Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 7 bộ 3 sách mới Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều. Tài liệu khái quát kiến thức trọng tâm được học trong học kì 2, cùng các dạng câu hỏi thường xuất hiện trong đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn, cũng như một số đề thi mẫu học kì 2 cho các em thử sức. Sau đây mời các em tham khảo chi tiết.

1. Đề cương ôn tập học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo

A. NỘI DUNG ÔN TẬP

1. Phần đọc hiểu

a. Hành trình tri thức

Văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống (nghị luận xã hội) được viết ra để bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, hay một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.

Văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống có những đặc điểm sau:

- Thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối của người viết đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận.

- Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Bằng chứng có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu liên quan đến vấn đề cần bàn luận.

- Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

b. Trí tuệ dân gian

Tục ngữ là một trong những thể loại sáng tác dân gian. Về nội dung, tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội. Về hình thức, tục ngữ có các đặc điểm:

- Thường ngắn gọn (câu ngắn nhất gồm 4 chữ, câu dài có thể trên dưới 16 chữ).

- Có nhịp điệu, hình ảnh.

- Hầu hết đều có vần và thường là vần lưng. Vần lưng trong tục ngữ có thể được gieo ở hai tiếng liền nhau (gọi là “vần sát”).

- Thường có hai vế trở lên. Các vế đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung.

- Thường đa nghĩa nhờ sử dụng các biện pháp tu từ, nhất là tục ngữ về con người và xã hội.

c. Nét đẹp văn hóa Việt

Tiếp nối bài Từng bước hoàn thiện bản thân, ở bài học này, em sẽ được tìm hiểu thêm về cấu trúc và đặc điểm của loại văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động

d. Trong thế giới viễn tưởng

Truyện khoa học viễn tưởng là loại truyện hư cấu về những điều diễn ra trong một thế giới giả định, dựa trên tri thức khoa học và trí tưởng tượng của tác giả. Truyện khoa học viễn tưởng có các đặc điểm như sau:

- Đề tài: đa dạng, phong phú thường gắn với các phát minh khoa học, công nghê

- Cốt truyện: thường được xây dựng dựa trên các sự việc giả tưởng liên quan đến các thành tựu khoa học

- Tình huống truyện: thường đặt nhân vật vào những hoàn cảnh đặc biệt, những khó khăn hay mâu thuẫn cần phải giải quyết trong một thế giới giả tưởng.

- Sự kiện: thường trộn lẫn những sự kiện của thế giới thực tại với những sự kiện xảy ra trong thế giới giả định

- Nhân vật: thường xuất hiện các nhân vật như người ngoài hành tinh, quái vật, người có năng lực phi thường, những nhà khoa học, nhà phát minh có khả năng sáng tạo kì lạ.

- Không gian, thời gian: mang tính giả định, chẳng hạn thời gian trộn lẫn từ quá khứ, hiện tại và tương lai; không gian vũ trụ, lòng đất, đáy biển

e. Lắng nghe trái tim mình

Thơ được sáng tác nhằm bộc lộ tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước những khoảnh khắc của đời sống. Đọc thơ trước hết là tìm hiểu, lắng nghe, chia sẻ những tình cảm, cảm xúc ấy qua ngôn ngữ thơ.

Ngôn ngữ thơ có khả năng truyền cảm, lan tỏa tình cảm, cảm xúc nhờ được tổ chức một cách đặc biệt, độc đáo thể hiện qua cách dùng từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, các biện pháp tu từ…

2. Phần tiếng Việt

a. Liên kết trong văn bản: phép lặp, phép nối, phếp thế, phép liên tưởng

b. Nói quá

c. Nói giảm, nói tránh

d. Số từ

e. Mở rộng thành phần chính và trạng ngữ trong câu bằng cụm từ

g. Ngữ cảnh

3. Phần Làm văn

a. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

b. Viết văn bản tường trình

c. Viết đoạn văn tóm tắt văn bảnd. Viết bài văn biểu cảm về con người

BÀI TẬP

a. Liên kết trong văn bản: phép lặp, phép nối, phếp thế, phép liên tưởng

Câu 1: Các phép liên kết chủ yếu được học là?

A. Phép nối, phép lặp

B. Phép liên tưởng, trái nghĩa

C. Phép thế

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2: Câu văn sau sử dụng phép liên kết gì?

Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào còn là con người.

A. Phép lặp từ ngữ

B. Phép trái nghĩa

C. Phép đồng nghĩa

D. Phép thế

Câu 3: Phép nối là biện pháp tạo ra sự liên kết giữa các câu, các đoạn văn bằng cách:

A. sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước.

B. sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.

C. sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.

D. lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trước.

Câu 4: Dòng nào sau đây không chứa những từ ngữ thường dùng trong phép nối?

A. Cái này, điều ấy, việc đó, hắn, họ, nó…

B. Và, rồi, nhưng, mà, còn, vì, nếu, tuy, để…

C. Vì vậy, nếu thế, thế thì, vậy nên…

D. Nhìn chung, tóm lại, hơn nữa, vả lại, với lại…

Câu 5: Phép thế là biện pháp tạo ra sự liên kết giữa các câu, các đoạn văn bằng cách:

A. sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.

B. sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước

C. lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trước.

D. sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.

Câu 6: Các phép liên kết chủ yếu được học là?

A. Phép nối, phép lặp

B. Phép liên tưởng, trái nghĩa

C. Phép thế

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 7: Phép liên tưởng là gì?

A. Là sử dụng những từ ngữ chỉ những sự vật có thể nghĩ đến, suy luận ra theo một hướng nào đó và nó xuất phát từ những từ ngữ ban đầu

B. Là lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trước.

C. Là sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước

D. Tất cả đáp án trên

Câu 8: Phép liên tưởng có bao nhiêu loại?

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

b. Nói quá

Câu 9: Nói quá là gì?

A. Là phương tiện tu từ làm giảm nhẹ, làm yếu đi một đặc trưng tích cực nào đó của một đối tượng được nói đến

B. Là cách thức xếp đặt để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng có mối liên hệ giống nhau

C. Là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng

D. Là một phương thức chuyển tên gọi từ một vật này sang một vật khác

Câu 10: Ý kiến nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp nói quá?

A. Để gợi ra hình ảnh chân thực và cụ thể về sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu

B. Để nhấn mạnh, gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm cho sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu

C. Để cho người nghe thấm thía được vẻ đẹp hàm ẩn trong cách nói kín đáo giàu cảm xúc

D. Để bộc lộ thái độ, tình cảm, cảm xúc của người nói

c. Nói giảm, nói tránh

Câu 11: Nói giảm nói tránh là gì?

A. Là dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.

B. Là dùng các từ ngữ sử dụng khi miêu tả con người để gọi tên, miêu tả con vật, đồ vật hay sự vật nào đó

C. Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng

D. Là phóng đại quá mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả

Câu 12: Điểm giống nhau giữa nói giảm nói tránh với nói quá là?

A. Đều phóng đại hay khoa trương một sự việc

B. Đều không đi thẳng vào vấn đề mà làm giảm đi tiêu cực

C. Đều đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng

D. Đều nói một cách không chính xác về sự việc đã xảy ra

d. Số từ

Câu 13: Số từ là gì?

A. Là từ dùng để xác định thứ tự và số lượng của sự vật nào đó

B. Là từ dùng đế chỉ các sự vật có số lượng ít hay nhiều

C. Là từ dùng để chỉ tính chất, tính cách, màu sắc, trạng thái, mức độ, phạm vi … của người hoặc vật

D. Là từ dùng để biểu thị hoạt động hoặc trạng thái

Câu 14: Khi dùng để miêu tả số lượng của vật thì số từ thường đứng trước?

A. Tính từ

B. Động từ

C. Danh từ

D. Trạng ngữ

e. Mở rộng thành phần chính và trạng ngữ trong câu bằng cụm từ

Câu 15:Thành phần chính của câu là gì?

A. Là thành phần không bắt buộc

B. Là thành phần bắt buộc

C. Là thành phần vô cùng ít trong câu

D. Là thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một số ý trọn vẹn

Câu 16: Cụm chủ - vị được in đậm trong câu văn "Chiếc xe này máy còn tốt lắm" làm thành phần gì trong câu?

A. Chủ ngữ.

B. Định ngữ.

C. Vị ngữ.

D. Bổ ngữ.

g. Ngữ cảnh

Câu 17: Ngữ cảnh là gì?

A. Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó sản phẩm ngôn ngữ (văn bản) được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời là bối cảnh cần dựa vào để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó

B. Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó lời nói được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời là bối cảnh cần dựa vào để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó

C. Ngữ cảnh là hoàn cảnh giao tiếp trong đời sống hàng ngày

D. Ngữ cảnh sản sinh ra sản phẩm ngôn ngữ

Câu 18: Ngôn ngữ của ngữ cảnh là?

A. Nhân vật giao tiếp

B. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ

C. Văn cảnh

D. Tất cả đáp án trên

3. Phần Làm văn

a. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Đề 1. Trình bày ý kiến của em về vấn đề Thành công và thất bại, mặt nào mới là trải nghiệm bổ ích giúp con người tiến bộ.

Đề 2. Trình bày ý kiến của em về 2 câu nói Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn. Câu nào là chân lý?

b. Viết văn bản tường trình

Đề 1. Hãy viết bản tường trình lại về một sự việc xảy ra ngoài ý muốn mà em đã chứng kiến hoặc tham gia.

Đề 2. Viết văn bản tường trình về việc mất xe đạp nơi gửi xe của trường

c. Viết đoạn văn tóm tắt văn bản

Đề 1. Tóm tắt văn bản Xưởng cô-cô-la

Đề 2. Tóm tắt văn bản Dòng sông đen

d. Viết bài văn biểu cảm về con người

Đề 1. Viết bài văn biểu cảm về một người bạn

Đề 2. Viết bài văn biểu cảm về người thân mà em yêu quý nhất

Mời các bạn xem đáp án trong file tải về

2. Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 học kì 2 Kết nối tri thức

A. Tiếng Việt

I. Nêu khái niệm Thành ngữ . Cho ví dụ minh họa

II. Các biện pháp tu từ: SO SÁNH, NHÂN HÓA, ĐIỆP NGỮ, ẨN DỤ

1. Thế nào là So sánh? Cho ví dụ minh họa.

2. Thế nào là Nhân hóa? Cho ví dụ minh họa.

3. Thế nào là Điệp ngữ? Cho ví dụ minh họa.

4. Thế nào là Ẩn dụ? Cho ví dụ minh họa.

5. Thế nào là Hoán dụ? Cho ví dụ minh họa.

6. Thế nào là Nói quá, tác dụng. Cho ví dụ minh họa

III. Dấu câu

Nêu công dụng của dấu chấm lửng? Cho ví dụ minh họa.

IV. Mạch lạc và Liên kết trong văn bản

a. Nêu khái niệm Mạch lạc. Nêu khái niệm Liên kết.

b. Kể tên một số phép liên kết thường dùng

V. Thuật ngữ: Đặc điểm và chức năng của thuật ngữ? Cho ví dụ minh họa.

VI. Cước chú và tài liệu tham khảo

1. Thế nào là Cước chú? Cách ghi cước chú? Cho ví dụ minh họa.

2. Thế nào là tài liệu tham khảo? Cách ghi cước chú? Cho ví dụ minh họa

VII. Từ Hán Việt

1. Thế nào là từ Hán Việt? Cho ví dụ minh họa

2. Cách xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt?

B. Tập làm văn

I. Bài văn Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu.

2. Dàn bài

-Mở bài :

+ Giới thiệu đôi nét về nhân vật

+ Giới thiệu sự việc liên quan đến nhân vật.

- Thân bài:

+ Kể lại diễn biến sự việc. Lưu ý sử dụng các yếu tố miêu tả

- Nêu ý nghĩa của sự việc.

- Kết bài: Nêu suy nghĩ và ấn tượng của người viết về sự việc.

II. Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (Trình bày ý kiến tán thành)

*Bố cục bài viết cần đảm bảo:

a. Mở bài: Nêu vấn đề đời sống cần bàn và ý‎ kiến đáng quan tâm về vấn đề đó.

b. Thân bài:

- Trình bày thực chất ý kiến, quan niệm đã nêu để bàn luận.

- Thể hiện thái độ tán thành ý kiến vừa nêu bằng các ý:

+Ý 1: Khía cạnh thứ nhất cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)

+Ý 2: Khía cạnh thứ hai cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)

+Ý 3: Khía cạnh thứ ba cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)….

c. Kết bài: khẳng định tính xác đáng của ý kiến được người viết tán thành và sự cần thiết của việc tán thành ý kiến đó.

III. Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (Trình bày ý kiến phản đối)

*Bố cục bài viết cần đảm bảo:

a. Mở bài: Nêu được vấn đề cần nghị luận và bày tỏ ý‎ kiến phản đối cách nhìn nhận về vấn đề.

b. Thân bài:

-Ý 1 trình bày thực chất của ý kiến, quan niệm đã nêu để bàn luận

-Ý 2 phản đối các khía cạnh của ý kiến, quan niệm (lí lẽ, bằng chứng)

-Ý 3 nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến, quan niệm đối với đời sống (lí lẽ, bằng chứng)

c. Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối.

IV. Phân tích một nhân vật văn học yêu thích

1. MB: Giới thiệu nhân vật và nêu ngắn gọn ấn tượng ban đầu của em về nhân vật

2. TB:

-Bối cảnh và những mối quan hệ làm nổi bật đặc điểm nhân vật

- Nhứng đặc điểm nổi bật của nhân vật thể hiện qua các bằng chứng trong tác phẩm (chi tiết về ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, suy nghĩ… của nhân vật)

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: cách sử dụng chi tiết, ngôn ngữ, biện pháp nghệ thuật…

-Ý nghĩa của hình tượng nhân vật.

3. KB: Nêu những bài học, suy nghĩ, ấn tượng sâu sắc mà nhân vật để lại trong tâm trí em.

ĐỀ VĂN VẬN DỤNG

Đề 1: Có ý kiến cho rằng: Sách là người bạn tốt của con người. Hãy viết bài văn thể hiện sự đồng tình của em với ý kiến trên.

Đề 2: Ngày nay, cùng với sự hỗ trợ của máy tính, máy photo,… nên học sinh đến lớp không cần ghi chép bài vào vở.

Đề 3: Trong thời đại công nghệ này, không cần phải viết chữ đẹp

3. Đề cương ôn tập học kì 2 Văn 7 Cánh diều

1. Lý thuyết

1.1. Đọc hiểu văn bản

- Ôn tập lại kiến thức về truyện ngụ trong đề cương ôn tập giữa kì II.

A. Đọc hiểu thơ tự do:

- Ngữ liệu:

- Văn bản thơ (tương đương về đề tài, thể thơ với các văn bản trong SGK – chủ đề về tình phụ tử, tình mẫu tử).

2. Yêu cầu đọc hiểu thơ bốn chữ, năm chữ

a. Mức độ nhận biết:

- Nhận diện được thể thơ.

- Chỉ ra được vần của bài thơ/khổ thơ.

- Chỉ ra được nhịp của bài thơ/khổ thơ.

- Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, điệp ngữ… trong khổ thơ, bài thơ.

b. Mức độ thông hiểu:

- Nội dung: Nêu được nội dung, ý nghĩa của bài thơ.

- Nghệ thuật: Nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.

c. Mức độ vận dụng:

- Liên hệ với một tình huống liên quan đến chủ đề bài thơ trong đời sống và viết đoạn văn.

B. Đọc hiểu văn bản Nghị luận:

- Ngữ liệu:

- Văn bản nghị luận (tương đương về nội dung với các văn bản trong SGK).

1.2. Yêu cầu đọc hiểu

a. Mức độ nhận biết:

- Nhận diện được kiểu văn bản, phương thức biểu đạt.

- Nêu được nội dung nghị luận của văn bản.

b. Mức độ thông hiểu:

- Hiểu được cách trình bày luận điểm, luận cứ… mà tác giả đưa ra

c. Mức độ vận dụng:

- Liên hệ với một tình huống liên quan đến nội dung của văn bản để viết bài văn hoặc đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề đó.

C. Đọc hiểu văn bản Kí:

- Ngữ liệu:

- Văn bản tùy bút hoặc tản văn (tương đương về nội dung với các văn bản trong SGK).

2. Yêu cầu đọc hiểu văn bản Kí:

a. Mức độ nhận biết:

- Nhận diện được văn bản đó là tùy bút hay tản văn.

- Nêu được nội dung văn bản đó viết về vấn đề gì.

b. Mức độ thông hiểu:

- Hiểu được lời nhắn gửi của tác giả qua văn bản đó.

c. Mức độ vận dụng:

- Liên hệ với một tình huống liên quan đến nội dung của văn bản để viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề đó.

2. Thực hành tiếng Việt

Nắm vững kiến thức về tục ngữ, thành ngữ; nói quá; nói giảm nói tránh; dấu chấm lửng; từ Hán Việt trong một tình huống cụ thể.

1. Mức độ hiểu

- Tìm tục ngữ, thành ngữ; nói quá; nói giảm nói tránh; dấu chấm lửng; từ Hán Việt trong một tình huống cụ

- Nêu được tác dụng của thể tục ngữ, thành ngữ; nói quá; nói giảm nói tránh; dấu chấm lửng; từ Hán Việt.

2. Mức độ vận dụng

- Biết vận dụng kiến thức về tiếng Việt để viết đoạn văn

1.3. Thực hành viết

- Viết được bài văn phân tích một nhân vật trong tác phẩm văn học.

- Viết bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.

2. Đề thi minh họa

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

Đặng Thuỳ Trâm từng viết:”Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”. Bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với khó khăn, thách thức, trở ngại và thất bại. Bởi không có con đường nào là bằng phẳng, dễ đi, nếu muốn thành công thì trước hết phải học cách chấp nhận, đối mặt, vượt qua thất bại của chính mình. Có thể nói, thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời chính là không chiến thắng bản thân, không nỗ lực theo đuổi mục tiêu, lí tưởng mà mình đã chọn.

Quả thực là như vậy, việc kiên trì nỗ lực để cố gắng theo đuổi mục tiêu, lí tưởng là rất quan trọng. Cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công. Thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời. Đôi lúc, ta tự trách vì những quyết định sai lầm của mình. Nhưng đó là lúc ta nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc.

(Theo Trần Thị Cẩm Quyên, in trong Văn học và tuổi trẻ, viên nghiên cứu sách và học liệu giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 11 -2021)

Trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 8 bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:

Câu 1. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ?

A.Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Biểu cảm

Câu 2. Theo tác giả, tại sao Bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với khó khăn, thách thức, trở ngại và thất bại?

A. Bởi không có con đường nào là bằng phẳng, dễ đi, nếu muốn thành công thì trước hết phải học cách chấp nhận, đối mặt, vượt qua thất bại của chính mình.

B. Bởi thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời chính là không chiến thắng bản thân, không nỗ lực theo đuổi mục tiêu, lí tưởng mà mình đã chọn.

C. Bởi thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời.

D. Bởi cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công

Câu 3. Theo em, đâu là câu văn mang luận điểm trong đoạn văn thứ 2?

A. Quả thực là như vậy, việc kiên trì nỗ lực để cố gắng theo đuổi mục tiêu, lí tưởng là rất quan trọng.

B. Cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công.

C. Thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời.

D. Nhưng đó là lúc ta nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc.

Câu 4. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong câu: “Cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công”.

A. Ẩn dụ, so sánh

B. So sánh, liệt kê

C. So sánh, điệp ngữ

D. So sánh, nhân hoá

Câu 5. Từ “thành công” trong đoạn văn trên được hiểu như thế nào?

A. Những điều tốt đẹp đang chờ phía trước.

B. Điều mình mong muốn đạt được.

C. Những điều có ích cho cuộc sống.

D. Đạt được kết quả, mục đích như dự định.

Câu 6. Đoạn văn sau sử dụng phép liên kết nào?

“Đôi lúc, ta tự trách vì những quyết định sai lầm của mình. Nhưng đó là lúc ta nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc”.

A. Phép lặp

B. Phép thế

C. Phép nối

D. Phép liên tưởng

Câu 7. Dấu ngoặc kép trong câu sau có công dụng gì?

Đặng Thuỳ Trâm từng viết:”Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”.

A. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo hàm nghĩa mỉa mai

D. Đánh dấu tên tác phẩm

Câu 8. Đoạn trích trên gợi cho em nhớ đến câu tục ngữ nào?

A. Đoàn kết là sức mạnh.

B. Thất bại là mẹ thành công.

C. Thất bại là thầy của chúng ta.

D. Đừng sợ thất bại.

Thực hiện yêu cầu:

Câu 9. Em có tán thành với quan điểm của tác giả trong đoạn trích trên không? Vì sao?

Câu 10. Từ đoạn trích trên, em có suy nghĩ gì về thái độ sống của thế hệ các bạn trẻ ngày nay khi đứng trước những khó khăn và thất bại (viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu)

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (4.0 điểm)

Viết bài văn nghị luận thể hiện ý kiến của em về quan niệm: Vệ sinh trường học là trách nhiệm của người lao công đã được nhà trường trả lương.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
488
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 7

    Xem thêm