Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thuận lợi, khó khăn khi xét thăng hạng theo Thông tư 34

Thuận lợi, khó khăn khi xét thăng hạng giáo viên

VnDoc mời các bạn cùng theo dõi bài viết Thuận lợi, khó khăn khi xét thăng hạng theo Thông tư 34.

Ngày 30/11/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 34/2021/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập. Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 15/01/2022. Theo tìm hiểu của chúng tôi, với sự ra đời của Thông tư 34, giáo viên các cấp sẽ gặp một số thuận lợi và khó khăn khi xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp sau đây.

Thuận lợi

Thứ nhất, giáo viên được miễn thi môn Ngoại ngữ, Tin học nếu đáp ứng điều kiện theo quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều 39 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ. Cụ thể, Khoản 6 quy định miễn thi môn Ngoại ngữ đối với các trường hợp sau:

a) Viên chức tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm công tác;

b) Viên chức có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số đang công tác ở vùng dân tộc thiểu số;

c) Viên chức có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành ngoại ngữ hoặc có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp dự thi;

d) Viên chức có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học hoặc có bằng tốt nghiệp theo yêu cầu trình độ đào tạo so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp dự thi học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền công nhận;

Khoản 7, miễn thi môn Tin học đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin.

Thứ hai, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng III lên giáo viên hạng II: được thực hiện thông qua việc xét và chấm điểm hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng theo quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II của mỗi cấp học (Điều 5).

Như thế, giáo viên tham gia thăng hạng từ hạng III lên hạng II không phải thi (so với quy định trước đây là xét hoặc thi). Điều 7 quy định, đối với trường hợp dự xét thăng hạng từ hạng III lên hạng II: điểm chấm hồ sơ (không phải kiểm tra, sát hạch - tác giả chú thích) theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này phải đạt 100 điểm.

Thứ ba, Điều 7 Thông tư 34 quy định xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp lưu ý, nếu số lượng hồ sơ nhiều hơn chỉ tiêu thăng hạng thì lấy điểm kiểm tra, sát hạch theo thứ tự từ cao xuống thấp.

Đối với trường hợp dự xét thăng hạng từ hạng III lên hạng II: sử dụng quy định về nhiệm vụ của hạng II để làm căn cứ xét thăng hạng. Lấy điểm chấm minh chứng về các nhiệm vụ của hạng II mà giáo viên hạng III đã thực hiện trong 06 năm liền kề trước thời điểm hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng theo thứ tự từ cao xuống thấp.

Theo quy định này thì hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng/tổ phó chuyên môn, giáo viên cốt cán sẽ có nhiều lợi thế hơn (về nhiệm vụ) so với giáo viên không giữ chức vụ. Ví dụ, tổ trưởng thường làm các nhiệm vụ như báo cáo viên, dạy thử nghiệm; chủ trì các nội dung bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn…

Thứ tư, giáo viên có nhiều thành tích cũng là một lợi thế khi tham gia xét thăng hạng. Bởi, phần Phụ lục gợi ý minh chứng về các nhiệm vụ của hạng II mà giáo viên đã thực hiện và đạt kết quả quy định (trích):

- Sản phẩm nghiên cứu/sách/tài liệu bồi dưỡng/giáo án/kế hoạch giảng dạy được duyệt;

- Quyết định khen thưởng/văn bản ghi nhận về những đóng góp của giáo viên;

- Ngoài ra, giáo viên có thể cung cấp các minh chứng phù hợp khác thể hiện việc giáo viên đã thực hiện nhiệm vụ của hạng đăng ký dự xét và đạt kết quả.

Khó khăn

Thứ nhất, giáo viên chỉ được cử đi dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi trường học có nhu cầu và hiệu trưởng đồng ý (Điều 3). Có thể nhận thấy, giáo viên không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lí (hiệu phó, tổ trưởng/tổ phó chuyên môn, giáo viên) thì ít có cơ hội được hiệu trưởng cử đi dự thi hoặc xét thăng hạng hơn.

Thứ hai, giáo viên tham gia thăng hạng từ hạng II lên hạng I phải kiểm tra, sát hạch (thi) chứ không xét – như nhiều người nhầm lẫn. Điều 5 quy định nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp:

a) Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng II lên giáo viên hạng I được thực hiện thông qua việc xét, chấm điểm hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng và kiểm tra, sát hạch theo quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng I của mỗi cấp học;

b) Giáo viên hạng II dự xét thăng hạng lên giáo viên hạng I được tham dự kiểm tra, sát hạch khi điểm hồ sơ đạt 100 điểm theo thang điểm quy định tại Điều 6 Thông tư này;

c) Việc kiểm tra, sát hạch được thực hiện bằng hình thức làm bài trắc nghiệm (60 phút) hoặc phỏng vấn (không quá 15 phút/01 người).

Ngoài ra, Điều 7 quy định, đối với trường hợp dự xét thăng hạng từ hạng II lên hạng I: điểm chấm hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này phải đạt 100 điểm và điểm kiểm tra, sát hạch phải đạt từ 15 điểm trở lên.

Thứ ba, Điều 3 quy định trường hợp giáo viên đủ điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ. Hay nói cách khác, giáo viên không đủ điều kiện miễn thi môn Ngoại ngữ, Tin học theo quy định thì phải thi.

Quy định phải thi môn Ngoại ngữ, Tin học (nhất là môn Ngoại ngữ) gây nhiều khó khăn cho giáo viên. Một số giáo viên (không phải môn tiếng Anh) bậc trung học phổ thông chia sẻ với người viết rằng, cho dù đã có chứng chỉ tiếng Anh nhưng cũng không nhiều người tự tin có thể thi đậu thăng hạng từ hạng III lên hạng II. Thầy cô không sử dụng tiếng Anh trong thời gian dài nên kiến thức mai một rất nhiều.

Nhìn chung, Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT có những ưu điểm như giáo viên tham gia thăng hạng từ hạng III lên hạng II không phải thi. Giáo viên nhiều thành tích sẽ có lợi thế hơn khi tham gia xét thăng hạng, tạo sự cạnh tranh sòng phẳng về chất lượng chuyên môn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn bản giáo dục

    Xem thêm