Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Top 7 Đề thi GDCD 7 cuối học kì 2 năm 2024

Đề thi học kì 2 lớp 7 môn GDCD  năm 2022 - 2023 bộ 3 sách mới: Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều. Đề kiểm tra học kì 2 môn Giáo dục công dân dành này cho học sinh THCS lớp 7 là tài liệu ôn thi học kỳ 2 cực kỳ hiệu quả cho các bạn. Mời các bạn tải về để xem toàn bộ 7 đề thi trong bộ đề thi GDCD 7 học kì 2 năm 2023.

Các bạn có thể kéo xuống dưới bấm vào nút Tải về, hoặc vào link sau để tải chi tiết từng bộ đề:

1. Đề thi học kì 2 GDCD 7 Chân trời sáng tạo

Ma trận đề thi cuối kì 2 GDCD 7

TT

Chủ đề

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tỉ lệ

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Giáo dục kĩ năng sống

Phòng, chống bạo lực học đường

2 câu

2 câu

0.5

2

Giáo dục kinh tế

Quản lí tiền

2 câu

2 câu

0.5

3

Giáo dục pháp luật

Phòng, chống tệ nạn xã hội

2 câu

2 câu

1/2

Câu (2đ)

1/2

Câu (1.0đ)

4 câu

1 câu

4.0

Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

3 câu

1 câu

1/2

Câu (3,0đ)

1/2

Câu (1.0đ)

4 câu

1

câu

5.0

Tổng

2,25

0,75

5,0

1/2

1/2

12

2

10 điểm

Tỉ lệ %

22,5%

57,5%

10%

10%

30%

70%

Tỉ lệ chung

80%

20%

100%

Bản đặc tả đề kiểm tra GDCD 7 cuối kì 2

TT

Mạch nội dung

Chủ đề

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Giáo dục kĩ năng sống

Phòng, chống bạo lực học đường

Nhận biết :

- Nêu được các biểu hiện của bạo lực học đường.

- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường.

Thông hiểu:

- Giải thích được nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường.

- Trình bày được các cách ứng phó trước, trong và sau khi bị bạo lực học đường.

Vận dụng:

- Tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường, địa phương tổ chức.

- Phê phán, đấu tranh với những hành vi bạo lực học đường

Vận dụng cao:

Sống tự chủ, không để bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường.

2 TN

2

Giáo dục kinh tế

Quản lí tiền

Nhận biết:

- Nêu được ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả.

Thông hiểu

Trình bày được một số nguyên tắc quản lí tiền có hiệu quả.

Vận dụng: Bước đầu biết quản lí tiền và tạo nguồn thu nhập của cá nhân.

- Bước đầu biết quản lí tiền của bản thân.

- Bước đầu biết tạo nguồn thu nhập của cá nhân.

2 TN

3

Giáo dục pháp luật

Phòng, chống tệ nạn xã hội

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm tệ nạn xã hội và các loại tệ nạn xã hội phổ biến.

- Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

Thông hiểu:

- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội.

- Giải thích được hậu quả của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình và xã hội.

Vận dụng:

- Tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức.

- Phê phán, đấu tranh với các tệ nạn xã hội.

- Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội.

Vận dụng cao:

Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

2 TN

2TN ;1/2 TL

½ TL

Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm gia đình.

- Nêu được vai trò của gia đình.

- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.

Thông hiểu:

Nhận xét được việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình của bản thân và của người khác.

Vận dụng:

Thực hiện được nghĩa vụ của bản thân đối với ông bà, cha mẹ và anh chị em trong gia đình bằng những việc làm cụ thể.

3 TN

1TN;1 TL

½ TL

Tổng

9 TN

3 TN;1,5 TL

1/2 TL

1/2 TL

Tỉ lệ %

22,5

57,5

10

10

Tỉ lệ chung

80%

20%

Đề thi cuối kì 2 Giáo dục công dân 7

Đề kiểm tra cuối. học kì II, lớp 7

Môn: Giáo dục công dân lớp 7

Ngày kiểm tra: …………………..

Thời gian làm bài: 45 phút

Họ và tên :...........................................................; Lớp............

Phần I - Trắc nghiệm khách quan (3 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)

Câu 1. Một trong những biểu hiện của bạo lực học đường là?

A. đánh đập.

B. quan tâm.

C. sẻ chia.

D. cảm thông.

Câu 2. Việc phòng, chống bạo lực học đường được quy định trong văn bản pháp luật nào dưới đây?

A. Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

B. Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

C. Bộ Luật Lao động năm 2020.

D. Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

Câu 3. Biết cách quản lí tiền giúp chúng ta chủ động:

A. trong lao động.

B. làm những gì mình thích.

C. trong cuộc sống và có nhiều cơ hội phát triển.

D. tìm kiếm việc làm.

Câu 4. Đâu không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả?

A. Giúp con người có một cơ thể khỏe mạnh.

B. Chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai.

C. Đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra.

D. Có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.

Câu 5. Những hiện tượng có tính tiêu cực, biểu hiện thông qua hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là:

A. tệ nạn xã hội.

B. vi phạm đạo đức.

C. vi phạm quy chế.

D. vi phạm pháp luật.

Câu 6. Những tệ nạn xã hội nào sau đây được coi là con đường ngắn nhất làm lây lan HIV/AIDS?

A. Cờ bạc, mê tín dị đoan.

B. Rượu chè, ma túy.

C. Thuốc lá, mại dâm.

D. Ma túy và mại dâm.

Câu 7: Nhân vật nào dưới đây đã thể hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. Bà N dùng bánh kẹo để dụ dỗ trẻ em vận chuyển ma túy hộ mình.

B. H kiên quyết từ chối khi được các bạn cùng lớp rủ đi xem bói.

C. Bạn L rủ các bạn trong lớp cùng chơi cá cược bóng đá.

D. Bạn S rủ các bạn cùng lớp chơi đánh bài ăn tiền.

Câu 8: Em không tán thành với ý kiến nào dưới đây?

A. Tệ nạn xã hội gây ra những hậu quả tiêu cực trên nhiều mặt đời sống xã hội.

B. Tích cực học tập, lao động tập thể sẽ giúp chúng ta tránh xa được tệ nạn xã hội.

C. Trẻ em mắc tệ nạn xã hội sẽ ảnh hưởng không tốt đến tương lai của bản thân.

D. Ma túy và mại dâm không phải là con đường lây nhiễm căn bệnh HIV/AIDS

Câu 9. Những người gắn bó với nhau do hôn nhân, có mối quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình được gọi là gì?

A. huyết thống.

B. người thân.

C. gia đình.

D. tình yêu.

Câu 10. Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của gia đình?

A. Gia đình là tế bào của xã hội.

B. Gia đình là nơi nuôi dưỡng và giáo dục con, cháu.

C. Gia đình là tổ ấm đem lại hạnh phúc cho cá nhân.

D. Gia đình là cơ quan phòng, chống tệ nạn xã hội.

D. Con cái với bố mẹ.

Câu 11. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nghiêm cấm hành vi nào dưới đây giữa con cái với cha mẹ?

A. Yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ.

B. Chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ.

C. Ngược đãi và xúc phạm cha mẹ.

D. Giúp đỡ cha mẹ những công việc gia đình.

Câu 12: Bố và mẹ bất đồng trong quan điểm nuôi dạy con theo cách dạy của Nhật Bản và Việt Nam, ép con phải học theo những thứ mà bố mẹ thích. Việc làm đó nói lên điều gì?

A. Bố mẹ không tôn trọng ý kiến của con.

B. Bố mẹ không tôn trọng con.

C. Bố mẹ vi phạm pháp luật.

D. Bố mẹ không có nhận thức đúng đắn.

Phần II - Tự luận (7.0 điểm)

Câu 1 (3.0 điểm). Cho tình huống: Trường của C tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma tuý cho mọi người. Tuy nhiên, C lại cho rằng việc tuyên truyền phòng, chống ma tuý là trách nhiệm của người lớn, học sinh không cần tham gia.

Vận dụng kiến thức đã học ở Bài 9 - Phòng, chống tệ nạn xã hội, em hãy cho biết:

Em có đồng tình với suy nghĩ của C không? Vì sao?

Nếu là bạn của C, em sẽ làm thể nào để giúp C hiểu được trách nhiệm của mình trong phòng, chống tệ nạn xã hội?

Câu 2 (4.0 điểm). Từ kiến thức đã học ở Bài 10 - Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình, em hãy nhận xét việc làm của nhân vật trong các tình huống dưới đây:

a) Bác Khanh là công nhân còn vợ bác làm nghề buôn bán tự do. Hai con trai bác (đang học lớp 7 và lớp 9) khi ở lớp hay gây gổ đánh nhau với các bạn, lúc ở nhà thì thường đi chơi, không giúp đỡ bố mẹ việc nhà.

b) M đang học lớp 7, trước đây bạn rất ngoan, chăm học. Gần đây, cha mẹ bạn đi làm ăn xa, M ở cùng ông bà nội. Được ông bà chiều chuộng, M bắt đầu lười học, hay bỏ học để ở nhà xem phim, quay clip đưa lên mạng,...Trong trường hợp là bạn M em khuyên bạn điều gì?

c) Từ lúc chào đời Lan đã không biết mặt bố, mẹ bị bệnh tâm thần, Lan cứ thế lớn lên trong ngôi nhà xập xệ, dột nát của bà ngoại. Ngay từ những ngày đầu đến trường, cứ hết giờ là em chạy về phụ giúp việc nhà, chăm sóc mẹ. Tuy cuộc sống nhọc nhẵn nhưng Lan chưa bao giờ có ý định bỏ học. Cô giáo chủ nhiệm của Lan cho biết: “Năm nào, Lan cũng đạt danh hiệu Học sinh Giỏi, Cháu ngoan Bác Hồ. Hằng năm, nhà trường đều dành cho Lan suất học bổng, giúp Lan mua sách vở, đồ dùng học tập”.

..............Hết.............

Đáp án đề thi cuối kì 2 GDCD 7

Phần I- Trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm)

Các câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn ( 3,0 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

A

C

A

A

D

B

D

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

C

D

C

A

Phần I- Tự luận (7,0 điểm)

Câu 1 (3.0 điểm)

Yêu cầu

Điểm

a. Nêu được quan điểm của bản thân về suy nghĩa của C:

- Không đồng tình với suy nghĩ của C.

Giải thích được lí do không đồng tình với suy nghĩa của C.

- Vì phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của tất cả mọi người bbao gồm cả người lớn và trẻ em.

- HS càng nêu cao ý thức tự giác, chủ động,bản lĩnh trước cám dỗ và tích cực tuyên truyền trong việc phòng chống tệ nạn xã hội

0.5 điểm 1.5 điểm

b. Đưa ra lời khuyên với C:

- Giải thích với C biết rằng học sinh là lứa tuổi dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội nhất bởi vì thường do thiếu hiểu biết, tâm sinh lí chưa ổn định.

- Học sinh rất cần tham gia các buổi ngoại khóa để hiểu rõ hơn về tệ nạn xã hội và cách phòng tránh, để không mắc tệ nạn xã hội và góp phần ngăn cản những hành vi có ý định vi phạm pháp luật.

1.0 điểm

Câu 2 (4.0 điểm).

Yêu cầu

Điểm

a) Nhận xét việc làm của hai con trai Bác Khanh:

- Hành vi của hai anh em chưa đúng với trách nhiệm của người con trong gia đình: khi ở trường hay đánh nhau với bạn, ở nhà thường đi chơi không giúp đỡ bố mẹ việc nhà.

1.0 điểm

b) Nhận xét được việc làm của M:

- M không nên lười học, nghỉ học như vậy.

- Là bạn M em khuyên bạn không nên lười học, mải chơi mà thực hiện tốt bổn phận của con cháu: chăm ngoan, nghe lời ông bà, cha mẹ không làm điều tổn hại đến danh dự gia đình

1.0 điểm

1.0 điểm

c) Nhận xét được việc làm của Lan:

- Lan là người có tinh thần vượt khó là người biết phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống của mình, nỗ lực hết sức để mong muốn đạt được những thành tựu cho riêng mình; Lan là một tấm gương sáng để chúng ta noi theo.

1.0 điểm

2. Đề thi GDCD 7 học kì 2 Kết nối tri thức

Đề kiểm tra học kì 2 GDCD 7

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

Năm học 2022- 2023

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)

A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (4 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất dưới đây( Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)

Câu 1: Đâu không phải là biện pháp hiệu quả và tích cực khi ứng phó với tâm lí căng thẳng?

A. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.

B. Cố gắng để có những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc.

C. Thường xuyên gần gũi hòa mình với thiên nhiên.

D. Sử dụng các chất kích thích để giải tỏa nỗi buồn.

Câu 2: Bạo lực học đường ở Việt Nam là gì?

A. Là những biểu hiện bạo lực của học sinh, sinh viên trong giờ học, trong nhà trường.

B. Là một tệ nạn xã hội cần được xử lý một cách cứng rắn.

C. Là hiện tượng HS, SV dùng hành vi mang tính bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.

D. Là một trào lưu của HS, SV.

Câu 3: Độ tuổi để có thể bị xử lí vi phạm hành chính được xác định là bao nhiêu tuổi?

A. Từ 14 tuổi trở lên vi phạm do cố ý.

B.Từ 15 tuổi trở lên vi phạm do cố ý.

C.Từ 16 tuổi trở lên vi phạm do cố ý.

D.Từ 18 tuổi trở lên.

Câu 4: Việc quản lí tiền có hiệu quả như thế nào đối với mỗi người?

A. Có một cuộc sống hiện tại giàu sang.

B. Biết sử dụng đồng tiền một cách hợp lý, hiệu quả hơn.

C. Chia sẻ những khó khăn về vật chất với mọi người.

D. Tham gia vào tất cả các hoạt động tập thể.

Câu 5: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ như thế nào trong gia đình?

A. Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thành công dân tốt.

B. Đánh con bất cứ lúc nào con mắc lỗi.

C. Yêu cầu con phải làm mọi việc để kiếm tiền.

D. Không tôn trọng ý kiến của các con.

Câu 6: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, con cái có quyền và nghĩa vụ gì trong gia đình?

A. Kính trọng, biết ơn, phụng dưỡng cha mẹ.

B. Chỉ chăm lo khi cha mẹ già yếu.

C. Yêu cầu cha mẹ đáp ứng mọi điều kiện để học tập.

D. Không chấp nhận mọi lời tham gia góp ý của cha mẹ.

Câu 7: Gia đình có vai trò như thế nào đối với mỗi cá nhân?

A. Hình thành và nuôi dưỡng nhân cách.

B. Phát huy truyền thống dân tộc.

C. Kế thừa phát huy truyền thống dòng họ.

D. Giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

Câu 8:Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình được quy định cụ thể nhất trong văn bản luật nào?

A. Luật hình sự

B. Luật dân sự C. Hiến pháp

D. Luật hôn nhân và gia đình

Câu 9: Tệ nạn xã hội là gì?

A. Những thói hư tật xấu trong xã hội bị mọi người chê trách.

B. Là những hàng vi thiếu giáo dục.

C. Là những việc làm trái với lương tâm.

D.. Là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật gây hậu quả xấu đối với xã hội.

Câu 10: Hành vi nào sau đây được coi là biểu hiện của tệ nạn xã hội :

A. Vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông.

C. Cãi nhau với hàng xóm.

B. Đánh bạc có tổ chức.

D. Bắt nạt trẻ em .

Câu 11: Một trong những nguyên nhân của tệ nạn xã hội là gì?

A . Làm theo bạn bè xấu.

C. Ham chơi, đua đòi, thích hưởng thụ.

B. Học hành dở dang.

D. Lười suy nghĩ.

Câu 12: Để tránh sa vào tệ nạn xã hội, học sinh cần phải làm gì?

A. Hạn chế tiếp xúc với mọi người.

C. Chỉ chơi với bạn học cùng lớp.

B. Không đi chơi quá khuya.

D. Học hành chăm chỉ, vâng lời cha mẹ, thầy cô giáo.

Câu 13: Theo em, hành vi, biểu hiện nào dưới đây là phù hợp để phòng ngừa bạo lực học đường?

A.Nói những câu thách thích người có hành vi bạo lực.

B. Đánh nhau ở trong trường và nơi công cộng.

C. Bình tĩnh, kiềm chế khi bị người khác khiêu khích.

D. Để mặc cho sự việc xẩy ra.

Câu 14: Khi thấy bạn thân của mình bị tâm lí căng thẳng về học tập. Em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Động viên bạn suy nghĩ tích cực sẽ vượt qua được mọi khó khăn.

B. Làm bài cho bạn để bạn không phải căng thẳng.

C. Kệ bạn, bạn thân - thân ai người ấy lo.

D. Cho bạn chép bài khi đến giờ kiểm tra.

Câu 15: Khi bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng, em sẽ lựa chọn cách làm nào sau đây để ứng phó?

A. Thể dục thể thao hoặc chơi game để giải trí.

B. Âm thầm chịu đựng, không chia sẻ với bố mẹ.

C. Ở trong phòng một mình, tách biệt mọi người.

D. Nghĩ về những điều tiêu cực trước đó.

Câu 16: Nếu nhìn thấy tình trạng các bạn học sinh đang đánh nhau, em sẽ ứng xử như thế nào?

A. Không làm gì cả vì đó không phải việc của mình

B. Lấy điện thoại quay clip rồi tung lên fakebook.

C. Reo hò, cổ vũ các bạn tiếp tục đánh nhau.

D. Nhanh chóng báo cho những người lớn đáng tin cậy.

B. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1: (1 điểm): Em sẽ làm gì để quản lí tốt tiền cá nhân của mình?

Câu 2: (2 điểm): Theo em, những nguyên nhân nào dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội ? Bản thân em đã có những biện pháp gì để giữ mình không bị sa vào tệ nạn xã hội ?

Câu 3: (3 điểm): Tình huống:

Bạn Nam sinh ra trong một gia đình có điều kiện và là con một nên được bố mẹ chiều chuộng và thỏa mãn mọi đòi hỏi của Nam. Nam đua đòi ăn chơi, tập tành hút thuốc và sa ngã vào con đường nghiện ngập.

a, Theo em, ai là người có lỗi trong việc này ? Vì sao?

b, Bạn Nam đã thực hiện đúng nghĩa vụ và bổn phận của mình trong gia đình chưa ? Từ đó hãy tự nhận xét việc thực hiện bổn phận và nghĩa vụ của bản thân đối với gia đình.

Đáp án đề thi GDCD 7 KNTT

Phần I- Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)

Mỗi câu lựa chọn đúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

D

C

A

B

A

A

A

D

D

B

C

D

C

A

A

D

Phần II- Tự luận (6 điểm)

Câu

Đáp án

Biểu điểm

Câu 1

- Để quản lí tốt tiền cá nhân của mình:

+ Xác định rõ mục tiêu quản lý tiền trên cơ sở các khoản thu thực tế của bản thân.

+ Tiết kiệm trước khi chi tiêu, tiết kiệm phải thường xuyên, đều đặn.

+ Chỉ chi tiêu các khoản cần thiết, tránh lãng phí.

* Chú ý: hs đưa ra cách hợp lí GV linh hoạt cho điểm.

0,5

0,25

0,25

Câu 2

- Nguyên nhân dẫn đến con người sa vào tệ nạn xã hội:

+ Ham chơi, đua đòi .

+ Cha mẹ quá nuông chiều con, buông lỏng việc quản lý con, bất hòa, ly hôn...

+ Tò mò, hiếu động, muốn thử cho biết.

+ Bị rủ rê, dụ dỗ.

+ Thiếu suy nghĩ; thiếu hiểu biết

+ ….

- Bản thân em đã có những biện pháp để giữ mình không bị sa vào tệ nạn xã hội:

+ Chăm chỉ học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức, bổ sung kĩ năng, xây dựng lối sống giản dị, lành mạnh.

+ Tuân thủ và tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

+ Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

+ Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ở nhà trường và địa phương.

1,0

1,0

Câu 3

- Theo em, người có lỗi trong việc này đó chính là bố mẹ Nam và cả Nam: Vì, bố mẹ Nam có lỗi khi không quản lí, chăm sóc con cái cẩn thận, để con sa lầy vào con đường tệ nạn. Nam có lỗi là vì Nam không làm chủ được bản thân mình, không làm đúng nghĩa vụ của một người con trong gia đình phải chăm ngoan học tốt, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

- Theo em, bạn Nam chưa thực hiện đúng nghĩa vụ và bổn phận của mình trong gia đình. Em nhận thấy, mình đã thực hiện khá tốt bổn phận và nghĩa vụ của bản thân đối với gia đình. Đó là biết vâng lời ông bà, cha mẹ, giúp đỡ ông bà, cha mẹ khi cần, cố gắng chăm ngoan học giỏi. Tuy nhiên, cũng có một số việc cần phải khắc phục như nên biết tiết kiệm tiền cho bố mẹ thay vì cùng các bạn tổ chức đi chơi, nên giúp bố mẹ chỉ em học nhiều hơn, hạn chế đi chơi thay vào đó cố gắng giúp bố mẹ làm việc nhà và học tập…

1,5

1,5

3. Đề thi học kì 2 GDCD 7 Cánh diều

Ma trận đề thi học kì 2 GDCD 7 Cánh diều

TT

Mạch nội dung

Nội dung/chủ đề/bài

Mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Giáo dục pháp luật

Nội dung 1: Tệ nạn xã hội

2 câu

1 câu

(1đ)

1 câu

1 câu

(2đ)

1 câu

(3đ)

1 câu

Nội dung 2: Thực hiện phòng chống tệ nạn xã hội

3 câu

1 câu

1 câu

Nội dung 3: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

3 câu

2 câu

2 câu

Tổng câu

8

0

4

1

0

1

4

0

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Đề thi cuối kì 2 GDCD 7 Cánh diều

I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1: Tệ nạn xã hội là gì?

A. Những thói hư tật xấu trong xã hội bị mọi người chê trách.

B. Là những hàng vi thiếu giáo dục.

C. Là những việc làm trái với lương tâm.

D.. Là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật gây hậu quả xấu đối với xã hội.

Câu 2: Hành vi nào sau đây được coi là biểu hiện của tệ nạn xã hội :

A. Vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông. C. Cãi nhau với hàng xóm.

B. Đánh bạc có tổ chức. D. Bắt nạt trẻ em .

Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội?

A. Pháp luật không có quy định về phòng, chống tệ nạn xã hội.

B. Sự thiếu hiểu biết, ham chơi, đua đòi, thích hưởng thụ,…

C. Thiếu những môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh.

D. Thiếu sự giáo dục, quan tâm từ phía gia đình.

Câu 4. Một số bạn trong lớp của H đã xem các video về đánh bài ăn tiền trên mạng xã hội. Do tò mò, các bạn đã rủ H cùng tụ tập chơi bài, nếu ai thua sẽ phải chịu phạt 5.000 đồng. Nếu là H, trong trường hợp này, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Từ chối tham gia, bản thân chỉ đứng xem các bạn chơi.

B. Đồng ý, rủ thêm nhiều bạn khác trong lớp cùng chơi cho vui.

C. Từ chối nhưng cũng không can ngăn vì không phải việc của mình.

D. Khuyên các bạn không nên chơi vì đó là hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 5. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi nào dưới đây?

A. Lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm.

B. Tự do kinh doanh những mặt hàng đúng quy định.

C. Tố giác những người có hành vi vi phạm pháp luật.

D. Tuyên truyền các biện pháp phòng, chống ma túy.

Câu 6. Nhân vật nào dưới đây đã thể hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. Bà N dùng bánh kẹo để dụ dỗ trẻ em vận chuyển ma túy hộ mình.

B. H kiên quyết từ chối khi được các bạn cùng lớp rủ đi xem bói.

C. Bạn L rủ các bạn trong lớp cùng chơi cá cược bóng đá.

D. Bạn S rủ các bạn cùng lớp chơi đánh bài ăn tiền.

Câu 7. Luật Trẻ em năm 2016 không nghiêm cấm hành vi nào sau đây?

A. Bán cho trẻ em rượu, bia, thuốc lá.

B. Cho trẻ em sử dụng chất kích thích.

C. Xây dựng các khu vui chơi lành mạnh.

D. Bán những thực phẩm có hại cho trẻ em.

Câu 8. Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về tệ nạn cờ bạc?

A. Cờ bạc là bác thằng bần.

B. Bói ra ma, quét nhà ra rác.

C. Ăn cắp quen tay.

D. Ngủ ngày quen mắt.

Câu 9. Đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

Trường hợp: Ông A mở dịch vụ Karaoke nhưng lợi dụng để tổ chức hoạt động mại dâm. Thấy C là học sinh THCS (lớp 9) xinh đẹp, lại ham chơi, hay bỏ học nên ông A đã dụ dỗ C tham gia vào đường dây mại dâm của mình. Khi C đồng ý, ông A ngay lập tức liên lạc với đối tượng có nhu cầu để: thỏa thuận giá cả, sắp xếp thời gian cho C và đối tượng đó gặp nhau.

Câu hỏi: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hành vi vi phạm pháp luật của ông A?

A. Lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm.

B. Dụ dỗ, lôi kéo người khác tham gia bán dâm.

C. Môi giới mại dâm.

D. Tổ chức hoạt động buôn người xuyên biên giới.

Câu 10. Tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật được gọi là gì?

A. Xã hội.

B. Tập thể.

C. Gia đình.

D. Cộng đồng.

Câu 11. Nhân vật nào dưới đây đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân với các thành viên trong gia đình?

A. Chị T chăm sóc bố mẹ khi về già.

B. Bạn P thường phụ giúp bố mẹ việc nhà.

C. Bạn Q thường xuyên cãi lời ông bà, cha mẹ.

D. Bà M luôn chăm sóc, yêu thương các cháu.

Câu 12. Theo quy định của pháp luật, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nào đối với con cái?

A. Đánh đập, sai bảo.

B. Chỉ trích, điều khiển.

C. Thương yêu, chăm sóc.

D. Phụng dưỡng, hiếu thảo.

Câu 13. Câu ca dao nào sau đây nói về người con hiếu thảo?

A. Sống thì chẳng cho ăn nào/ Chết thì cúng giỗ mâm cao cỗ đầy.

B. Chí tâm niệm phật đêm ngày/ Cầu cho cha mẹ sống tày non cao.

C. Ông sống ăn những cá thèn/ Bây giờ ông chết, trống kèn đưa ông.

D. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/ Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày.

Câu 14. Câu ca dao nào sau đây không nói về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?

A. Anh em trên kính dưới nhường/ Là nhà có phúc, mọi đường yên vui.

B. Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

C. Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon.

D. Ngó lên nuộc lạt mái nhà/ Bao nhiêu nuộc lạt, nhớ ông bà bấy nhiêu.

Câu 15. Trong tình huống sau, chủ thể nào đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân với các thành viên trong gia đình?

Tình huống. Ông nội của P đã già, ông bị đau lưng, đi lại khó khăn, trong lúc lên bậc thềm ông bị ngã không dậy được. P nhìn thấy nhưng do giận ông thường dạy bảo nghiêm khắc nên không đỡ ông dậy mà bỏ đi chơi.

A. Ông nội của P.

B. Bạn P.

C. Cả ông nội P và P.

D. Không có nhân vật nào vi phạm.

Câu 16. G là con trai duy nhất trong gia đình nên được bố mẹ chiều chuộng. Bố mẹ thường nói với G rằng: Con chỉ cần học giỏi, những việc khác đã có bố mẹ lo. Do được nuông chiều, nên dần dần G sinh ra tính ỷ lại, lười biếng và không nghe mời bố mẹ. Bố mẹ G rất buồn, nhưng vì thương con nên không trách mắng G.

Câu hỏi: Trong tình huống trên, chủ thể nào đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân với các thành viên trong gia đình?

A. Bạn G.

B. Bố mẹ bạn G.

C. Bố mẹ G và G.

D. Không có nhân vật nào vi phạm.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm): Tệ nạn xã hội là gì? Em hãy kể tên những tệ nạn xã hội phổ biến.

Câu 2 (2,0 điểm): Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

- Ý kiến A. Mỗi một gia đình tốt là sẽ là một tế bào lành mạnh cho xã hội.

- Ý kiến B. Gia đình là nơi bố mẹ yêu thương, chiều chuộng con vô điều kiện.

- Ý kiến C. Xã hội tiến bộ sẽ góp phần thúc đẩy mỗi người thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình.

- Ý kiến D. Chăm sóc con cái là việc của gia đình, còn dạy dỗ là việc của nhà trường.

Câu 2 (3,0 điểm): Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Ông D là hàng xóm của gia đình T thường xuyên tổ chức sử dụng ma tuý cho thanh niên trong thôn. Thấy T hay sang chơi, ông D đã dụ dỗ T cùng thử ma tuý. Trước hành vi của ông D, T kiên quyết từ chối không dùng thử nên bị ông D cho mấy người nghiện ngập đe doạ. Thấy T có biểu hiện lo lắng, qua trò chuyện, bố mẹ biết được hành vi của ông D đối với con mình nên đã tố giác với cơ quan công an.

Câu hỏi:

a) Em hãy nhận xét hành vi của ông D, T và bố mẹ T

b) Có ý kiến cho rằng, hành vi của ông D chỉ bị xử phạt hành chính là không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Đáp án đề kiểm tra học kì 2 GDCD 7 Cánh diều

Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-D

2-B

3-A

4-D

5-A

6-B

7-C

8-A

9-D

10-C

11-C

12-C

13-B

14-B

15-C

16-C

Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm):

- Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật, mang tính phổ biến và gây hậu quả xấu đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

- Các loại tệ nạn xã hội phổ biến bao gồm: ma túy, cờ bạc, mại dâm, mê tín dị đoan,…

Câu 2 (2,0 điểm):

- Tán thành với các ý kiến: A, C. Vì: những ý kiến này đã phản ánh đúng vai trò của gia đình đối với bản thân mỗi người và đối với xã hội.

- Không tán thành với các ý kiến: B, D. Vì:

+ Gia đình là nơi bố mẹ yêu thương con cái, nhưng không có nghĩa là sự yêu thương, chiều chuộng một cách vô điều kiện. Hành động nuông chiều thái quá dễ hình thành những thói quen xấu ở con cái, như: ỷ lại, ích kỉ,…

+ Gia đình cũng cần có trách nghiệm trong việc dạy dỗ, giáo dục con cái.

Câu 2 (3,0 điểm):

- Yêu cầu a)

+ Hành vi của ông D đã vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy. Vì, ông D đã: tổ chức sử dụng ma túy; cưỡng ép người khác sử dụng ma túy

+ Hành vi của T và bố mẹ là đúng, thể hiện rõ trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội.

- Yêu cầu b) Em không đồng tình với ý kiến trên. Vì: theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), hành vi tổ chức sử dụng ma túy và lôi kéo, ép buộc người khác sử dụng trái phép chất ma túy sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự (tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm).

4. Đề thi GDCD lớp 7 học kì 2 Sách cũ

Đề thi GDCD lớp 7 học kì 2 Số 1

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm).

Em hãy ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng (Từ câu 1 đến câu 7).

Câu 1: Trẻ em Việt nam có quyền:

A. Quyền chăm sóc, quyền bảo vệ

B. Quyền giáo dục, quyền bảo vệ

C. Quyền giáo dục, quyền bảo vệ, quyền được chăm sóc

D. Quyền bảo vệ, vui chơi giải trí

Câu 2: Quốc hội nước Việt Nam đã quyết định đổi tên nước là Cộng hoà Xã hội chủ Nghĩa Việt Nam vào ngày tháng năm nào ?

A . Ngày 2/7/1976

B. Ngày 2/5/1976

C. Ngày 2/7/1975

D. Ngày 2/6/1976

Câu 3: Hành vi nào sau đây không phải gây ô nhiễm môi trường?

A. Súc rửa bình thuốc trừ sâu trong nguồn nước.

B. Xác động vật được đào hố chôn cất đúng quy định.

C. Chặt cây đã đến tuổi thu hoạch.

D. Xây bể xi măng chôn chất độc hại.

Câu 4: Thờ cúng tổ tiên, ông bà là hình thức ?

A. Tôn giáo

B. Mê tín dị đoan

C. Tin vào siêu nhiên

D. Tín ngưỡng

Câu 5: Hành vi nào sau đây là vi phạm qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường?

A. Thả động vật hoang dã về rừng.

B. Giữ vệ sinh xung quanh trường học, nơi ở

C. Phá rừng để trồng cây lương thực.

D. Trồng cây gây rừng phủ xanh đồi trọc.

Câu 6: Di sản văn hoá nào sau đây là di sản văn hoá phi vật thể?

A. Cố đô Huế.

B. Không gian cồng chiêng Tây Nguyên

C. Phố cổ Hội An.

D. Thánh địa Mĩ Sơn.

Câu 7: Ủy ban nhân dân do ai hoặc cơ quan nào bầu ra?

A. Nhân dân bầu ra.

B. Chính phủ bầu ra.

C. Ủy ban nhân dân cấp trên bầu ra.

D. Hội đồng nhân dân bầu ra.

Câu 8 : Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau

Tôn giáo là một hình thức (1).........................có hệ thống (2)........................., với những quan niệm, giáo lý thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái (3) ........................ và những (4)..................................... thể hiện sự sùng bái ấy.

A. (1) Tổ chức; (2) Thần linh; (3) Tín ngưỡng; (4) Hình thức lễ nghi.

B. (1) Tín ngưỡng; (2) Tổ chức; (3) Thần linh; (4) Hình thức lễ nghi .

C. (1) Hình thức lễ nghi ; (2) Tổ chức; (3) Thần linh; (4) Tín ngưỡng .

B. (1) Tổ chức ; (2) Tín ngưỡng; (3) Hình thức lễ nghi ; (4) Thần linh.

Câu 9. Hãy ghép nối số thứ tụ đầu ý ở cột A với chữ cái đầu ý ở cột B sao cho đúng. VD : 1- a ; 2 – b ;…

A – Hành vi

B – Hình thức

1. Xem bói

a. Tín ngưỡng.

b. Tôn giáo.

c. Mê tín dị đoan

2. Yểm bùa.

3. Hầu đồng (hầu bóng)

4. Đạo Phật

5. Đạo Thiên Chúa

6. Thắp hương thờ cúng tổ tiên.

B. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Môi trường là gì? Phân tích vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người?

Câu 2 (2,0 điểm). Có ý kiến cho rằng “Người có đạo là người có tín ngưỡng” Em có đồng ý không? Vì sao? Hãy cho biết Tín ngưỡng là gì? lấy 2 ví dụ? Mê tín dị đoan là gì? lấy 2 ví dụ? Đối với mê tín dị đoan chúng ta cần phải làm gì?.

Câu 3 (3 điểm). Đọc tình huống sau và trả lời các câu hỏi:

Tình huống: Chị Hiền và gia đình chị đều theo đạo Phật. Đến khi lấy chồng, chị muốn thôi không theo đạo Phật để theo đạo Thiên Chúa cùng với đạo của chồng chị. Biết tin, mẹ chị Hiền không đồng ý và đã tìm cách cản trở chị theo đạo Thiên Chúa.

a. Hành vi của mẹ chị Hiền là đúng hay sai? Vì sao?

b. Theo em, chị hiền cần phải làm gì trong tình huống này?

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Công dân

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM.

Mỗi câu đúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

C

A

B

D

C

A

C

B

Câu 9: Dạng câu hỏi ghép nối (1 điểm).

1 – c; 2 – c; 3 – a; 4- b; 5 – b; 6 – a.

B. PHẦN TỰ LUẬN.

Câu

Nội dung

Điểm

1

* Môi trường: bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên.

* Vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người

- Cung cấp cho con người phương tiện để sinh sống, phát triển mọi mặt. Nếu không có môi trường, con người sẽ không thể tồn tại được.

- Tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

1,0

1,0

2

* Đồng ý: Người có đạo là người có tín ngưỡng .

Vì tôn giáo là một hình thức của tín ngưỡng.

* Tín ngưỡng là lòng tin vào cái gì đó thần bí như thần linh, thượng đế, chúa trời ví dụ thờ cúng tổ tiên, thờ cúng ông thần tài, ông địa, thờ phật ........

* Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên. Ví dụ như xem bói, chữa bệnh bằng phù phép, coi tướng, coi tay ……..

* Đối với mê tín dị đoan chúng ta cần phải xóa bỏ, bài trừ, lên án, phê phán những hành vi sai phạm, tuyên truyền mọi người phòng chống mê tín dị đoan vì nó làm ảnh hưởng đến tài sản, thậm chí cả tính mạnh con người.

Chú ý: HS có thể lấy ví dụ khác đúng vẫn đạt điểm.

0,25

0,25

0,5

0,5

0,5

3

a. Hành vi của mẹ chị Hiền là sai. Vì chị Hiền có quyền tự do tín ngưỡng, có thể theo hay không theo tôn giáo nào, có thể từ bỏ tôn giáo này chuyển sang tôn giáo khác và không ai được quyền cản trở.

b. Theo em, chị Hiền cần phải thuyết phục mẹ và cho mẹ hiểu thêm về thế nào là quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.

1,5

1,5

Bảng ma trận đề thi học kì 2 lớp 7 môn Công dân

Cấp độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Nêu được môi trường là gì

Phân tích được vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người?

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

½

1

10

½

2

20

1

3

30

Bảo vệ di sản văn hoá

Biết được di sản văn hoá nào là di sản văn hoá phi vật thể

Nêu được thế nào là di sản văn hoá

Kể được tên 4 di sản văn hoá ở nước ta mà em biết?

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

0.25

2.5

½

1

10

½

1

10

2

2.25

22.5

Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Biết được hành vi nào thể hiện mê tín dị đoan

Phân biệt được tín ngưỡng với mê tín dị đoan. Cho ví dụ cụ thể.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

0.25

2.5

1

2

20

2

2.25

22.5

Nhà nước CHXHCN Việt Nam

Quốc hội nước Việt Nam thống nhất đã quyết định đổi tên nước là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào ngày, tháng, năm nào

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

0.25

2.5

1

0.25

2.5

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ

5

2

20

1

2

20

1

3

30

1

2

20

1

1

10

9

10

100

Đề thi GDCD lớp 7 học kì 2 Số 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm).

* Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng (0.25 điểm/câu)

Câu 1: Trẻ em Việt nam có quyền:

A.Quyền chăm sóc, quyền bảo vệ

B. Quyền giáo dục, quyền bảo vệ

C. Quyền giáo dục, quyền bảo vệ, quyền được chăm sóc

D. Quyền bảo vệ, vui chơi giải trí

Câu 2: Ngày môi trường thề giới là

A.5/6

B. 6/5

C. 15/6

D. 16/5

Câu 3: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của?

A. của nông dân.

B. của cán bộ kiểm lâm.

C. của tất cả mọi người.

D. của chính phủ.

Câu 4: Thờ cúng tổ tiên, ông bà là hình thức ?

A.Tôn giáo

B. Mê tín dị đoan

C.Tin vào siêu nhiên

D.Tín ngưỡng

Câu 5: Hành vi nào sau đây là vi phạm qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường?

A. Thả động vật hoang dã về rừng.

C. Giữ vệ sinh xung quanh trường học, nơi ở

B. Trồng cây gây rừng phủ xanh đồi trọc.

D. Phá rừng để trồng cây lương thực.

Câu 6: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em?

A.Tổ chức hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em.

B. Tạo cơ hội để trẻ tật nguyền hoà nhập với cộng đồng.

C. Để trẻ em phải làm những công việc nặng nhọc.

D. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1 (2đ) Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường? Em làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

Câu 3: (2 điểm) Có ý kiến cho rằng “Người có đạo là người có tín ngưỡng” Em có đồng ý không? Vì sao? Hãy cho biết Tín ngưỡng là gì? lấy 2 ví dụ? Mê tín dị đoan là gì? lấy 2 ví dụ? Đối với mê tín dị đoan chúng ta cần phải làm gì?

Câu 3: (3 điểm) Bộ máy nhà nước ta bao gồm những loại cơ quan nào? Mỗi loại cơ quan gồm những cơ quan cụ thể nào?

Câu 4. (1 điểm) Kể tên hai loại tài nguyên thiên nhiên có nguy cơ cạn kiệt mà em biết?

Đáp án đề thi học kì 2 GDCD 7 năm 2021

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Đáp án

1

2

3

4

5

6

Câu

C

A

C

D

D

C

II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1 (2đ)

a/ Do tác động tiêu cực của con người trong đời sống và các hoạt động kinh tế, không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt. (1 đ).

b/ HS nêu được những việc bản thân làm được như sau: (nêu được 4 ý mỗi ý 0.25đ)

- Tham gia vệ sinh trường, lớp, nơi ở.

- Trồng và chăm sóc cây xanh.

- Tuyên truyền vận động bạn bè, người dân bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường hoặc các hoạt động do địa địa phương tổ chức.

Câu 2: (3 điểm)

* Đồng ý: Người có đạo là người có tín ngưỡng (0,25 đ)

Vì tôn giáo là một hình thức của tín ngưỡng(0,25 đ)

* Tín ngưỡng là lòng tin vào cái gì đó thần bí như thần linh, thượng đế, chúa trời (0,25 đ) ví dụ thờ cúng tổ tiên, thờ cúng ông thần tài, ông địa, thờ phật ........(0,25 đ)

* Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên. (0,25 đ) Ví dụ như xem bói, chữa bệnh bằng phù phép, coi tướng, coi tay …….. (0,25 đ)

* Đối với mê tín dị đoan chúng ta cần phải xóa bỏ, bài trừ, lên án, phê phán những hành vi sai phạm, (0,25 đ) tuyên truyền mọi người phòng chống mê tín dị đoan vì nó làm ảnh hưởng đến tài sản, thậm chí cả tính mạnh con người.(0,25đ)

Chú ý: HS có thể lấy ví dụ khác đúng vẫn đạt điểm.

Câu 3: (2 điểm)

Bộ máy nhà nước chia làm 4 cấp: cấp trung ương, (0,25 đ) cấp tỉnh, (0,25 đ) cấp huyện, (0,25 đ) cấp xã (0,25 đ)

Bộ máy nhà nước chia làm 4 loại cơ quan:

- Cơ quan quyền lực nhà nước, đại biểu của nhân dân, do nhân dân bầu ra, bao gồm Quốc hội và HĐND các cấp (Tỉnh, huyện, xã). (0,25 đ)

- Cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm chính phủ và UBND các cấp. (0,25 đ)

- Cơ quan xét xử, bao gồm TAND tối cao, TAND tỉnh, huyện, toà án quân sự. (0,25 đ)

- Cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân (Tối cao, tỉnh, huyện, VKS quân sự). (0,25 đ)

Mỗi cơ quan có chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng hoạt động thống nhất với nhau

Câu 4. (1 điểm) Kể tên hai loại tài nguyên thiên nhiên có nguy cơ cạn kiệt:

- Tài nguyên Rừng. Nước....

Đề thi GDCD lớp 7 học kì 2 Số 3

A. MA TRẬN (BẢNG HAI CHIỀU)

Nội dung chủ đề (Mục tiêu)

Các cấp độ tư duy

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

A. Hiểu được các biện pháp bảo vệ

môi trường.

Câu hỏi 1 TN

(0,5 điểm)

B. Phân biệt di sản văn hoá phi vật thể

và di sản văn hoá vật thể.

Câu hỏi 2,3 TN

(1 điểm)

C. Biết di sản văn hoá phi vật thể nào của Việt Nam được công nhận là di

sản thế giới.

Câu hỏi 4

TN (0,5

điểm)

D. Biết các loại cơ quan trong bộ máy nhà nước Việt Nam và biết cơ quan đó

do ai bầu ra.

Câu hỏi 5,6

TN (1 điểm)

E. Giải thích được vì sao pháp luật nước ta quy định trẻ em có quyền

được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.

Câu hỏi 1 TL (1 điểm)

G. Tìm những hành vi làm ô nhiễm môi trường và những hành vi vi phạm

pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá

Câu hỏi 2 TL (2 điểm)

H. Nêu được vì sao nói Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân

và vì nhân dân.

Câu 3TL (1

điểm)

I. Nhận xét và đề xuất cách ứng xử trong tình huống liên quan đến quyền

tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Câu hỏi 4

TL (3 điểm)

Tổng số câu hỏi

2

5

1

Tổng điểm

2,5

4,5

3

Tỉ lệ

25%

45%

30%

B. NỘI DUNG ĐỀ

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. (0,5 điểm)

Biện pháp nào dưới đây có tác dụng bảo vệ môi trường?

A. Dùng than tổ ong để đốt thay củi, rơm, rạ cho đỡ khói và bụi.

B. Bón thật nhiều phân hoá học để cây trồng lên xanh tốt.

C. Xử lý nước thải công nghiệp trước khi đổ vào nguồn nước.

D. Diệt hết các loại côn trùng để bảo vệ cây.

Câu 2. (0,5 điểm)

Di sản văn hoá nào dưới đây là di sản văn hoá phi vật thể?

A. Trống đồng Đông Sơn;

B. Lễ hội đền Hùng;

C. Hoàng thành Thăng Long;

D. Bến nhà Rồng.

Câu 3. (0,5 điểm)

Di sản văn hoá nào dưới đây là di sản văn hoá vật thể?

A. Cố đô Huế;

B. Bí quyết nghề đúc đồng;

C. Hát ca trù;

D. Trang phục áo dài truyền thống.

Câu 4. (0,5 điểm)

Di sản văn hoá phi vật thể nào của Việt Nam dưới đây đã được công nhận là di sản thế giới?

A. Múa rối nước

B. Nhã nhạc cung đình Huế

C. Cải lương Nam bộ

D. Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

Câu 5. (0,5 điểm)

Cơ quan nào dưới đây là cơ quan quyền lực nhà nước?

A. Uỷ ban nhân dân;

B. Toà án nhân dân;

C. Hội đồng nhân dân;

D. Viện kiểm sát nhân dân.

Câu 6. (0,5 điểm)

Uỷ ban nhân dân do ai hoặc cơ quan nào dưới đây bầu ra?

A. Nhân dân bầu ra;

B. Chính phủ bầu ra;

C. Uỷ ban nhân dân cấp trên bầu ra;

D. Hội đồng nhân dân bầu ra.

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1 (1 điểm)

Theo em, vì sao pháp luật nước ta quy định trẻ em có quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục?

Câu 2 (2 điểm)

Hãy kể 4 hành vi làm ô nhiễm môi trường và 4 hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá.

Câu 3 (1 điểm)

Vì sao nói Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân?

Câu 4 (3 điểm)

Cho tình huống sau:

Ở gần nhà Hằng có một người chuyên làm nghề bói toán. Mẹ Hằng cũng thỉnh thoảng sang xem bói. Hằng can ngăn nhưng mẹ Hằng cho rằng đó là quyền tự do tín ngưỡng của mỗi người và khuyên Hằng không nên can thiệp vào.

Hỏi:

1/ Theo em, mẹ Hằng nghĩ như vậy có đúng không? Vì sao?

2/ Nếu là Hằng, em sẽ làm gì?

5. Đề thi học kì 2 lớp 7 Tải nhiều

Nhằm mang đến nguồn tài liệu hay cho các em học sinh lớp 7 ôn thi học kì 2, VnDoc giới thiệu Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 với đầy đủ các môn. Đây là nguồn tài liệu tham khảo hay, giúp các em học sinh có thể làm quen với nhiều dạng đề thi khác nhau, nắm bắt được cấu trúc đề thi mới nhất của năm nay, từ đó có thể bước vào kì thi sắp tới đạt kết quả cao.

Ngoài ra để xem thêm các đề thi học kì 2 GDCD 7 khác, mời các bạn vào chuyên mục Đề thi học kì 2 GDCD 7 trên VnDoc nhé.

Đánh giá bài viết
378 131.198
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • hoa hà
    hoa hà

    chán thế không có đáp án đề 2 à 😭

    Thích Phản hồi 02/05/21
    • Is Nood Ha Sang
      Is Nood Ha Sang

      uỷ ban nhân dân do HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN bầu ra

      Thích Phản hồi 04/05/22

      Đề thi học kì 2 lớp 7 môn GDCD

      Xem thêm