Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính

Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến khí gây hiệu ứng nhà kính, cũng như đề cập chi tiết cho bạn đọc hiểu thế nào là hiệu ứng nhà kính.

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số nội dung liên quan:

Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính?

A. CO2

B. O2

C. N2

D. H2

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Đáp án A 

Các thành phần khí gây hiệu ứng nhà kính chủ yếu bao gồm hơi nước, khí dioxit các bon (CO2), ô-xit Nitơ (N2O), khí mê-tan (CH4) và ozon (O3).

Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự sau: CO2 => CFC => CH4 => O3 =>NO2.

Hiệu ứng nhà kính

Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt Trái Đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho Trái Đất, gây nên hiệu ứng nhà kính. 

Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính

Khí CO2 là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính

Chúng ta đều biết rằng hiệu ứng nhà kính xuất phát từ việc bức xạ Mặt Trời xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất. Sau khi hấp thụ bức xạ, mặt đất nóng lên và bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu khiến nhiệt độ không khí tăng.

Các khí gây hiệu ứng nhà kính khác

Ngoài CO2 ra, các khí CH4, CFC, SO2, metan, ozôn, các halogen và hơi nước cũng nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính. Cùng với sự phát triển dân số và công nghiệp với tốc độ cao cũng tác động trực tiếp tới nhiệt độ trái đất.

>> Mời các bạn tham khảo chi tiết tại: Hiện tượng hiệu ứng nhà kính là gì?

Câu hỏi bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1. Những hợp chất nào sau đây là tác nhân gây hiệu ứng nhà kính?

A. SO2, CH4, NxOy, HCl

B. CO2, CO, CFC, NH3

C. CH4, NxOy, SO2, HF

D. CO2, CH4, NxOy, CFC

Xem đáp án
Đáp án D

Những hợp chất nào là tác nhân gây hiệu ứng nhà kính là: CO2, CH4, NxOy, CFC

Câu 2. Khí nào sau đây là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mưa axit

A. CH4.

B. NH3.

C. SO2.

D. CO2.

Xem đáp án
Đáp án C

Khí là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mưa axit SO2.

Câu 3. Có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ khí SO2 ra khỏi khí thải?

A. Dung dịch Na2SO3

B. O2 và đun nhẹ

C. CaCO3 và khí O2

D. Cả A, B, C đều đúng

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 4. Những hóa chất nào của lưu huỳnh dưới đây là tác nhân gây ô nhiễm môi trường?

A. SO2, H2

B. SO2, H2S

C. SO2, Na2SO4

D. H2S, K2S

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 5. Sau cơn mưa người ta thường cảm thấy không khí trong lành hơn vì:

A. Mưa kéo theo những hạt bụi làm giảm lượng bụi trong không khí.

B. Trong khi mưa có sấm sét là điều kiện để tạo ra lượng nhỏ ozon có tác dụng diệt khuẩn.

C. Sau cơn mưa cây cối quang hợp mạnh hơn.

D. Cả A, B.

Xem đáp án
Đáp án D

Sau cơn mưa người ta thường cảm thấy không khí trong lành hơn vì:

A. Mưa kéo theo những hạt bụi làm giảm lượng bụi trong không khí.

B. Trong khi mưa có sấm sét là điều kiện để tạo ra lượng nhỏ ozon có tác dụng diệt khuẩn.

Câu 6. Để phòng bị nhiễm độc người ta sử dụng mặt nạ phòng độc chứa những hóa chất nào

A. CuO và MnO2

B. CuO và MgO

C. CuO và CaO

D. Than hoạt tính

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 7. Sau cơn mưa người ta thường cảm thấy không khí trong lành hơn vì:

A. Mưa kéo theo những hạt bụi làm giảm lượng bụi trong không khí.

B. Trong khi mưa có sấm sét là điều kiện để tạo ra lượng nhỏ ozon có tác dụng diệt khuẩn.

C. Sau cơn mưa cây cối quang hợp mạnh hơn.

D. Cả A, B.

Xem đáp án
Đáp á D

Sau cơn mưa người ta thường cảm thấy không khí trong lành hơn vì:

Mưa kéo theo những hạt bụi làm giảm lượng bụi trong không khí.

Trong khi mưa có sấm sét là điều kiện để tạo ra lượng nhỏ ozon có tác dụng diệt khuẩn.

Câu 8. Tác dụng của tầng ozon là:

A. Là cái ô dù bảo vệ loài người và thế giới động vật khỏi tai họa do bức xạ tử ngoại của mặt trời gây ra

B. Là nguồn cung cấp nitơ cho quá trình cố định đạm ở thực vật

C. Là nguồn cung cấp oxi cần thiết cho sự sống trên trái đất

D. Có vai trò quan trọng trong việc giữ nhiệt lượng của trái đất

Xem đáp án
Đáp án A

Tác dụng của tầng ozon Là cái ô dù bảo vệ loài người và thế giới động vật khỏi tai họa do bức xạ tử ngoại của mặt trời gây ra.

Câu 9. Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường?

A. Than đá.

B. Xăng, dầu.

C. Khí butan (gas).

D. Khí hiđro.

Xem đáp án
Đáp án D

Nhiên liệu thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường là khí hiđro

Câu 10. Một trong những hướng con người đã nghiên cứu để tạo ra nguồn năng lượng nhân tạo to lớn để sử dụng cho mục đích hòa bình, đó là

A. Năng lượng mặt trời.

B. Năng lượng thủy điện.

C. Năng lượng gió.

D. Năng lượng hạt nhân.

Xem đáp án
Đáp án D

Một trong những hướng con người đã nghiên cứu để tạo ra nguồn năng lượng nhân tạo to lớn để sử dụng cho mục đích hòa bình, đó là năng lượng hạt nhân.

Câu 11. Trường hợp nào sau đây được coi là nước không bị ô nhiễm?

A. Nước ruộng lúa chứa khoảng 10% thuốc trừ sâu và phân bón hóa học.

B. Nước thải nhà máy có chứa nồng độ lớn các ion kim loại nặng như Pb2+, Cd2+, Hg2+, Ni2+.

C. Nước thải từ các bệnh viện, khu vệ sinh chứa các khuẩn gây bệnh.

D. Nước từ các nhà máy nước hoặc nước giếng khoan không chứa các độc tố như asen, sắt, … quá mức cho phép.

Xem đáp án
Đáp án D

Nước không bị ô nhiễm là nước từ các nhà máy nước hoặc nước giếng khoan không chứa các độc tố như asen, sắt, … quá mức cho phép.

Câu 12. Một mẫu khí thải công nghiệp có chứa các khí: CO2, SO2, NO2, H2S. Để loại bỏ các khí đó một cách hiệu quả nhất, có thể dùng dung dịch nào sau đây?

A. Ca(OH)2.

B. HCl.

C. CaCl2.

D. NaCl.

Xem đáp án
Đáp án A

Để loại bỏ các khí đó được hiệu quả nhất, ta có thể sử dụng dung dịch Ca(OH)2

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O

CO2+ Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

NO2 + Ca(OH)2 → Ca(NO3)2 + Ca(NO2)2 + H2O

H2S + Ca(OH)2→ CaS + H2O

Câu 13. Để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành như sau:

A. cho lưu huỳnh cháy trong không khí.

B. đốt cháy hoàn toàn khí H2S trong không khí.

C. cho dung dịch Na2SO3 tác dụng với H2SO4.

D. cho Na2SO3 tinh thể tác dụng với H2SO4 đặc, nóng.

Xem đáp án
Đáp án D

Trong phòng thí nghiệm, SO2 được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch axit H2SO4 với muối Na2SO3 tinh thể

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + SO2

Câu 14. Nhận xét nào sau đây không đúng vế vấn đề ô nhiễm môi trường?

A. Các khí CO, CO2, SO2, NO gây ô nhiễm không khí.

B. Nước thải chứa các ion kim loại nặng gấy ô nhiễm mỗi trướng nước.

C. Nước chứa càng nhiều ion NO3-, PO43- thì càng tốt cho thực vật phát triển.

D. Hiện tượng rò rỉ dầu từ các dàn khoan, tràn dầu do đắm tàu gây ô nhiễm môi trường nước biển.

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 15. Trường hợp nào sau đây được coi là nước không bị ô nhiễm

A. Nước ruộng chứa khoảng 1% thuốc trừ sâu và phân bón

B. Nước thải của nhà máy có chứa nồng độ lớn các ion kim loại nặng như Pb2+, Cd2+, Hg2+, Ni2+

C. Nước thải từ các bệnh viện, khu vệ sinh chứa các khuẩn gây bệnh

D. Nước từ các nhà máy nước hoặc nước giếng khoan không chứa các độc tố như asen, sắt … quá mức cho phép.

Xem đáp án
Đáp án D

Trường hợp được coi là nước không bị ô nhiễm là: Nước từ các nhà máy nước hoặc nước giếng khoan không chứa các độc tố như asen, sắt … quá mức cho phép.

Câu 16. Cho các phát biểu sau:

(a). Khí NO2; SO2 gây ra hiện tượng mưa axít.

(b). Khí CH4; CO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

(c). Ozon trong khí quyển là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.

(d). Chất gây nghiện chủ yếu trong thuốc lá là nicotin.

Số phát biểu đúng là

A. 4

B. 1

C. 3

D. 2

Xem đáp án
Đáp án C

trừ ý (c) ra các ý còn lại đều đúng

=> có 3 ý đúng => chọn C

Câu 17. Để loại bỏ khí H2S ra khỏi hỗn hợp H2S và HCl, người ta dẫn hỗn hợp qua dung dịch A lấy dư. Người ta sử dụng dung dịch đó là:

Dung dịch NaHS

Dung dịch KOH

Dung dịch AgNO3

Dung dịch Pb(NO3)2

Xem đáp án
Đáp án D

Để loại H2S ra khỏi hỗn hợp khí H2S và HCl thì ta chọn dung dịch phản ứng với H2S mà không phản ứng với HCl. Vậy dd thỏa mãn là Pb(NO3)2.

Vì khi đó H2S + Pb(NO3)2 → PbS ↓ + 2HNO3

Khí H2S sẽ bị giữ lại hoàn toàn.

Câu 18. Cho hỗn hợp khí X gồm N2, Cl2, SO2, CO2, H2 qua dung dịch KOH dư, người ta thu được các khí thoát ra gồm

A. N2, Cl2, O2.

B. Cl2, SO2, CO2.

C. N2, Cl2, H2.

D. N2, H2.

Xem đáp án
Đáp án D

Các khí bị giữ lại trong dung dịch NaOH là: Cl2, SO2, CO2

2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

=> 2 khí thoát ra là N2 và H2

.........................................

Trên đây VnDoc đã giới thiệu Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính tới các bạn. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 10 để có thể cập nhật thêm nhiều tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 10 - Giải Hoá 10

    Xem thêm