Làm đất nhằm mục đích gì?

Làm đất nhằm mục đích gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Làm đất nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Làm đất nhằm mục đích: Làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời còn diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh, tạp điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.

Vai trò của đất đai đối với xã hội.

Đất đai là đóng vai trò làm địa bàn thực hiện các hoạt động của con người

Đất đai– không gian sống, môi trường sống.

- Để khẳng định đất đai là sản phẩm tự nhiên, chúng ta cùng đi xét quá trình hình thành Trái Đất. Trái Đất và các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời đã hình thành từ tinh vân Mặt Trời - đám mây bụi và khí dạng đĩa do Mặt Trời tạo ra. Quá trình hình thành Trái Đất được hoàn thiện trong vòng 10 đến 20 triệu năm. Khí thải và các hoạt động núi lửa tạo ra các yếu tố sơ khai của khí quyển. Trong các niên đại địa chất, quá trình hình thành và phân rã của các lục địa đã tạo nên bề mặt trái đất như hiện nay. 71% diện tích bề mặt Trái đất là đại dương nước mặn, còn lại là đất liền và các đảo.

- Đất đai là nơi phát sinh loài người, nơi con người, động thực vật tồn tại và phát triển. Khi có sự hình thành trái đất, các sinh vật nhân chuẩn, sinh vật đơn bào rồi đa bào là những sinh vật đầu tiên tồn tại. Các dạng sống máu nóng ngày càng trở nên đa dạng, và một vài triệu năm trước đây thì một loài động vật dáng vượn ở châu Phi đã có khả năng đứng thẳng. Điều này cho phép chúng sử dụng công cụ và thúc đẩy giao tiếp cũng như cung cấp các chất dinh dưỡng và các yếu tố kích thích cần thiết cho một bộ não lớn hơn. Sự phát triển của nông nghiệp, và sau đó là sự văn minh, cho phép con người trong một khoảng thời gian ngắn gây ảnh hưởng đến Trái Đất nhiều hơn bất kì một dạng sống nào khác, thậm chí cả tính chất cũng như số lượng của các loài sinh vật khác.

- Áp lực vai trò đất đai ngày càng lớn khi dân số ngày càng tăng. Con người ngày càng gia tăng về số lượng gây nên áp lực lớn đến đất đai. Diện tích đất đai không tăng, thậm chí ngày càng thu hẹp thì dân số của thế giới tăng 8,43 triệu ng/1 giờ.

Vai trò của đất đối với sinh vật

Hệ vi sinh vật đất có vai trò rất quan trọng đối với đất và cây trồng. Hầu như mọi quá trình xảy ra trong đất đều có sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của vi sinh vật. Chúng tác động đến môi trường sống của cây, hỗ trợ các quá trình sinh lí sinh hóa trong cây. Tuy nhiên trước tình hình canh tác nông nghiệp quá phụ thuộc vào thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học đã làm suy giảm sinh vật đất kéo theo đó là suy thoái đất. Ngoài yếu tố tác động của con người thì các yếu tố tự nhiên như biến đổi khí hậu, thiên tai, nước biển xâm nhập, hạn hán cũng gây ra hiện tượng đất bạc màu tác động lớn đến môi trường đất làm mất dần đi hệ vi sinh vật trong đất. Do đó cần phải bảo vệ nền đất, cân bằng lại tự nhiên để tạo được môi trường sống tốt nhất cho vi sinh vật, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển và thực hiện các chức năng.

Tầm quan trọng của vi sinh vật trong đất

Quần thể vi sinh vật đất là chỉ số để đánh giá chất lượng đất. Đất có tỷ lệ vi sinh vật cao sẽ tỷ lệ thuận với độ màu mỡ của đất. Do đó, để phát triển nông nghiệp bền vững thì việc quan trọng hàng đầu là tăng cường hệ vi sinh vật đất. Quần thể vi sinh vật đất bao gồm vi khuẩn, xạ khuẩn, vi nấm, tảo, nguyên sinh động vật.

Mối quan hệ của các vi sinh vật đất và sinh vật khác trong đất như giun đất, ngành chân khớp, bò sát tạo nên mạng lưới thức ăn đa dạng, phức tạp. Vi sinh vật sẽ phân hủy chất hữu cơ, xác động thực vật tạo ra dinh dưỡng nuôi sống thực vật và sinh vật khác.

Hệ vi sinh vật có vai trò quan trọng trong cải thiện cấu trúc đất, chuyển hóa dinh dưỡng trong phân bón cung cấp cho cây trồng, phân giải các chất hữu cơ trong đất, chuyển hóa các chất khó tan thành chất dễ tan giúp cây trồng hấp thụ dễ dàng, giải phóng các chất khoáng bị giữ chặt trong đất thành dạng dễ tiêu cho cây hấp thụ. Bên cạnh đó còn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây,tiết ra các vitamin và chất sinh trưởng có lợi đối với cây trồng, cố định Nitơ tự nhiên để tạo ra đạm sinh học cung cấp cho cây trồng

Hiện trạng đất đai thời nay

Ngày nay đất đai đang trở nên cằn cỗi, suy thoái. Do việc lạm dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất. Điều này làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cây. Làm cây trồng mất đi khả năng miễn dịch vốn có của nó. Dẫn đến việc lãng phí phân bón và tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường đất cũng như trong sản phẩm.

Không chỉ quan trọng với cây trồng. Đối với kinh tế – xã hội, đất là một trong những yếu tố quyết định đến sự tồn tại cũng như phát triển của xã hội loài người. Nếu không có đất đai thì không có bất cứ một ngành nghề sản xuất nào. Và đương nhiên cũng sẽ không thể có sự tồn tại của loài người. Đất được đánh giá là một tài nguyên vô cùng quý giá, điều kiện sống cho con người, động vật và thực vật trên trái đất.

Đất trồng là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển cây cối. “Đất tốt thì cây khỏe, tốt cho nông dân, tốt cho môi trường, tốt cho trái đất”.

-------------------------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Làm đất nhằm mục đích gì? VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7, Giải bài tập Công nghệ 7, Giải SBT Công nghệ 7, Tài liệu học tập lớp 7 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Đánh giá bài viết
3 37
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Công nghệ 7

    Xem thêm