Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Công thức tính diện tích tam giác: vuông, thường, cân, đều

Công thức tính diện tích tam giác: vuông, thường, cân, đều

Có rất nhiều các cách khác nhau để tính diện tích tam giác với nhiều công thức được sử dụng phổ biến cũng như công thức khi sử dụng cần được phải chứng minh. Ở bài viết này, VnDoc sẽ giới thiệu đến các bạn những cách tính diện tích tam giác dễ hiểu và được sử dụng nhiều nhất để bạn có thể áp dụng ngay trong các bài thi.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 8. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Để tính diện tích tam giác bạn cần xác định loại tam giác đó là gì, từ đó tìm ra công thức tính diện tích chính xác và các yếu tố cần thiết để tính diện tích tam giác nhanh nhất.

Công thức tính diện tích tam giác: vuông, thường, cân, đều

Các loại tam giác

Tam giác thường: là tam giác cơ bản nhất, có độ dài các cạnh khác nhau, số đo góc trong cũng khác nhau. Tam giác thường cũng có thể bao gồm các trường hợp đặc biệt của tam giác.

Tam giác cân: là tam giác có hai cạnh bằng nhau, hai cạnh này được gọi là hai cạnh bên. Đỉnh của một tam giác cân là giao điểm của hai cạnh bên. Góc được tạo bởi đỉnh được gọi là góc ở đỉnh, hai góc còn lại gọi là góc ở đáy. Tính chất của tam giác cân là hai góc ở đáy thì bằng nhau.

Tam giác đều: là trường hợp đặc biệt của tam giác cân có cả ba cạnh bằng nhau. Tính chất của tam giác đều là có 3 góc bằng nhau và bằng 60^o\(60^o\).

Công thức tính diện tích tam giác: vuông, thường, cân, đều

Tam giác vuông: là tam giác có một góc bằng 90^o\(90^o\) (là góc vuông).

Tam giác tù: là tam giác có một góc trong lớn hơn lớn hơn 90^o\(90^o\)(một góc tù) hay có một góc ngoài bé hơn 90^o\(90^o\) (một góc nhọn).

Tam giác nhọn: là tam giác có ba góc trong đều nhỏ hơn 90^o\(90^o\) (ba góc nhọn) hay có tất cả góc ngoài lớn hơn 90^o\(90^o\) (sáu góc tù).

Công thức tính diện tích tam giác: vuông, thường, cân, đều

Tam giác vuông cân: vừa là tam giác vuông, vừa là tam giác cân.

Công thức tính diện tích tam giác: vuông, thường, cân, đều

Công thức diện tích tam giác

1. Tính diện tích tam giác thường

Tam giác ABC có ba cạnh a, b, c, ha là đường cao từ đỉnh A như hình vẽ:

Công thức tính diện tích tam giác: vuông, thường, cân, đều

a. Công thức chung

Diện tích tam giác bằng ½ tích của chiều cao hạ từ đỉnh với độ dài cạnh đối diện của đỉnh đó.

S_{A B C}=\frac{1}{2} a \cdot h_{a}=\frac{1}{2} b \cdot h_{b}=\frac{1}{2} c \cdot h_{c}\(S_{A B C}=\frac{1}{2} a \cdot h_{a}=\frac{1}{2} b \cdot h_{b}=\frac{1}{2} c \cdot h_{c}\)

b. Tính diện tích tam giác khi biết một góc

Diện tích tam giác bằng ½ tích hai cạnh kề với sin của góc hợp bởi hai cạnh đó trong tam giác.

S_{A B C}=\frac{1}{2} a . b . \sin \hat{C}=\frac{1}{2} a . c . \sin \hat{B}=\frac{1}{2} b . c . \sin \hat{A}\(S_{A B C}=\frac{1}{2} a . b . \sin \hat{C}=\frac{1}{2} a . c . \sin \hat{B}=\frac{1}{2} b . c . \sin \hat{A}\)

c. Tính diện tích tam giác khi biết 3 cạnh bằng công thức Heron.

Sử dụng công thức Heron đã được chứng minh:

S=\sqrt{p(p-a)(p-b)(p-c)}\(S=\sqrt{p(p-a)(p-b)(p-c)}\)

Với p là nửa chu vi tam giác:

p=\frac{1}{2}(a+b+c)\(p=\frac{1}{2}(a+b+c)\)

Có thể viết lại bằng công thức:

S=\frac{1}{4} \sqrt{(a+b+c)(a+b-c)(b+c-a)(c+a-b)}\(S=\frac{1}{4} \sqrt{(a+b+c)(a+b-c)(b+c-a)(c+a-b)}\)

d. Tính diện tích bằng bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác (R).

S_{A B C}=\frac{a b c}{4 R}\(S_{A B C}=\frac{a b c}{4 R}\)

Cách khác: S_{A B C}=2 \cdot R^{2} \cdot \sin \hat{A} \cdot \sin \hat{B} \cdot \sin \hat{C}\(S_{A B C}=2 \cdot R^{2} \cdot \sin \hat{A} \cdot \sin \hat{B} \cdot \sin \hat{C}\)

Lưu ý: Cần phải chứng minh được R là bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác.

e. Tính diện tích bằng bán kính đường tròn nội tiếp tam giác (r).

S_{A B C}=p \cdot r\(S_{A B C}=p \cdot r\)

2. Tính diện tích tam giác cân

Tam giác cân ABC có ba cạnh, a là độ dài cạnh đáy, b là độ dài hai cạnh bên, ha là đường cao từ đỉnh A như hình vẽ:

Công thức tính diện tích tam giác: vuông, thường, cân, đều

Áp dụng công thức tính diện tích thường, ta có công thức tính diện tích tam giác cân:

S_{A B C}=\frac{1}{2} a \cdot h_{a}\(S_{A B C}=\frac{1}{2} a \cdot h_{a}\)

3. Tính diện tích tam giác đều

Tam giác đều ABC có ba cạnh bằng nhau, a là độ dài các cạnh như hình vẽ:

Công thức tính diện tích tam giác: vuông, thường, cân, đều

Áp dụng định lý Heron để suy ra, ta có công thức tính diện tích tam giác đều:

S_{A B C}=a^{2} \frac{\sqrt{3}}{4}\(S_{A B C}=a^{2} \frac{\sqrt{3}}{4}\)

4. Tính diện tích tam giác vuông

Tam giác ABC vuông tại B, a, b là độ dài hai cạnh góc vuông:

Công thức tính diện tích tam giác: vuông, thường, cân, đều

Áp dụng công thức tính diện tích thường cho diện tích tam giác vuông với chiều cao là 1 trong 2 cạnh góc vuông và cạnh đáy là cạnh còn lại.

Công thức tính diện tích tam giác vuông:

S_{A B C}=\frac{1}{2} a . b\(S_{A B C}=\frac{1}{2} a . b\)

5. Tính diện tích tam giác vuông cân

Tam giác ABC vuông cân tại A, a là độ dài hai cạnh góc vuông:

Công thức tính diện tích tam giác: vuông, thường, cân, đều

Áp dụng công thức tính diện tích tam giác vuông cho diện tích tam giác vuông cân với chiều cao và cạnh đáy bằng nhau, ta có công thức:

S_{A B C}=\frac{1}{2} a^{2}\(S_{A B C}=\frac{1}{2} a^{2}\)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Toán 8

    Xem thêm