Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9: Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)

Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9 - Bài 15

Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9: Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925) có đáp án đi kèm, giúp các bạn học sinh lớp 9 ôn tập dễ dàng với nội dung câu hỏi bám sát chương trình học. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay

Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất

Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925

Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những sự kiện nào trên thế giới ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam?

a. Thành công của cách mạng tháng Mười Nga (1917), sự thành lập Quốc tế cộng sản (2/1919).

b. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh.

c. Hội nghị Véc- xai.

d. Sự ra đời của các Đảng Cộng sản ở các nước châu Âu.

Câu 2. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ vì:

a. Chủ nghĩa Mác Lê-nin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam.

b. Do ảnh hưởng tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn.

c. Giai cấp công nhân đã chuyển sang đấu tranh tự giác.

d. Thực dân Pháp đang trên đà suy yếu.

Câu 3. Trần Dân Tiên ví “Như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân” cho sự kiện nào?

a. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện - Quảng Châu - Trung Quốc (6/1924).

b. Cuộc đầu tranh đòi thả tự do cho cụ Phan Bội Châu (1925).

c. Phong trào đấu tranh đòi để tang cụ Phan Chu Trinh (1926).

d. Khởi nghĩa Yên Bái (2/1930).

Câu 4. Phong trào yêu nước dân tộc dân chủ công khai diễn ra từ:

a. 1919-1925

b. 1919-1926

c. 1919-1927

d. 1919-1928

Câu 5. Đảng Lập Hiến là tổ chức của giai cấp nào?

a. Giai cấp công nhân.

b. Giai cấp tiểu tư sản.

c. Giai cấp tư san dân tộc.

d. Giai cấp phong kiến.

Câu 6. Những năm 1919-1926, giai cấp tư sản dân tộc có những hoạt động gì?

a. “Chấn hưng nội hóa”, “Bài trừ ngoại hóa’’, Chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kì.

b. Chống độc quyền thương cảng Sài Gòn.

c. Lập Đảng Thanh niên, dùng báo chí bênh vực quyền tự do cho mình.

d. Không thỏa hiệp với thực dân Pháp.

Câu 7. Hãy điền vào chỗ trống từ cho hợp nghĩa:

Một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì (đại biểu là Nguyễn Phan Long, Bùi Quang Chiêu) đã thành lập ………………. để tập họp lực lượng.

a. Đảng Lập hiến Đông Dương

b. Tân Việt cách mạng Đảng

c. Đông Dương cộng sản Đảng

d. Việt Nam Quốc dân Đảng

Câu 8. Những tổ chức chinh trị như: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Hội Hưng Nam, Đảng Thanh niên là tiền thân của?

a. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

b. Việt Nam Quốc dân Đảng.

c. Tân Việt cách mạng Đảng

d. Đông Dương cộng sản Đảng.

Câu 9. Những tờ báo tiến bộ của các tầng lớp tiểu tư sản trong những năm 1919-1926:

a. Chuông rè, Tin tức, Thanh niên.

b. Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê.

c. Thanh niên, Chuông rè, An Nam trẻ.

d. Người nhà quê, An nam trẻ, Thanh niên.

Câu 10. Phong trào yêu nước dân chủ công khai diễn ra vào năm 1924-1925, là phong trào nào?

a. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái và đấu tranh đòi thả tự do cho cụ Phan Bội Châu.

b. Xuất bản những tờ báo tiến bộ và lập ra nhà xuất bản tiến bộ.

c. Cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả cụ Phan Bội Châu và đám tang cụ Phan Chu Trinh.

d. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái và đám tang cụ Phan Chu Trinh.

Câu 11. Quá trình phát triển của phong trào công nhân Việt Nam từ 1919-1929 chia làm 2 giai đoạn, đó là giai đoạn nào?

a. 1919-1925 và 1925-1929.

b. 1919-1926 và 1926-1929.

c. 1919-1927 và 1927-1929.

d. 1919-1928 và 1928-1929.

Câu 12. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ này còn lẻ tẻ, tự phát nhưng ý thức giai cấp phát triển nhanh chóng. Đó là đặc điểm của phong trào công nhân Việt Nam thời kỳ nào?

a. 1919-1924.

b. 1919-1925.

c. 1919-1926.

d. 1919-1927.

Câu 13. Nguyên nhân nào là nguyên nhân chủ quan làm cho phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919-1926) cuối cùng thất bại?

a. Hệ tư tưởng dân chủ tư sản trờ nên lỗi thời, lạc hậu.

b. Thực dân Pháp còn mạnh đủ khả năng đàn áp phong trào.

c. Giai cấp tư sản dân tộc do yếu kém về kinh tế nên ươn hèn về chính trị, tầng lớp tư sản do điều kiện kinh tế bấp bênh không thể lãnh đạo phong trào cách mạng.

d. Do chủ nghĩa Mác-Lê nin chưa được truyền bá sâu rộng ở Việt Nam.

Câu 14. Mục tiêu đấu tranh của phong trào công nhân trong những năm 1919-1924 chủ yếu là gì?

a. Đòi quyền lợi về kinh tế.

b. Đòi quyền lợi về chính trị.

c. Đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị.

d. Để giải phóng dân tộc.

Câu 15. Hãy điền vào chỗ trống: Sang năm 1914, có nhiều cuộc bãi công của công nhân nhà máy dệt, rượu, xay gạo nổ ra ở…

a. Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương

b. Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng

c. Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Phòng

d. Hà Nội, Vinh, Bến Thuỷ.

Câu 16. Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam đi vào đấu tranh tự giác?

a. Cuộc bãi công của công nhân thợ nhuộm ở Chợ Lớn (1922).

b. Tổng bãi công của công nhân Bắc Kì (1922).

c. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son - Sài Gòn (8/1925).

d. Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (1926).

Câu 17.Sự kiện nào thề hiện “Tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga đã thấm sâu hơn vào giai cấp công nhân và bắt đầu biến thành hành động của giai cấp công nhân Việt Nam”?

a. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn (1925).

b. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920)

c. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái vang dội ở Sa Điện - Quảng Châu (6-1924).

d. Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Véc-xai bản yêu sách (1919).

ĐÁP ÁN

1.a 2.b 3.a 4.b 5.c 6.a 7.a 8.c 9.b 10.c

11.a 12.b 13.c 14.a 15.b 16.c 17.a

Đánh giá bài viết
1 5.201
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Lịch sử 9

    Xem thêm