Nitơ phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây để tạo ra hợp chất khí
Nito phản ứng với chất nào tạo ra hợp chất khí
Nitơ phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây để tạo ra hợp chất khí được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi nito phản ứng với chất nào tạo ra hợp chất khí cũng như nhắc lại nội dung kiến thức về tính chất hóa học của nito, giúp bạn đọc ghi nhớ nắm chắc kiến thức. Mời các bạn tham khảo.
>> Mời các bạn tham khảo thêm một số nội dung liên quan:
- Trong phản ứng nào sau đây nitơ thể hiện tính khử
- Nitơ thể hiện tính khử trong phản ứng với
- Trong công nghiệp nitơ được sản xuất bằng phương pháp nào sau đây
- Nitơ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào sau đây
Nitơ phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây để tạo ra hợp chất khí.
A. Li, Mg, Al
B. H2, O2
C. Li, H2, Al
D. O2 ,Ca, Mg
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án B
Nito tác dụng với H2, O2 tạo ra khí (nhiệt độ)
N2 + 3H2 → 2NH3
N2 + O2 → 2NO
Còn các chất Li, Mg, Al, Ca tác dụng với nito không tạo ra khí
N2 + 6Li → 2Li3N
N2 + 3Mg → Mg3N2
2Al + N2 → 2AlN
N2 + Ca → Ca3N2
Tính chất hóa học của nito
Nitơ có các số oxi hoá: -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5.
Do đo Nitơ thể hiện tính oxi hóa và tính khử, tính oxi hóa đặc trưng hơn.
1. Nitơ thể hiện tính oxi hóa
Phân tử nitơ có liên kết ba rất bền, nên nitơ khá trơ về mặt hóa học ở nhiệt độ thường.
a. Tác dụng với hidro
N2 + 3H2 → 2NH3
Ở nhiệt độ cao, áp suất cao và có xúc tác. Nitơ phản ứng với hidro tạo amoniac.
b. Tác dụng với kim loại
Nhiệt độ thường, nitơ tác dụng với liti tạo thành liti nitrua:
6Li + N2 → 2Li3N.
Ở nhiệt độ cao, nitơ tác dụng với Mg, tạo thành magie nitrua:
Mg + N2 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) Mg3N2
Có 1 điểm cần chú ý là các nitrua rất dễ bị thủy phân tạo ra NH3. Nitơ chỉ thể hiện tính oxi hóa với những nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn.
2. Nitơ thể hiện tính khử
Khí nito thể hiện tính khử khi kết hợp cùng các nguyên tố có độ âm điện lớn hơn.
Ở nhiệt độ khoảng 3000ºC, Nitơ tác dụng với oxi tạo nitơ monoxit
N2 + O2 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) NO (không màu)
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. N2 tác dụng được với tất cả các chất nào trong số các chất sau (ở điều kiện thích hợp):
A. H2; O2; Mg, Fe2O3
B. H2; O2; Li, CO
C. H2; O2; Mg; CuO
D. H2; O2; Mg; Li
N2 + 6Li → 2Li3N
N2 + 3Mg \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) Mg3N2
N2 + O2 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 2NO
N2 + 3H2 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 2NH3
Câu 2. Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân KNO3:
A. KNO2 và O2
B. KNO2 và O3
C. KNO2 và N2
D. K2O, N2 và O2
Phương trình nhiệt phân
2KNO3 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 2KNO2 + O2
Câu 3. Dãy muối cacbonat bị nhiệt phân ở nhiệt độ cao
A. K2CO3, Ca(HCO3)2.
B. K2CO3, KHCO3.
C. KNO3, NH4NO3.
D. MgCO3, K2CO3.
Dãy muối cacbonat bị nhiệt phân ở nhiệt độ cao KNO3, NH4NO3.
2KNO3 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 2KNO2 + O2
NH4NO3 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) N2O + 2H2OCâu 4. Khí N2O là sản phẩm của nhiệt phân muối
A. KNO3
B. NH4NO3
C. NH4NO2
D. Zn(NO3)2
Phương trình nhiệt phân
2KNO3 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 2KNO2 + O2
NH4NO3 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) N2O + H2O
NH4NO2 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) N2 + H2O
2Zn(NO3)2 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 2ZnO + 4NO2 + O2
Câu 5. Trong công nghiệp thì Nitơ được điều chế bằng phương pháp:
A. chưng cất phân đoạn không khí lỏng
B. nhiệt phân NH4NO2 bão hoà
C. dùng photpho để đốt cháy hết oxi trong không khí được Nitơ
D. cho không khí đi qua CuO/t0
Trong công nghiệp thì Nitơ được điều chế bằng phương pháp chưng cất phân đoạn không khí lỏng
Câu 6. Cho hỗn hợp khí X gồm N2, Cl2, SO2, CO2, H2 qua dung dịch NaOH dư, người ta thu được các khí thoát ra gồm
A. N2, Cl2, O2.
B. Cl2, SO2, CO2.
C. N2, Cl2, H2.
D. N2, H2.
Các khí bị giữ lại trong dung dịch NaOH là: Cl2, SO2, CO2
2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O
2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
=> 2 khí thoát ra là N2 và H2
Câu 7. Trong phòng thí nghiệm, người ta thu khí nitơ bằng phương pháp dời nước vì
A. N2 nhẹ hơn không khí.
B. N2 rất ít tan trong nước.
C. N2 không duy trì sự sống, sự cháy.
D. N2 hóa lỏng, hóa rắn ở nhiệt độ rất thấp
Trong phòng thí nghiệm, người ta thu khí nitơ bằng phương pháp dời nước vì N2 rất ít tan trong nước.
................................
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Nitơ phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây để tạo ra hợp chất khí, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 11, Ngữ văn 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.