Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Luân canh là gì?

VnDoc xin giới thiệu bài Luân canh là gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Luân canh là gì?

Trả lời:

Luân canh là sự thay đổi luân phiên cây trồng cùng một không gian và thời gian canh tác trong một hệ sinh thái nông nghiệp, tạo nên sự phong phú và đa dạng loài trên đồng ruộng.

1. Luân canh là gì?

- Luân canh là sự luân phiên thay đổi cây trồng theo không gian và thời gian trong chu kỳ nhất định cùng trên một diện tích.

Ví dụ : Luân canh: Từ tháng 5 đến tháng 9 cấy lúa mùa, tháng 9 đền tháng 12 trồng ngô, từ tháng 12 đến tháng 5(năm sau) trồng lúa xuân

2. Tại sao phải luân canh?

- Phải tiến hành luân canh bởi vì: Luân canh là trung tâm của các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp khác. Tất cả các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp đều căn cứ vào chế độ luân canh mà xác định nội dung của mình. Các chế độ canh tác khác như thuỷ lợi, bón phân, tưới nước, làm đất, diệt trừ cỏ dại… đều căn cứ vào loại cây trồng, trình tự luân phiên cây trồng trong hệ thống luân canh để xây dựng các biện pháp kỹ thuật cụ thể cho suốt cả chu kỳ luân canh.

3. Vai trò của luân canh?

- Luân canh tốt là một phần quan trọng trong bất kỳ hệ thống hữu cơ nào. Không có luân canh tốt, nông dân không thể canh tác hữu cơ thành công và bền vững. Luân canh phải đáp ứng nhiều vai trò quan trọng, gồm:

+ Giảm thiểu các vấn đề về cỏ dại, sâu bệnh hại

+ Duy trì các lớp vật chất hữu cơ và cấu trúc đất

+ Cung cấp đủ đạm và làm cho việc thất thoát dinh dưỡng giảm tới mức thiểu. Sản sinh đủ thức ăn cho chăn nuôi và duy trì sản phẩm đầu ra của chăn nuôi.

+ Cung cấp nguồn cây trồng phụ để nông dân tăng thêm thu nhập.

- Luân canh cần được xem là bước đầu tiên hướng tới việc tạo ra sự đa dạng thực vật cần thiết. Luân canh là việc trồng một chuỗi các loại cây khác nhau ở trong cùng thửa ruộng từ vụ này tiếp sau vụ kia.

- Hệ thống luân canh có vai trò cực kỳ quan trọng và luôn được nhắc đến trong kỹ thuật canh tác hữu cơ. Như đã biết, canh tác hữu cơ rất chú trọng đến cấu trúc đất và hệ sinh thái môi trường đất. Đất có vai trò quan trọng đối với sự hấp thu dinh dưỡng của hệ rễ cây trồng. Môi trường đất khỏe giúp cho rễ cây phát triển và hấp thu dinh dưỡng tốt.

- Việc trồng độc canh một loại cây trồng trên một đơn vị diện tích trong thời gian dài làm cho nguồn dinh dưỡng trong đất ngày càng cạn kiệt, cấu trúc đất ngày càng bị thoái hóa, dần dần cây trồng không thể hấp thu dinh dưỡng được.

- Bằng biện pháp luân canh cây trồng giúp cho chất dinh dưỡng trong đất được điều hòa và cải thiện cấu trúc đất. Chính nhờ tác động cơ học vào đất làm cho tầng đất mặt ngày càng được cải thiện, làm cho đất thông thoáng, hệ vi sinh vật phát triển.

- Trồng cây trồng độc canh làm cho dịch hại ngày càng thích nghi và phát triển, làm cho cây trồng bị hư hại. Luân canh chính là một giải pháp tốt cho việc này, bằng sự thay đổi cây trồng làm cho các loại dịch hại không kịp thích nghi và phá hoại cây trồng.

- Ngoài ra, luân canh còn giúp ích cho việc quản lí cỏ dại, hiệu quả trong việc giảm thiểu thuốc trừ cỏ, duy trì sự an toàn với sức khỏe con người và môi trường. Việc trồng luân canh cây trồng cạn với cây trồng nước giúp làm mất sức nảy mầm của hạt cỏ, thay đổi môi trường sống làm cho cỏ dại không thích nghi được và chết dần.

4. Các hình thức luân canh phổ biến

- Luân canh giữa các cây trồng cạn với nhau

dụ:

+ Ngô đông xuân (tháng 1-5)

+ Đậu tương hè dài ngày (tháng 6 - 11)

+ Ớt ngọt (tháng 1- 5)

+ Cải ngọt (tháng 5 - 6 )

+ Đậu đũa (tháng 6-9)

+ Xà lách xoăn (tháng 9 - 10)

+ Súp lơ xanh (tháng 10 -2)

- Luân canh giữa cây trồng cạn với cây trồng nước

dụ:

+ Rau (tháng 11 - 15/2)

+ ngô ruộng (tháng 15/2 - tháng 15/6)

+ Lúa mùa (tháng 7- tháng 11)

+ Ngô xen đỗ (tháng 1- tháng 5)

+ Đay (tháng 3- tháng 8)

+ Lúa mùa cấy muộn (tháng 8 - tháng 12)

5. Quy tắc luân canh với rau trồng trong vườn

- Việc trồng rau trong vườn sẽ hơi khác một tí so với việc trồng trong thùng xốp hay chậu nhựa. Bạn sẽ không cần quá thường xuyên phải luân canh vị trí rau trồng.

- Thay vì chọn luân canh theo đợt thì bạn có thể luân canh cây trồng theo năm. Mỗi năm chỉ cần đổi vị trí trồng giống rau đó một lần.

- Điều này sẽ khiến cho mầm bệnh và trứng của một số loại sâu bệnh cụ thể chết mòn.

-------------------------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Luân canh là gì? VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7, Giải bài tập Công nghệ 7, Giải SBT Công nghệ 7, Tài liệu học tập lớp 7 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Công nghệ 7

    Xem thêm