Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vai trò của chuồng nuôi

Vai trò của chuồng nuôi được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Vai trò của chuồng nuôi?

Trả lời:

* Vai trò:

+ Chuồng nuôi giúp vật nuôi tránh được những thay đổi của thời tiết, đồng thời tạo ra một tiểu khí hậu thích hợp cho vật nuôi.

+ Chuồng nuôi giúp cho vật nuôi hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh (như vi trùng, kí sinh trùng gây bệnh...)

+ Chuồng nuôi giúp cho việc thực hiện quy trình chăn nuôi khoa học.

+ Chuồng nuôi giúp quản lí tốt đàn vật nuôi, thu được chất thải làm phân bón và tránh làm ô nhiễm môi trường.

+ Chuồng nuôi góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi.

1. Chuồng nuôi hợp vệ sinh

- Ít khí độc

- Độ chiếu sáng thích hợp từng loại vật nuôi

- Độ thông thoáng tốt

- Độ ẩm trong chuồng 60-75%

- Chuồng nuôi hợp vệ sinh

- Nhiệt độ thích hợp

2. Trong nguyên tắc thiết kế chuồng trại, người chăn nuôi cũng cần lưu ý các yếu tố như

+ Chuồng trại phải ấm về mùa đông, mát về mùa hè, chống được những cơn bão giông có thể hất nước vào chuồng. Đặc biệt là phải phù hợp với đặc điểm sinh lý của vật nuôi.

+ Chuồng trại phải thuận tiện cho việc phân phối thức ăn và nước uống cho vật nuôi, không làm lãng phí thức ăn và công chăm sóc nuôi dưỡng.

+ Khi xây dựng chuồng trại phải tính toán hiệu quả kinh tế (vừa đảm bảo đủ nhu cầu của chuồng nuôi nhưng lại tiết kiệm được sức lao động và nguyên vật liệu).

+ Kết hợp được các kiểu chuồng nuôi hiện đại và truyền thống để có những kiểu chuồng nuôi phù hợp với điều kiện ở Việt Nam, đồng thời có khả năng tận dụng được nguồn nguyên liệu có sẵn của gia đình và địa phương.

+ Đảm bảo vệ sinh và an toàn dịch bệnh cho vật nuôi, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho người chăn nuôi.

3. Một số kiểu chuồng nuôi khép kín và hiện đại ở nước ta

- Trong chăn nuôi heo công nghiệp có nhiều kiểu chuồng khác nhau nhưng hầu hết người chăn nuôi cũng thiết kế sao cho hợp với khí hậu của địa phương, giảm chi phí mà phải đảm bảo được tính bền vững và phù hợp với đặc điểm sinh lý của từng loại heo.

- Hầu hết các dãy chuồng nuôi được thiết kế thành một hệ thống liên hoàn, trong một dãy và phân chia các khu vực cho từng loại heo, có điều hòa tiểu khí hậu chuồng nuôi.

Kiểu chuồng heo nái đẻ và nuôi con

- Khi xây dựng chuồng nái đẻ và nuôi con cần phải được thiết kế có vùng cho heo con và vùng cho heo mẹ riêng biệt để tránh hiện tượng heo mẹ đè lên heo con khi chúng nằm. Có nơi tập ăn riêng (bổ sung thức ăn sớm). Chuồng nên thiết kế trên diện tích từ 4-6 m2, chia thành 2 khu vực rõ rệt.

- Heo nái nằm và di chuyển ở giữa với chiều rộng từ 60 - 65 cm, dài 2,2 – 2,25 m, có khung không chế. Có máng ăn cho heo mẹ và vòi uống nước tự động. Chú ý khi thiết kế các thanh chắn cần thiết phải để độ cao hợp lý tùy từng giống heo ngoại hay nội. Hai bên vùng heo nái nằm là heo con hoạt động. Nền chuồng của heo con nên thiết kế bằng nhựa hay gỗ. Nền chuồng của heo mẹ nên bằng bê tông.

Chuồng nái chửa

- Chuồng nái chửa nên thiết kế theo từng dãy, chúng chỉ cần diện tích nhỏ bằng phần của heo nái đẻ nằm để di chuyển và nằm. Khi cần thiết cho vận động tự do chúng ta phải cho heo ra các sân chơi để vận động. Chiều rộng 65 cm, chiều dài 225 cm, có máng ăn và vòi uống nước tự động.

Chuồng nái chờ phối

- Heo nái khi chờ phối giống cần được nuôi thành từng nhóm, cứ 4-6 con/ô, có diện tích 5-6 m2, có máng ăn chung hay phân biệt bằng ,máng ăn tự động cho từng cá thể. Vòi uống nước tự động và có vị trí thuận lợi để vận động ở sân hay bãi chơi. Việc thiết kế chuồng heo nái chờ phối cần thiết phải có tính liên hoàn và dễ tiếp xúc với heo đực giống để điều khiển động dục cho heo nái.

- Khi heo nái phối giống có kết quả sẽ được chuyển đến nuôi ở các ô chuồng heo nái chửa riêng lẻ để dễ theo dõi và nuôi dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bào thai.

Kiểu chuồng heo đực giống

- Khi thiết kế chuồng nuôi heo đực giống chúng ta cần chú ý đến việc nuôi dưỡng và sử dụng chúng để phối giống hay lấy tinh. Chuồng heo đực giống nên thiết kế kiên cố, có diện tích từ 5- 6 m2, chúng phải được nhốt riêng lẻ từng con. Thành chuồng cao từ 1,4 m, nền bằng bê tông chắc chắn, tránh nền gồ ghề gây xây xát móng chân của heo đực giống.

Kiểu chuồng nuôi heo thịt

- Theo thịt thường được nuôi trong các ô rộng và nuôi thành từng nhóm, heo thịt nhỏ từ 16 – 20 con/ô, heo thịt từ 8-10 con/ô, mỗi ô từ 7 – 10 m2. Chuồng nuôi heo thịt có thể thiết kế đa dạng các kiểu, có nền có độ dốc tốt và dễ thoát nước. Máng ăn dài để con nào cũng ăn được tiêu chuẩn ăn của chúng. Có vòi uống nước tự động có thể 2 vòi.

-------------------------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Vai trò của chuồng nuôi. VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7, Giải bài tập Công nghệ 7, Giải SBT Công nghệ 7, Tài liệu học tập lớp 7 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Công nghệ 7

    Xem thêm