền của một thị trưởng.
- Phần 2 (Tiếp đến Phăng-tin đã tắt thở): Thân phận thật của thị trưởng Ma-đơ-len bại lộ: Tù khổ sai Giăng Van-giăng.
- Phần 3 (Đoạn còn lại): Giăng Van-giăng khôi phục lại uy quyền.
2.5. Nội dung chính
Qua hình tượng hai nhân vật đối lập, tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc một thông điệp: Trong hoàn cảnh sống bất công và tuyệt vọng, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai.
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 11, tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...
Để học tốt môn Ngữ văn 11 và tác phẩm Người cầm quyền khôi phục uy quyền, mời các bạn tham khảo: