Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2024
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2024 có đáp án kèm theo được VnDoc sưu tầm, chọn lọc cho các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức chuẩn bị cho các bài thi kiểm tra giữa học kì 1. Đồng thời đề thi giữa kì 1 lớp 5 này cũng sẽ là tài liệu tham khảo cho các thầy cô khi ra đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt cho các em học sinh.
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 giữa học kì 1 Số 1
Câu | Nội dung | Trắc nghiệm | Tự luận | ||||||
Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 4 | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 4 | ||
1 | Đọc hiểu | 0.5 | |||||||
2 | Đọc hiểu | 0.5 | |||||||
3 | Đọc hiểu | 0.5 | |||||||
4 | Đọc hiểu | 0.5 | |||||||
5 | Đọc hiểu | 0.5 | |||||||
6 | Từ trái nghĩa | 0.5 | |||||||
7 | Từ nhiều nghĩa | 0.5 | |||||||
8 | MRVT: Thiên nhiên | 0.5 | |||||||
9 | MRVT: Hòa bình - hữu nghị | 0.5 | |||||||
10 | Đặt câu với từ đồng nghĩa chỉ màu đỏ | 0.5 | |||||||
Tổng | 2 | 1 | 0.5 | 0 | 0 | 0.5 | 0.5 | 0.5 |
TRƯỜNG TIỂU HỌC………. LỚP: ……………… Họ và tên học sinh: …………………… | KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HKI – KHỐI 5 MÔN: TIẾNG VIỆT Ngày kiểm tra: ……./……./2022 |
A. PHẦN ĐỌC
ĐỌC THẦM: ............/ 5 điểm (Thời gian 25 phút)
Nói lời cổ vũ
Một cậu bé người Ba Lan muốn học đàn dương cầm, nhưng cha bảo mấy ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá, không thể chơi đàn hay được. Ông khuyên cậu thử học chơi kèn, sau đó một nhạc công chuyên nghiệp lại nói rằng cậu không có được đôi môi thích hợp.
Ngày kia, cậu gặp gỡ nhạc sĩ dương cầm lừng danh An-tôn Ru-bin-xtên. Ông cho cậu một lời khích lệ mà cậu chưa từng được nghe: “Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô đấy! Ta nghĩ là chú có thể chơi được… nếu như chú chịu khó luyện tập 7 tiếng mỗi ngày.”
Ôi chao, đó thực sự là nguồn cổ vũ lớn lao mà cậu cần đến. Cậu sẽ phải bỏ nhiều thời gian để luyện tập nếu muốn chơi đàn, nhưng mà cậu có thể chơi được! Thậm chí có thể chơi giỏi!
Cậu bé về bỏ ra nhiều giờ mỗi ngày miệt mài tập luyện. Công lao khó nhọc của cậu đã được tặng thưởng: Gian Pa-đơ-riêu-xki trở thành nghệ sĩ dương cầm lừng danh nhất bấy giờ. Một lời động viên đơn giản đã mang đến nội lực làm bừng lên ngọn lửa đam mê trong lòng một cậu bé, ngọn lửa ấy vẫn cháy sáng mãi trong nhiều năm trời.
Hãy nhớ rằng những lời động viên mà bạn đang trao gởi hôm nay, đôi khi làm thay đổi được một cuộc đời của người đã đón nhận nó.
Thu Hà
I. Em đọc thầm bài “Nói lời cổ vũ” rồi làm các bài tập sau:
Hãy khoanh tròn vào chữ trước ý trả lời đúng nhất cho các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8 dưới đây.
Câu 1: Cậu bé người Ba Lan muốn học gì?
A. Đàn dương cầm.
B. Đàn pi-a-nô.
C. Đàn ghi-ta.
D. Thổi kèn.
Câu 2: Vì sao cậu không học thổi kèn?
A. Vì những ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá.
B. Vì cậu không có năng khiếu.
C. Vì cậu không có được đôi môi thích hợp.
D. Vì thính giác của cậu không chịu được âm thanh của tiếng kèn.
Câu 3: Nhạc sĩ dương cầm lừng danh An-tôn Ru-bin-xtên đã nói gì với cậu bé?
A. Sau này chú sẽ trở thành một nhạc sĩ dương cầm lừng danh.
B. Ta sẽ nhờ một nhạc sĩ dương cầm nổi tiếng dạy cho chú mỗi ngày 7 tiếng.
C. Chú có thể chơi pi-a-nô đấy! Ta có thể dạy chú, cho tới khi chú thành tài.
D. Chú có thể chơi pi-a-nô đấy, nếu như chú chịu khó luyện tập 7 tiếng mỗi ngày.
Câu 4: Điều gì khiến cho chú bé trở thành một nhạc sĩ dương cầm lừng danh?
A. Cậu bé có năng khiếu thiên bẩm.
B. Lời cổ vũ của An-tôn Ru-bin-xtên giúp cậu tự tin và luyện tập miệt mài.
C. Lời động viên, an ủi lớn lao của nghệ sĩ pi-a-nô An-tôn Ru-bin-xtên.
D. Cậu bé tìm được một thầy giáo giỏi.
Câu 5: Qua bài đọc, em nên làm gì để giúp đỡ mọi người xung quanh mình?
………………………………………………………………………………………
Câu 6: Từ nào là từ trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau?
Cha bảo mấy ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá.
A. Mũm mĩm
B. Rộng lớn
C. Tong teo
D. To tướng
Câu 7: Từ “môi” trong các từ “đôi môi, môi trường” có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Đó là những từ nhiều nghĩa.
B. Đó là những từ đồng âm.
C. Đó là một từ đồng nghĩa.
D. Đó là những từ trái nghĩa.
Câu 8: Câu thành ngữ nào dưới đây nói về chủ đề “Thiên nhiên”?
A. Lên thác xuống gềnh.
B. Uống nước nhớ nguồn.
C. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
D. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Câu 9: Tìm 2 từ có chứa tiếng hợp có nghĩa là “gộp lại” .
- Hai từ là:………………………………………………...……………………….…..
Câu 10: Em hãy đặt một câu có chứa một từ đồng nghĩa chỉ màu đỏ nói về con người hoặc thiên nhiên đất nước ta.
………………………………………………………………………………………...………………
B. VIẾT
I. CHÍNH TẢ: ............/ 5 điểm (Thời gian 15 phút)
Bài: “Thành phố thông reo”
(Viết đoạn từ “Trên mảnh đất cao nguyên … học sinh xếp hàng vào lớp.”)
II. TẬP LÀM VĂN: ........../ 5 điểm (Thời gian 40 phút)
Việt Nam là một xứ sở đẹp tuyệt vời. Nơi đây có rất nhiều cảnh đẹp thiên nhiên và địa danh nổi tiếng. Em hãy tả lại một cảnh đẹp mà em ấn tượng nhất (qua sách báo, qua mạng internet hoặc tận mắt ngắm nhìn,…)
Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5
Biểu điểm | Hướng dẫn chấm | ||||||||||||||||
A. ĐỌC: 10 điểm I. Đọc thành tiếng: 5 điểm II. Đọc thầm: 5 điểm B. VIẾT: 10 điểm I. Phần Chính tả: 5 điểm II. Phần tập làm văn: 5 điểm | I. Đọc thành tiếng: Như hướng dẫn II. Đọc thầm:
Câu 5: HS nêu suy nghĩ (0,5đ) Gợi ý: Nói những lời động viên mọi người, vì có thể những lời động viên đó sẽ làm thay đổi cuộc đời của một con người; Biết khen mọi người, những lời khen ấy làm cho người khác phấn khởi và tự tin trong cuộc sống; … Câu 9: Học sinh tìm viết đúng 2 từ có chứa tiếng hợp có nghĩa là “gộp lại” (0,5đ) Gợi ý: Hai từ là: hợp tác, hợp nhất, hợp lực, tụ hợp,... Câu 10: Đặt câu đúng yêu cầu, đầu câu viết hoa, cuối câu chấm (0,5đ) Gợi ý: Mặt trời đỏ rực từ từ nhô lên khỏi mặt biển. Trời lạnh, đôi má của bé An đỏ ửng lên. Lưu ý : Học sinh viết câu đúng mẫu, nội dung thích hợp nhưng thiếu viết hoa đầu câu hoặc cuối câu không đặt chấm câu thì không có điểm. I. Phần Chính tả: HS viết sai 1 lỗi trừ 0,5đ. Bài viết sạch đẹp sai 1 lỗi không trừ điểm. Sai tên tác giả tính chung 1 lỗi. Thiếu dấu phẩy không tính lỗi, thiếu dấu chấm tính lỗi không viết hoa. II. Phần tập làm văn * Yêu cầu : Bài văn viết đúng thể loại văn tả cảnh, thể hiện được đó là cảnh mà em ấn tượng nhất. Bài đảm bảo bố cục (mở bài, thân bài, kết bài). Các ý có sự liên kết, câu văn diễn đạt mạch lạc, có hình ảnh. Qua miêu tả, học sinh lồng ghép được tình cảm yêu thích của mình đối với cảnh vật đó. Biểu điểm: - Mức 1 : (4,5 – 5 điểm) Thực hiện tốt các yêu cầu trên. Bài văn hay, có tính sáng tạo, có kĩ năng quan sát và biết chọn lọc các chi tiết để làm nổi bật hình ảnh miêu tả. Câu văn giàu hình ảnh, lời văn tự nhiên. Các lỗi chung về ngữ pháp, từ ngữ, chính tả: từ 2 – 3 lỗi. - Mức 2 : (3,5 – 4 điểm) Thực hiện đầy đủ các yêu cầu như loại giỏi nhưng ở mức thấp hơn. Các lỗi chung: 4 – 5 lỗi. - Mức 3 : (2,5 – 3 điểm) Từng yêu cầu đều đạt trung bình, nội dung chưa đầy đủ. Các lỗi chung: 6 – 7 lỗi. - Mức 4 : (1,5 – 2 điểm) Chưa đúng yêu cầu. Diễn đạt khó hiểu, lủng củng. Các lỗi chung: 8 – 9 lỗi. - Mức 5 : (0,5 – 1 điểm) Viết lan man, lạc đề hoặc viết dở dang. |
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 giữa học kì 1 Số 2
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt (10 điểm)
A.I. Đọc thành tiếng: (3đ)
Số điểm đọc thành tiếng đạt được là:……………………
A.II. Đọc thầm và làm bài tập: (7đ)
Đọc thầm bài: NGƯỜI TÙ BINH DA ĐEN
Đêm xuống, trong khu rừng âm u, những đống lửa nhóm lên xôn xao dưới những thân cây cao vút. Người tù binh da đen ngồi trên một tảng đá bang khuâng nhìn những chiến sĩ Việt Nam đang cười đùa với nhau. Một nhóm vẫy anh lại, anh rụt rè đi tới:
- Thế nào, anh bị bắt có buồn lắm không? Có sợ không?
Người lính da đen vẫn cười, không dám trả lời thế nào. Anh chiến sĩ hỏi:
- Anh có con chưa?
- Có rồi, hai con gái.
- Chúng lớn chứ? Có bằng con gái tôi đây không?
Anh chiến sĩ Việt Nam rút trong túi ra một cuốn sổ tay trong đó có ảnh con gái anh. Người lính da đen không dám cầm lấy cuốn sổ, chỉ ghé mắt nhìn và gật đầu:
- Một đứa bằng đấy, một đứa bé hơn.
- Tên chúng nó là gì?
Hai mắt người lính da đen xa mờ đi. Anh chiến sĩ đứng tuổi lại hỏi:
- Sao tóc anh đã hoa râm thế còn đi lính cho Pháp?
Người tù binh ngồi ngay ra, rồi bỗng chảy nước mắt. Giọng ngắc ngứ vừa nói vừa ra hiệu. Anh bắt đầu kể chuyện. Anh là người Ma- Rốc, làm thợ mộc ở một làng vùng núi. Nhà có một mẹ già và hai an hem. Pháp đến bắt lính. Người em bỏ trốn vào rừng…Những hình ảnh quê hương xa xôi lại hiện lên dồn dập như gọi anh trở về nguồn gốc cũ. Đã bao năm, anh hầu như quên mất là anh đã có một cuộc đời khắc hẳn của mình.
Theo Nguyễn Đình Thi
Khoanh vào chữ đặt trước ý trả lời đúng:
Câu 1: (0,5 đ) Bài “ Người tù binh da đen” của tác giả nào?
a. Tô Hoài
b. Đoàn Giỏi
c. Nguyễn Đình Thi
d. Phạm Hổ
Câu 2: (0,5 đ) Người tù binh da đen là người nước nào?
a. Mĩ
b. Ma-Rốc
c. Pháp
d. Nam Phi
Câu 3: (0,5 đ) Người tù binh gia đen có mấy người con?
a. 1 người con
b. 2 người con
c. 3 người con
d. Chưa có con
Câu 4: (0,5 đ) Các chiến sĩ Việt Nam đã hỏi người tù binh da đen những gì?
a. Gia đình
b. Cuộc sống trong những ngày đi lính cho Pháp.
c. Lí do đi lính cho Pháp
d. Tâm trạng khi bị bắt, con cái, lí do đi lính cho Pháp.
Câu 5: (0,5 đ) Vì sao người tù binh da đen lại đi lính cho Pháp?
a. Bản thân muốn chinh phục, khám phá đất nước Việt Nam.
b. Bị Pháp bắt đi lính.
c. Kiếm tiền nuôi gia đình.
d. Tự nguyện tham gia đi lính cho Pháp.
Câu 6: (0,5 đ) Vì sao sau khi nói chuyện với các chiến sĩ Việt Nam, người tù binh da đen lại thay đổi thái độ?
a. Cảm động trước sự tôn trọng, cảm thông, gần gũi của các chiến sĩ Việt Nam.
b. Hoang mang khi nghĩ về những đứa con của mình.
c. Sợ các chiến sĩ Việt Nam.
d. Nhớ người than ở quê nhà.
Câu 7. (0,5 đ) Từ đồng nghĩa với từ “rụt rè” là:
a. rề ra
b. rối ren
c. nhu nhược
d. nhút nhát
Câu 8: (0,5 đ) Từ trái nghĩa với từ “ chiến tranh” là:
a. xung đột
b. hòa bình
c. mâu thuẫn
d. bình thản
Câu 9. (0,5 đ) Dòng nào dưới đâu nêu đúng nghĩa của từ “tù binh”?
a. Là người đứng đầu một bộ lạc.
b. Là người bị tố cáo phạm tội và bị đưa ra xét xử trước tòa.
c. Là người của phía bên kia bị bắt giam trong thời kì chiến tranh.
d. Ra người vi phạm pháp luật và bị bắt giam.
Câu 10: (0,5 đ) Từ “cầm” trong câu nào dưới đây được dung với nghĩa gốc?
a. Lần này, vị tướng lại cầm binh ra trận.
b. Người lính da đen không dám cầm lấy cuốn sổ.
c. Nếu chị đi buôn bán chuyến này thì cầm chắc lãi to.
d. Chứng kiến hoàn cảnh cậu bé, tôi không cầm được nước mắt.
Câu 11: (1 đ) Được sinh ra khi đất nước đã hòa bình, em sẽ làm gì để xứng đáng với sự hi sinh của biết bao anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập, tự do cho dân tộc?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 12: (0,5 đ) Trong hai câu dưới đây, từ “ mắt” trong câu nào mang nghĩa gốc, trong câu nào mang nghĩa chuyển?
a/ Quả na mở mắt
:………………………………………………………………………………………………
b/ Đôi mắt của bé mở to:……………………………………………………………………
Câu 13: (0,5 đ) Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
Đã bao năm, anh hầu như quên mất là anh đã có một cuộc đời khắc hẳn của mình.
……………………………………………………………………………………………………
B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn (10 điểm)
B.I. Chính tả Nghe - viết (2đ)
Bài: Một chuyên gia máy xúc (Sách HDH Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 48). Đoạn viết từ: “ Qua khung cửa kính……đến …..những nét giản dị, thân mật”
B.II. Viết đoạn, bài (8đ)
Hãy viết một bài văn tả cảnh biển quê em.
Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt (10 điểm)
A.I Đọc thành tiếng (3đ)
Giáo viên cho học sinh bốc thăm một trong các đề sau để đọc bài và trả lời câu hỏi:
Đề 1: Thư gửi các học sinh (TV5 - tập 1 – trang 4).
Đọc đoạn: "Trong năm học tới đây….Hồ Chí Minh "
Câu hỏi: Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
Đề 2: Quang cảnh làng mạc ngày mùa (TV5 - tập 1 - trang 10).
Đọc đoạn: "Mùa đông…..treo lơ lửng"
Câu hỏi: Kể tên các sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó?
Đề 3: Những con sếu bằng giấy ( TV5 - tập 1 - trang 36).
Đọc đoạn: "Ngày 16-7-1945…..nhiễm phóng xạ nguyên tử "
Câu hỏi: Xa- xa – cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào?
Đề 4: Những con sếu bằng giấy ( TV5 - tập 1 - trang 36).
Đọc đoạn: "Khi Hi-rô-xi- ma bị ném bom…..mãi mãi hòa bình "
Câu hỏi: Các bạn nhỏ làm gì để bày tỏ nguyện vọng hòa bình?
Đề 5: Bài ca về trái đất ( TV5 - tập 1 - trang 41).
Câu hỏi: Hình ảnh trái đất có gì đẹp?
Đề 6: Một chuyên gia máy xúc (TV5 - tập 21- trang 45).
Đọc đoạn: "Đó là một buổi sáng….thân mật "
Câu hỏi: Dáng vẻ của A- lếch- xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý?
Đề 7: Những người bạn tốt (TV5 - tập 1 - trang 64).
Đọc đoạn: "A – ri- ôn là một nghệ sĩ…..giam ông lại "
Câu hỏi: Vì sao nghệ sĩ A – ri- ôn phải nhảy xuống biển?
Đề 8: Kì diệu rừng xanh ( TV5 - tập 1 - trang 75).
Đọc đoạn: “Loanh quanh…..nhìn theo. "
Câu hỏi: Những cây nấm khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì?
Đề 9: Cái gì quý nhất ( TV5 - tập 1 – trang 85).
Đọc đoạn: "Cuộc tranh luận thật sôi nổi….vô vị mà thôi "
Câu hỏi: Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động là quý nhất?
Đề 10: Đất Cà Mau ( TV5 - tập 1 - trang 89).
Đọc đoạn: "Cà Mau là đất mưa dông …thân cây đước "
Câu hỏi: Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao?
A.II. Đọc văn bản và làm bài tập (7đ)
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | C | b | b | d | b | a | d | b | c | b |
Điềm | 0,5đ | 0,5đ | 0,5đ | 0,5đ | 0,5đ | 0,5đ | 0,5đ | 0,5đ | 0,5đ | 0,5đ |
Câu 11: (1đ) GV ghi 1 điểm khi học sinh có câu trả lời hợp lý. Một trong những đáp án có thể là:
- Em sẽ chăm ngoan, phấn đấu học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi.
- Em sẽ tích cực tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa.
- Em sẽ ra sức học tập để sau này góp phần xây dựng quê hương tươi đẹp.
Câu 12: (0,5 đ) Trong hai câu dưới đây:
a/ Quả na mở mắt (Từ “mắt” mang nghĩa chuyển)
b/ Đôi mắt của bé mở to: (Từ “mắt” mang nghĩa gốc)
Câu 13: (0,5 đ) Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
Đã bao năm, anh hầu như quên mất là anh đã có một cuộc đời khắc hẳn của mình.
Trạng ngữ: Đã bao năm
Chủ ngữ: anh
Vị ngữ: hầu như quên mất là anh đã có một cuộc đời khắc hẳn của mình.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
B. I. Chính tả: (2 điểm)
- Bài viết không mắc quá 5 lỗi: 1 điểm.
- Chữ viết rõ ràng, đúng độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày sạch đẹp: 1 điểm .
B. II. Tập làm văn: (8 điểm)
Đảm bảo các yêu cầu sau được 8 điểm:
- Mở bài đạt yêu cầu: 1 điểm
- Thân bài:
+ Nội dung đầy đủ: 1,5 điểm
+ Kĩ năng diễn đạt, hành văn: 1,5 điểm
+ Cảm xúc: 1 điểm
- Kết bài đạt yêu cầu: 1 điểm
- Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm
- Dùng từ đặt câu đúng: 0,5 điểm
- Sáng tạo: 1 điểm
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2022 - 2023 bao gồm 2 phần: Đọc hiểu trả lời câu hỏi và phần viết tổng hợp các dạng bài tập trọng tâm cho các em học sinh ôn tập chuẩn bị kiến thức cho các bài thi trong năm học. Ngoài ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 5 và đề thi học kì 2 lớp 5 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 5 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.