Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2024 lần 3 môn Ngữ văn trường THPT Đội Cấn, Vĩnh Phúc

Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2024 môn Ngữ văn trường Đội Cấn, Vĩnh Phúc

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2024 lần 3 môn Ngữ văn trường THPT Đội Cấn, Vĩnh Phúc được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi THPT Quốc gia nhé.

1. Đề thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ văn trường Đội Cấn

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản:

Tôi đã đọc đời mình trên lá

người nâng niu lộc biếc mùa xuân

người hóng mát dưới trưa mùa hạ

người gom về đốt lửa sưởi mùa đông

Tôi đã đọc đời mình trên lá

lúc non tơ óng ánh bình minh

lúc rách nát gió vò, bão quật

lúc cao xanh, lúc về đất vô hình

Tôi đã đọc đời mình trên lá

có thể khổng lồ, có thể bé li ti

dẫu tồn tại một giây vẫn tươi niềm kiêu hãnh

đã sinh ra

chẳng sợ thử thách gì.

(Nguyễn Minh Khiêm, Đọc đời mình trên lá, tạp chí Văn nghệ quân đội số 916, tháng 5/2019, tr.31)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2. Trong đoạn thơ sau, hình ảnh lá được miêu tả ở những mùa nào của năm?

Tôi đã đọc đời mình trên lá

người nâng niu lộc biếc mùa xuân

người hóng mát dưới trưa mùa hạ

người gom về đốt lửa sưởi mùa đông

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong khổ thơ sau:

Tôi đã đọc đời mình trên lá

lúc non tơ óng ánh bình minh

lúc rách nát gió vò, bão quật

lúc cao xanh, lúc về đất vô hình

Câu 4. Thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với anh/chị từ văn bản trên? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trả lời cho câu hỏi: Mỗi người cần có thái độ và hành động như thế nào trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống?

Câu 2. (5,0 điểm)

Sông Hương là vậy, là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc. Khi nghe lời gọi, nó biết cách tự hiến đời mình làm một chiến công, để rồi nó trở về với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước. Thỉnh thoảng, tôi vẫn còn gặp trong những ngày nắng đem ra phơi, một sắc áo cưới của Huế ngày xưa, rất xưa: màu áo điều lục với loại vải vân thưa màu xanh chàm lồng lên một màu đỏ ở bên trong, tạo thành một màu tím ẩn hiện, thấp thoáng theo bóng người, thuở ấy các cô dâu trẻ vẫn mặc sau tiết sương giáng. Đấy cũng chính là màu của sương khói trên sông Hương, giống như tấm voan huyền ảo của thiên nhiên, sau đó ẩn giấu khuôn mặt thực của dòng sông...

Có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ. Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó: từ xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màu thực bất ngờ, “Dòng sông trắng - lá cây xanh” trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, từ tha thướt mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng lên “như kiếm dựng trời xanh” trong khí phách của Cao Bá Quát; từ nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bảng lảng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan, nó đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn, trong thơ Tố Hữu. Và ở đây, một lần nữa, sông Hương quả thực là Kiều, rất Kiều, trong cái nhìn thắm thiết tình người của tác giả Từ ấy.

(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr.199-200, 2014).

Anh/Chị hãy cảm nhận vẻ đẹp hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên; từ đó, liên hệ với vẻ đẹp của sông Hương ở thượng nguồn, để rút ra nhận xét cái nhìn mang tính phát hiện của Hoàng Phủ Ngọc Tường về dòng sông.

2. Đáp án đề thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ văn trường Đội Cấn

Phần

Câu/Ý

Nội dung

Điểm

I

Đọc hiểu

3.0

1

Văn bản trên được viết theo thể thơ: Tự do

0.5

2

Trong đoạn thơ trên, hình ảnh lá được miêu tả ở những mùa của năm là: mùa xuân, mùa hạ, mùa đông.

0.5

3

- Nghệ thuật ẩn dụ: non tơ, rách nát, cao xanh, về đất chỉ hành trình cuộc đời của một con người từ non tơ (khi ta còn bé, chưa va vấp), đến rách nát (khi bước vào đời, đối mặt với bao khó khăn, thất bại), rồi đến cao xanh (khi đạt được thành công) và cuối cùng là về đất (trở về với đất mẹ)

- Tác dụng:

+ Giúp người đọc cảm nhận thấm thía hành trình cuộc đời của một con người để từ đó có ý thức trân trọng cuộc sống, có thái độ ứng xử và hành động phù hợp, tích cực trong mọi hoàn cảnh, trong mọi giai đoạn, mọi biến cố của cuộc đời.

+ Giúp lời thơ thêm sinh động, hấp dẫn, tăng sức gợi hình, gợi cảm, hàm chứa nhiều ý nghĩa.

0.5

0.5

4

- Học sinh nêu được thông điệp ý nghĩa nhất đối với bản thân.

Gợi ý: Thông điệp về thái độ và hành động phù hợp, tích cực của mỗi cá nhân trước những khó khăn, thử thách trong cuộc đời.

- Lập luận chặt chẽ, lô gic, lí giải phù hợp với thông điệp nêu ra.

0.25

0.75

II

Làm văn

1

Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trả lời cho câu hỏi: Mỗi người cần có thái độ và hành động như thế nào trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống?

2.0

a. Bảo đảm yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Mỗi người cần có thái độ và hành động như thế nào trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống?

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ thái độ và hành động của mỗi người trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Có thể theo hướng:

- Trước những khó khăn, thử thách trong cuộc đời, con người cần bình tĩnh nhìn nhận lại vấn đề, phải có ý chí, nghị lực, tự tin, đứng lên đương đầu với bão tố chứ không nên chán nản, tuyệt vọng và gục ngã.

Lấy dẫn chứng cụ thể.

- Mở rộng vấn đề: Phê phán những người yếu đuối, dễ dàng gục ngã trước khó khăn.

1.0

d. Chính tả, ngữ pháp:

Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

0.25

e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

0.25

2

Anh/Chị hãy cảm nhận vẻ đẹp hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên; từ đó, liên hệ với vẻ đẹp của sông Hương ở thượng nguồn, để rút ra nhận xét cái nhìn mang tính phát hiện của Hoàng Phủ Ngọc Tường về dòng sông.

5.0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (gồm 3 phần) rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc, xác định đúng vấn đề nghị luận.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: vẻ đẹp của sông Hương và cái nhìn mang tính phát hiện của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường về dòng sông.

0.5

c. Triển khai vấn đề nghị luận theo các luận điểm; kết hợp linh hoạt các thao tác lập luận

1. Giới thiệu khái quát về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?, đoạn trích.

0.5

2. Vẻ đẹp sông Hương trong đoạn trích:

2.1. Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử

- Mở đầu đoạn văn, nhà văn khẳng định: “Sông Hương là vậy, là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu xanh cỏ lá xanh biếc”. Câu văn này đã thể hiện rõ cái tôi nội cảm và bộc lộ cảm nhận của tác giả về vẻ đẹp của sông Hương có sự hòa quyện giữa chất hùng tráng và trữ tình.

- Dòng sông Hương là “dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi…” anh hùng bởi từ góc nhìn lịch sử, sông Hương đã trở thành chứng nhân của lịch sử. Nó chứng kiến bao nhiêu biến thiên mà xứ Huế trải qua như ở đoạn văn trước đó nhà văn đã ngược về quá khứ để khẳng định vai trò của dòng sông Hương trong lịch sử dân tộc.

- Khi nghe lời gọi của Tổ quốc, sông Hương biết cách “tự hiến đời mình làm một chiến công”. Sông Hương là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi được “viết giữa màu cỏ lá xanh biếc”.

-> Với hình ảnh ấy, nhà văn đã nhấn mạnh dòng sông Hương vừa là một bản hùng ca, vừa là một bản tình ca dịu dàng, tươi đẹp.

2.2. Sông Hương – người con gái dịu dàng của đất nước

Trong cảm nhận tinh tế của nhà văn, sông Hương còn hàm chứa trong nó cả nền văn hoá phi vật thể của Huế. Từ góc nhìn văn hóa ấy mà nhà văn nhận ra Hương giang khi “trở về với cuộc sống bình thường là người con gái dịu dàng của đất nước”. Nhà văn hoài niệm đến khắc khoải khi bắt gặp một sắc màu của chiếc áo cưới ở Huế xưa cũ “màu áo điều lục với loại vải vân thưa màu xanh chàm lồng lên một màu đỏ ở bên trong, tạo thành một màu tím ẩn hiện” …

-> Nhà văn muốn ngợi ca sông Hương vì nó góp phần làm cho Huế trở thành một bức tranh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình, muốn khẳng định sông Hương trong đời thường mang vẻ đẹp dịu dàng của một cô gái Huế, tô đậm vẻ đẹp của dòng sông trong sự gắn bó với văn hóa Huế.

2.3. Sông Hương trong mối quan hệ với thi ca

- Hoàng Phủ Ngọc Tường khẳng định sông Hương cũng là cội nguồn của thi ca nghệ thuật.

- Có biết bao văn nhân, thi sĩ đã từng rung động với dòng sông Hương như Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Tản Đà, Tố Hữu… Cao Bá Quát đã từng nhìn sông Hương mà thốt lên rằng: “Trường giang như kiếm lập thanh thiên”. Tản Đà thấy “dòng sông trắng, lá cây xanh”. Trong thơ Bà Huyện Thanh Quan sông Hương là “nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bảng lảng”. Sông Hương còn quả thực rất Kiều và mang sức mạnh phục sinh tâm hồn trong thơ Tố Hữu…

2.4. Nghệ thuật: Ngôn ngữ tinh tế, giàu chất thơ; biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa sáng tạo, những liên tưởng độc đáo…; lối hành văn súc tích, mê đắm, tài hoa.

0.75

0.5

0.75

0.5

3. Liên hệ với vẻ đẹp của sông Hương thượng nguồn, để rút ra nhận xét cái nhìn mang tính phát hiện của Hoàng Phủ Ngọc Tường về dòng sông Hương.

- Sông Hương ở thượng nguồn mang vẻ đẹp của bản trường ca của rừng già vừa hùng vĩ, mãnh liệt, man dại và huyền bí khi nó “rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn”, “mãnh liệt qua những ghềnh thác”, “cuộn xoáy như cơn lốc vào đáy vực bí ẩn” lại vừa “dịu dàng, say đắm” khi chảy giữa những “dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”; Sông Hương như “một cô gái Di- gan phóng khoáng và man dại” với bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do, phóng khoáng; ra khỏi rừng sông Hương khoác lên mình “một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ”, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.

- Lối miêu tả của nhà văn thể hiện cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông

+ Nhà văn phát hiện dòng sông giống như một người con gái mang trong mình nhiều phẩm chất và vẻ đẹp tâm hồn: vừa mạnh mẽ sôi nổi, vừa đằm thắm, dịu dàng. Nhà văn phát hiện dòng sông giống như một cô gái Di – gan, một người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.

+ Dòng sông được miêu tả với nhiều góc nhìn: từ góc nhìn địa lí, lịch sử đến góc nhìn văn hóa, thơ ca.

-> Cái nhìn thể hiện cái tôi uyên bác, tài hoa và đầy lãng mạn.

0.5

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

0.25

e. Sáng tạo: Thể hiện sâu sắc vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ

0.5

I+II

10.0

3. Ma trận đề thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ văn trường Đội Cấn

Mức độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Cộng

Vận dụng

Vận dụng

cao

Phần I.

Đọc- hiểu

- Ngữ liệu:

+ Văn bản văn học

-Tiêu chí:

+ Nội dung đề cập những vấn đề cơ bản của xã hội.

- Xác định thể thơ của văn bản.

- Tìm chi tiết, tìm thông tin trong văn bản.

- Chỉ ra và nêu được hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong văn bản.

- Biết đưa ra ý kiến của bản thân và có những lí giải hợp lí, thuyết phục.

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

2

1,0

10%

1

1,0

10%

1

1,0

10%

4

3,0

30%

Phần II. Làm văn

Câu 1: Nghị luận xã hội

- Khoảng 200 chữ

-Trình bày suy nghĩ về một vấn đề xã hội đặt ra từ văn bản trong phần Đọc hiểu

Viết 01 đoạn văn.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

2,0

20%

1

2,0

20%

Câu 2: Nghị luận văn học về một đoạn trích văn xuôi .

Viết 01 bài văn nghị luận văn học.

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

1

5,0

50%

1

5,0

50%

Tổng cộng:

Số điểm:

Tỉ lệ:

2

1,0

10%

1

1,0

10%

2

3,0

30%

1

5,0

50%

6

10,0

100%

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi THPT Quốc gia môn Văn

    Xem thêm