Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng?

Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng?

Trả lời:

Đất giữ được chất dinh dưỡng và nước do có các hạt cát, hạt limon, sét và chất mùn. Đất giữ được nước và chất dinh dưỡng tốt là đất chứa nhiều hạt có kích thước bé và nhiều mùn.

I. Khái niệm về đất trồng

Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.

Đất trồng là sản phẩm biến đổi của đá dưới tác động của các yếu tố khí hậu, sinh vật và con người, đất trồng có độ phì nhiêu tốt.

II. Vai trò của đất trồng

Đất có vai trò đặc biệt đối với đời sống của cây trồng vì đất là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây đứng vững.

III. Thành phần của đất trồng

Thành phần của đất trồng được trình bày ở sơ đồ dưới đây:

- Phần khí: Cung cấp Oxi cho cây hô hấp. (lượng oxi trong đất ít hơn lượng oxi trong khí quyển, lượng cacbonic thì nhiều hơn trong khí quyển cả trăm lần).

- Phần rắn: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. (nito, kali, photpho, những chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng).

- Phần lỏng: Cung cấp nước, hòa tan các chất dinh dưỡng

IV. Tính chất chính của đất

+ Thành phần cơ giới của đất.

+ Độ chua, độ kiềm.

+ Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất.

+ Độ phì nhiêu của đất

V. Dinh dưỡng cho cây trồng

Các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng tham gia vào quá trình trao đổi chất,cấu tạo chất sống, các hoạt động sinh lý, tăng tính chống chịu của cây trồng. Là yếu tố then chốt quyết định năng suất, chất lượng nông sản.

Trong cơ thể thực vật chứa nhiều nguyên tố khoáng có trong bảng tuần hoàn. Chúng rất quan trọng và thiết yếu đối với sự sinh trưởng, phát triển của mọi loài cây, chỉ cần thiếu một trong số chúng thì dinh dưỡng cho cây trồng sẽ bị mất cân đối và cây không thể hoàn thành chu kỳ sống của mình.

Những nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu trong cây trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể, nếu cây thiếu nó thì sẽ không hoàn thành được chu trình sống.

Các nguyên tố dinh dưỡng tham gia cấu tạo chất sống, điều tiết quá trình trao đổi chất, các hoạt động sinh lý trong cây, tăng tính chống chịu của cây trồng.

VI. Các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng

Tuỳ theo vai trò và nhu cầu, các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng và nhu cầu của cây trồng mà người ta phân chia các nguyên tố thiết yếu thành từng nhóm:

- Nhóm đa lượng: N (Đạm), P (Lân), K (Kali). Là nhóm các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cây trồng cần nhiều

- Nhóm trung lượng: Lưu huỳnh (S), Canxi (Ca), Magiê (Mg), Silic (Si)

- Nhóm vi lượng: Mangan (Mn), Đồng (Cu), Bo (B), Kẽm (Zn), Sắt (Fe), Molypden (Mo), Clo (Cl)

Đạm (Urea) N là loại phân đa lượng: Cây cần nhiều để tổng hợp các hợp chất hữu cơ trong thân, lá và rễ. Chính N là yếu tố tạo nên sinh khối (làm thân lớn hơn, lá to hơn). Do vậy muốn cây sinh trưởng tốt cần bón N – lá xanh, to, mượt mà – thích hợp cho các loại cây lấy thân, lá.

Lân (Phophate) P là loại phân đa lượng: Cây cần trong quá trình phát triển rễ, thân, tạo quả. P làm rễ phát triển nhiều hơn, to hơn, thân phát triển lớn hơn, phân nhiều nhánh và tham gia vào quá sinh tạo hoa quả. Vì vậy P cần cho giai đoạn kích thích rễ, thúc thân to mập, đẻ nhánh và giai đoạn ra hoa.

Kali (tồn tại nhiều dạng muối như Kali Nitrate, Kali Clorau,…): K là loại phân đa lượng: Rất cần để tạo gỗ cho cây làm cây cứng, chắc. Kali còn là yếu tố cần thiết để thúc đẩy các quá trình sinh hóa xảy ra trong cây. Đặc biệt là cần cho giai đoạn ra hoa, tạo quả. Đây chính là yếu tố làm cho quả bóng, mọng, sáng chắc, thơm ngọt,…

Canxi (Canci Nitrate hoặc Canci Bo) là loại phân trung lượng: Cây rất cần nhưng không nhiều bằng các loại NPK. Canxi không trực tiếp vào thân, lá cành, hoa quả nhưng chính Canxi lại làm chất xúc tác cho các quá trình đó. Cây cần Canxi ở mọi giai đoạn vì ở bất kỳ giai đoạn nào quá trình sinh hoá vẫn xảy ra trong cây nên đều cần có Canxi. Đồng thời, sự có mặt của Canxi còn làm cho các quá trình khác xảy ra trơn tru hơn, tạo một động lực, một quán tính giúp cây phát triển vượt qua bệnh tật. (Tăng sức đề kháng), Ngoài ra Canxi còn là yếu tố giúp cân bằng dinh dưỡng trong cây, chống nứt, rụng hoa, nụ, trái non

Magie (Magie Oxit) MgO là loại phân trung lượng: Cây cần để giữ lá màu xanh, dày và đều đặn.

Các nguyên tố vi lượng như Fe, Cu, Zn, Mo, Bo..: Là những loại cây cần một lượng rất ít nhưng phải có. Đa phần với cây ngắn ngày, vi lượng cần cung cấp 2 giai đoạn là lúc cây non đã ổn định và khi chuẩn bị ra hoa.

-------------------------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng? VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7, Giải bài tập Công nghệ 7, Giải SBT Công nghệ 7, Tài liệu học tập lớp 7 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Đánh giá bài viết
1 12
Sắp xếp theo

Lý thuyết Công nghệ 7

Xem thêm