Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cảm xúc mùa xuân trong những sáng tác của các nhà thơ Việt Nam mà em đã học và đã đọc

Những bài văn mẫu hay lớp 9

Văn mẫu lớp 9: Cảm xúc mùa xuân trong những sáng tác của các nhà thơ Việt Nam mà em đã học và đã đọc được thái độ đó gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Đề bài: Cảm xúc mùa xuân trong những sáng tác của các nhà thơ Việt Nam mà em đã học và đã đọc

Bài làm

Mùa xuân về mang cái đẹp, mang sức sống đến cho cỏ cây hoa lá và mang cả những náo nức, mê say cho lòng người… Im lặng lắng nghe mùaxuân đất trời, cảm nhận được sức sống nội tại của nó vươn dậy mãnh liệt, lắng lòng ta sẽ thấy cả những mùa xuân đã qua hiện về đầy ắp qua những sáng tác thơ văn. Những mùa xuân của thế kỉ XV qua thơ Nguyễn Trãi, mùa xuân của những nhà thơ lãng mạn và mùa xuân trong lòng người cách mạng. Mỗi người một vẻ đã dâng tặng cho đời, làm đẹp cho mùa xuân đất nước, quê hương bởi những vần thơ dào dạt tình người. Khi văn học dân tộc đạt tới những thành tựu khá rực rỡ, những tập thơ đã đạt đến sự tinh xảo của cảm xúc nghệ thuật, Nguyễn Trãi hiện ra là câyđại thụ lớn với các sáng tác nổi tiếng về mùa xuân. Một mùa xuân đẹp, yên bình của làng quê Việt Nam nơi bến đò đầu trại:

Cỏ xanh như khói bến xuân tươi

Lại có mưa xuân nước vỗ trời

Quạnh quê đường đồng thưa vắng khách

Con đò gối bãi suốt ngày ngơi

Ta gặp lại những hình ảnh quen thuộc thân thương miền thôn dã có mưa và cỏ. Những vạt cỏ mùa xuân gần gũi bao nhiêu với đời thường và gần gũi ngay trong thơ ca. Nhưng với mùa xuân này trong thơ Nguyễn Trãi màu cỏ mới thật độc đáo mà cả trước đó và sau đó ta không hề gặp: “Cỏ xanh như khói”. Khi có bao nhiêu là màu cỏ xanh non, xanh lục nhưng nhà thơ không cảm nhận thấy như thế. Chính bởi màu sắc rất riêng “xanh như khói” ta có thể hiểu được đó chính là sắc xanh được làm mờ đi sau làn mưa bụi mùa xuân. Cái màu xanh của sự giao thời giữa màu trắng non và độ xanh rì, được phủ mưa trắng nên màu cỏ ấy còn giống cả màu mơ. Vì vậy khi tác giả viết “cỏ xanh như khói” là gợi được cả cái thực và cái mơ của một sắc xanh. Câu thơ sau là sự miêu tả cụ thể:

Lại có mưa xuân nước vỗ trời.

Lời thơ như là một tiếng reo của sự khám phá: “Lại có”. Tác giả tả mưa mà người ta cứ nghĩ đấy là một bức mành xuân. Những hạt mưa đang bay trong không gian là sự kết tụ những gì tinh túy nhất của khí xuân, sắc xuân. Chúng phủ lên vạn vật làm mọi thứ trở nên tươi tắn, đẹp đẽ, đầy sức sống. Mưa giăng mắc trong không gian lên bãi cỏ trải dài, Sau làn mưa ấy cỏ mờ đi, mềm ra và sức sống căng trào trong mỗi cây cỏ bừng dậy hợp thành một sức sống mãnh liệt: “bến xuân tươi” và hình ảnh “nước vỗ trời” rất tính tế hiện ra. Sau mưa trắng, bãi cỏ dài nơi cuối cùng tầm mắt trời nước gặp nhau: dòng sông dềnh lên, chân trời hạ xuống. Kết hợp hai câu thơ ấy bức tranh mở ra thật đẹp: làn cỏ xanh thành một vạt sáng mềm mại, sự quyện hòa của mưa, sông, trời. Mùa xuân còn là âm thanh nở rộ:

Trong tiếng cuốc kêu xuân đã muộn

Đầy xuân mưa bụi nở hoa xoan

(Cuối xuân tức sự)

Tiếng cuốc là sự báo hiệu, là tiếng gọi mùa hè, hoa xoan rơi báo trời vẫn còn xuân. Hai câu thơ là cái bản lề khép mở và cũng là chút tâm tình tiếc nuối thời gian.

Văn học lúc này khi tác phẩm nổi tiếng Hồng Đức quốc âm thi tập đã hình thành xu hướng “tỏ lòng”, thơ văn Nguyễn Trãi không dừng ở cảm xúc đưa thiên nhiên vào thơ mà còn là sự gửi gắm rất tài tình tâm trạng bản thân. Sau bức tranh tinh tế bến đò xuân là cái tâm cảnh rất gợi:

Quạnh quẽ đường đồng thưa vắng khách

Con đò gối bãi suốt ngày ngơi

Và ở Cuối xuân tức sự:

Suốt ngày nhàn nhã khép phòng văn

Khách tục không ai bén mảng gần

Một mùa xuân tĩnh lặng, đẹp mà buồn! Đẹp như nỗi buồn thánh thiện của thi nhân trước vận nước, là nỗi đau về nhân tình thế thái. Buồn mà không hề đập phá, chính bởi thế mà “tâm hồn Nguyễn Trãi đẹp như thiên nhiên”, như mùa xuân trời đất qua hai bài thơ này. Đọc những vần thơ của ông vua thi sĩ Trần Nhân Tông, ta có thể lại gặp một mùa xuân thật đẹp, tưng bừng náo nức cái tâm trạng mà ta hay có:

Chim hót véo von liễu nở đầy

Thềm hoa chiếu ảnh bóng mây bay

Khách đến chẳng hỏi chuyện nhân sự

Chỉ tựa bao lơn đứng ngắm trời

Sẽ không khó lí giải khi đứng trước mùa xuân mà mỗi thi sĩ lại có những tình cảm rất khác dù họ đều là những bậc tài hoa. Chốn cung đình, trước cảnh ấm no giàu có của đất nước, là một ông vua, có cớ gì tác giả không vui. Mùa xuân về chốn cung đình nơi sự tiếp đón dường như hoàn hảo nhất có âm thanh tươi vui “chim hót véo von”, sắc màu rực rỡ “liễu nở đầy” và con người với một tấm lòng thực sự trong sạch, rộng mở “đứng ngắm trời”. Mãn Giác thiền sư tuy là một nhà thơ của cõi Phật, song mùa xuân cũng thức dậy trong thơ thiền rạo rực, tràn niềm tin:

Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một cành mai

Mặc dù đó là một bài kệ (Có bệnh bảo mọi người) phục vụ cho thuyết “sinh – tử” của Phật giáo song xét về mặt khách quan nó lại có ý nghĩa thật đẹp. Đólà yếu tốtích cực của tôn giáo này. Trước mùa xuân, ta thêm tin yêu cuộc sống, tin vào sự vươn dậy, tồn tại của những cái thanh cao.

Và một mùa xuân của Nguyễn Du:

Cỏ non xanh rợn chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

(Truyện Kiều)

Những gam màu cực dậm “xanh rợn” với nét bút tài hoa đã tự tôn nhau lên làm nổi bật nét vẻ điểm xuyết sắc sảo của bông hoa trên thảm cỏ xuân nối với chân trời…

Ở mỗi thời kì, con người đều có những quan niệm khác nhau về con người, về cuộc đời. Tình cảm bao giờ cũng bắt đầu là những suy nghĩ, vì thế theo thời gian tình cảm trong tác phẩm lại phát triển theo một chiều hướng mới. Tình yêu mùa xuân không nằm ngoài quy luật ấy. Mùa xuân trong thơ văn cổ cảnh sắc gắn liền với tình yêu của con người: mùa xuân buồn của Nguyễn Trãi, tươi đẹp ở Trần Nhân Tông theo đúng lời nhận định của cụ Nguyễn Du;

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ

(Truyện Kiều)

Sau này xã hội phát triển phức tạp hơn, văn học có nhiều quan niệm. Ta có thể nhận biết rõ điều ấy qua cảm xúc thơ của các thi sĩ qua mùa xuân. Những con người của thơ ca lãng mạn như Hàn Mặc Tử viết về xuân:

Trong làn nắng ửng khói mơ tan

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng

Sột soạt gió trêu tà áo biếc

Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang

(Mùa xuân chín)

Mùa xuân cảnh vật ở một làng quê nhưng đẹp đẽ, nên thơ không kém mùa xuân nơi tiên giới, qua sự cảm nhận của một tâm hồn thật nhạy, thật tinh tế. Khi mùa xuân đã chín, tất cả căng trào bật dậy một nguồn sinh lực dồi dào chưa từng thấy. Nắng ửng hồng, ấm áp và làng quê chìm cả trong cái huyền ảo lạ kì của làn khói đang tan trong hơi ấm. Sự hiện diện của tất cả đều được thi nhân phả vào hồn sống – đợi gió sột soạt trêu đùa tà áo biếc. Mọi sự chuẩn bị và “bóng xuân sang”. Câu thơ ngắn như một sự thông báo mùa xuân ấy đã chín trong thiên nhiên và cả trong lòng thi sĩ. Cảnh xuân thật đẹp nhưng vẫn ẩn chứa một nỗi buồn tiếc nuối, băn khoăn:

Chị ấy năm nay còn gánh thóc

Dọc bờ sông trắng nắng chang chang

Mùa xuân đã chín rồi sẽ trôi đi theo quy luật của vũ trụ. Nhưng mùa xuân của lòng người chín một lần liệu giữ được mãi chăng? “Tiếng ca vắt vẻo” của mùa xuân năm nào con người ấy có được trở về hát tiếp, hay gửi lại cho những lớp theo sau. Bởi thế mà Hàn Mặc Tử băn khoăn dường như tiếc cuộc đời trôi mau quá, tiếc cho mùa xuân, tiếc cho câu hát dở dang của người con gái. Mùa xuân với cảnh mơ của cõi tiên, con người với suy tư của cõi trần, tình yêu, sự sống thức dậy căng trào… Cũng là mùa xuân nhưng mùa xuân trong tình yêu của người cách mạng còn có một sứcsống, một niềm tin mãnh liệt vào con người. Mùa xuân yêu đời trong thơ Bác Hồ:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi.

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

(Rằm tháng giêng)

Thưởng nguyệt dẹp đêm rằm xuân nhưng không phải ngâm vịnh thù tạc mà thưởng trăng xuân trên con thuyền bàn lo việc nước. Cảnh đẹp hùng vĩ và khoáng đạt “lồng lộng trăng soi” và sự tràn trề sắc xuân trong câu thơ tiếp: “Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”. Đây là một bài thơ chữ Hán và ở câu thơ dịch này đã mất một chữ “xuân” rất ý nghĩa. Ta hãy trở về nguyên tác câu thơ: “Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên”. Sự tiếp nối liên tục của ba đối tượng làm không khí xuân mở rađến không cùng. Đẹp nhất là mùa xuân ấy – một mùa xuân chiến đấu cho Tổ quốc quê hương.

Nghe những ước muốn chân thành trước mùa xuân của Thanh Hải ta thấy được cái cao đẹp của tấm lòng người chiến sĩ. Mùa xuân không chỉ đẹp về cảnh:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

mà còn đẹp ở tiếng lòng sôi dậy:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

(Mùa xuân nho nhỏ)

Những ước mơ đơn sơ và cao đẹp. Đó là ước muốn hiến dâng của những người chiến sĩ. Khi chúng ta tưng bừng đón xuân, họ chắc tay súng giữ quê hương đất mẹ. Mùa xuân ấy mới thật ý nghĩa biết bao, đáng trân trọng biết bao! Mùa xuân nhen lên tình yêu, đánh thức những gì đẹp đẽ nhất trong phần người để mỗi con người sống có ích hơn. Xuân trong thơ cách mạng là những mùa xuân như thế, mùa xuân cầm súng, mùa xuân ra đồng bảo vệ cho mùa xuân đời sau được mãi mãi đẹp tươi.

Dẫu cho lịch sử bước tiếp trên con đường mới, tất cả những cái đã qua sẽ lùi sâu vào trong dĩ vãng, văn học đi lên theo hướng mới của mình. Mùa xuân vẫn trở về mỗi độ nhưng chúng ta mãi mãi nâng niu những gì cha anh để lại. Nhớ nỗi buồn thánh thiện của Nguyễn Trãi, nhớ mùa xuân tưng bừng, say mê của Trần Nhân Tông, Hàn Mặc Tử và tiếp bước tô đẹp cho mùa xuân đất nước như Bác Hồ kính yêu, như ước mơ đẹp tuyệt vời của Thanh Hải khi nằm trên giường bệnh.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Sách mới

    Xem thêm