Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách

Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách

  1. Đẩy mạnh du canh, bảo vệ vốn rừng
  2. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí
  3. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất
  4. Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác nông – lâm

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí

Giải thích: Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách: Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí

1. Khái niệm đất

Đất thường được gọi chung là nhóm vật chất tồn tại và bám trên bề mặt trái đất, có khả năng hỗ trợ sự sinh trưởng của các động thực vật, đóng góp một phần quan trọng trong môi trường sống của con người, cung cấp oxi, tạo ra thức ăn và là nơi cung cấp cho con người điều kiện sản xuất và phát triển.

2. Các loại đất chính ở Việt Nam

Các loại đất chính ở Việt Nam được chia làm 3 loại: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Mỗi loại lại chia thành nhiều loại đất khác nhau.

Đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp là loại đất được Nhà nước giao cho người dân nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất, nghiên cứu và thí nghiệm về lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, làm muối, bảo vệ và phát triển rừng.

Phân loại đất nông nghiệp bao gồm:

+ Đất dùng để trồng cây lâu năm;

+ Đất dùng để trồng cây hàng năm;

+ Đất rừng sản xuất;

+ Đất rừng phòng hộ;

+ Đất rừng đặc dụng;

+ Đất nuôi trồng thủy sản;

+ Đất làm muối;

+ Đất nông nghiệp khác.

Đất phi nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp là đất đang được sử dụng không thuộc nhóm đất nông nghiệp như: chăn nuôi, trồng trọt, làm vườn,…

Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm:

+ Đất ở gồm đất thổ cư tại nông thôn và đất thổ cư tại đô thị;

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan hành chính nhà nước;

+ Đất dùng để xây dựng các công trình sự nghiệp;

+ Đất có mục đích sử dụng trong quốc phòng, an ninh;

+ Đất dùng để sản xuất và kinh doanh phi nông nghiệp;

+ Đất sử dụng vào các mục đích phục vụ công cộng;

+ Đất dùng để xây dựng các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;

+ Đất dùng làm khu nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;

+ Đất trên các sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;

+ Đất phi nông nghiệp khác.

Nhóm đất chưa sử dụng

Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định được mục đích sử dụng như đất đồng bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây.

3. Các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất ở Việt Nam

- Đối với vùng đồi núi:

+ Để hạn chế xói mòn trên đất dốc phải áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác hợp lí: làm ruộng bậc thang, đào hố vây cá, trồng cây theo băng.

+ Cải tạo đất hoang, đồi núi trọc bằng các biện pháp nông - lâm kết hợp. Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định cư, định canh cho dân cư miền núi

- Đối với đất nông nghiệp:

+ Do diện tích ít, nên cần có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích

+ Cùng với thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác sử dụng đất hợp lí, chống bạc màu, lây hóa, nhiễm phèn, nhiễm mặn. Bón phân, cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm đất do chất độc hóa học, trừ sâu...

-------------------------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách. VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7, Giải bài tập Công nghệ 7, Giải SBT Công nghệ 7, Tài liệu học tập lớp 7 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Công nghệ 7

    Xem thêm