Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 12 môn Vật lý năm 2018 - 2019 trường THPT Yên Hòa - Hà Nội
Đề cương ôn tập Vật lý lớp 12 học kì 2
2
PHẦN LÝ THUYẾT
CHƯƠNG IV: DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ
1. Mạch LC (mạch dao động điện từ)
- Một cuộn cảm có độ tự cảm L mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C thành một
mạch điện kín gọi là mạch dao động.
- Nếu điện trở của mạch rất nhỏ, coi như bằng không thì mạch là mạch dao động lí tưởng.
2. Dao động điện từ tự do trong mạch LC
Sau khi tụ điện đã được tích điện, nó phóng điện qua cuộn cảm và tạo ra trong mạch LC một dao động điện
từ tự dao (hay một dòng điện xoay chiều)
a. Dao động điện từ tự do
- Sự biến thiên điều hoà theo thời gian của điện tích q của một bản tụ điện và cường độ dòng điện i (hoặc
cường độ điện trường
E
và cảm ứng từ
B
) trong mạch dao động được gọi là dao động điện từ tự do.
- Trong đó
EBiq
,,,
biến thiên điều hoà theo thời gian với cùng
Tần số góc:
1
LC
=
Chu kì riêng:
2T LC
=
Tần số:
1
2
f
LC
=
b. Điện tích tức thời của một bản tụ điện:
0
cos( )q q t
=+
c. Hiệu điện thế tức thời giữa hai bản tụ điện:
0
cos( )u U t
=+
Với
0
0
q
U
C
=
d. Dòng điện tức thời trong mạch LC:
0
cos
2
i I t
= + +
Với
00
Iq
=
e. Năng lượng điện từ trong mạch dao động
- Năng lượng điện trường tập trung trong tụ điện:
2
2 2 2
0
1 1 1
cos ( )
2 2 2
C
q
W Cu q t
CC
= = = +
- Năng lượng từ trường tập trung trong cuộn cảm:
2 2 2
0
11
sin ( )
22
L
W Li q t
C
= = +
- Năng lượng điện từ của mạch dao động:
2
22
0
00
1 1 1
2 2 2
CL
q
W W W CU LI const
C
= + = = = =
Trong quá trình dao động điện từ, có sự chuyển hoá qua lại giữa năng lượng điện trường và năng lượng từ
trường nhưng tổng năng lượng điện từ là không đổi.
C
L
3
3. Hệ dao động
Trên thực tế, các mạch dao động điện từ đều có điện trở nên năng lượng toàn phần bị tiêu hao, dao động điện
từ trong mạch bị tắt dần. Để tạo dao động duy trì cho mạch, phải bù đắp phần năng lượng đã bị tiêu hao sau
mỗi chu kì. Người ta sử dụng đặc tính điều khiển của tranzito để tạo dao động duy trì. Khi đó ta có hệ dao
động.
4. Điện từ trường – Sóng điện từ
a. Giả thuyết của Maxoen
Tại bất cứ nơi nào, khi có từ trường biến thiên theo thời gian thì sẽ sinh ra trong không gian xung quanh đó
một điện trường xoáy (đường sức là đường cong khép kín) biến thiên theo thời gian. Ngược lại khi điện trường
biến thiên theo thời gian thì cũng sinh ra trong không gian xung quanh một từ trường xoáy (đường sức là
đường cong khép kín) biến thiên theo thời gian.
b. Điện từ trường
- Điện trường biến thiên và từ trường biến thiên cùng tồn tại trong không gian. Chúng có thể chuyển hóa
lẫn nhau trong một trường thống nhất được gọi là điện từ trường.
- Trong thực tế, khi nói tới điện trường hay từ trường là chỉ xét tới từng mặt của một chỉnh thể là điện từ
trường mà thôi, không bao giờ có sự tồn tại riêng biệt của điện trường hay từ trường cả.
c. Sóng điện từ. Đặc điểm - tính chất của sóng điện từ
Điện từ trường lan truyền trong không gian, kể cả trong chân không dưới dạng sóng. Đó là sóng điện từ.
- Sóng điện từ truyền được trong mọi môi trường vật chất và cả trong chân không (không cần môi trường
truyền sóng).
- Sóng điện từ lan truyền trong chân không với tốc độ bằng tốc độ ánh
sáng (
8
3.10 /c m s=
) và có bước sóng bằng
fcTc /==
.
- Sóng điện từ mang năng lượng. Tần số của sóng điện từ là tần số của
trường điện từ. Khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác:
f
không đổi;
v
và
thay đổi.
- Sóng điện từ là sóng ngang:
,àE B v v
tại một điểm tạo thành một tam diện thuận. Tại một điểm trong
sóng điện từ thì dao động của điện trường (
E
) và của từ trường (
B
) luôn đồng pha.
5. Ứng dụng của sóng điện từ trong truyền thông
a. Cấu tạo nguyên lí của hệ thống phát và thu sóng điện từ trong truyền thông
- Phần phát gồm các bộ phận chính là: nguồn tín hiệu, máy tạo dao động cao tần, bộ phận biến điệu, anten
phát.
- Phần thu gồm các bộ phận chính là: anten thu, mạch chọn sóng, mạch tách sóng.
b. Nguyên tắc thu sóng điện từ
- Anten chính là một dạng dao động hở, dùng để thu và phát sóng điện từ trong không gian.
- Nguyên tắc thu sóng điện từ dựa vào hiện tượng cộng hưởng điện từ, để thu được sóng điện từ có tần số
f, thì ta cần phải điều chỉnh C hoặc L của mạch chọn sóng (là mạch LC) sao cho tần số riêng f
0
của mạch bằng
với f.
- Bước sóng điện từ thu được là : = cT= c2
LC
Ôn tập môn Vật lý lớp 12 học kì 2
VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 12 môn Vật lý năm 2018 - 2019 trường THPT Yên Hòa - Hà Nội. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn giải Lý 12 nhanh và chính xác nhất. Mời các bạn tham khảo.
- Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 12 môn Toán năm 2018 - 2019 trường THPT Yên Hòa - Hà Nội
- Bộ đề thi học kì 1 lớp 12 môn Toán năm 2018 - 2019
- Bộ đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ văn năm 2018 - 2019
- 20 đề ôn tập học kì 1 lớp 12 môn Toán có đáp án
- Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Vật lý năm 2018 - 2019 trường THPT Đoàn Thượng - Hải Dương
- Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Vật lý năm 2018 - 2019 Sở GD&ĐT Quảng Nam
- Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Vật lý năm 2018 - 2019 trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai - TP Hồ Chí Minh
--------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 12 môn Vật lý năm 2018 - 2019 trường THPT Yên Hòa - Hà Nội. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.