Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thành phần chất hữu cơ của đất có đặc điểm gì?

Thành phần chất hữu cơ của đất có đặc điểm gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Thành phần chất hữu cơ của đất có đặc điểm gì?

Trả lời:

- Gồm các sinh vật sống trong đất và xác động, thực vật và vi sinh vật đã chết.

- Xác động, thực vật bị phân hủy thành chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng

- Tổng hợp nên các chất mùn

1. Đất là gì?

- Đất hay thổ nhưỡng là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi tự nhiên dưới tác động tổng hợp của nước, không khí, sinh vật.

- Các thành phần chính của đất là chất khoáng, nước, không khí, mùn và các loại sinh vật từ vi sinh vật cho đến côn trùng, chân đốt v.v...

2. Cấu trúc của đất

- Đất có cấu trúc hình thái rất đặc trưng, xem xét một phẫu diện đất có thể thấy sự phân tầng cấu trúc từ trên xuống dưới như sau:

+ Tầng thảm mục và rễ cỏ được phân huỷ ở mức độ khác nhau.

+ Tầng mùn thường có màu thẫm hơn, tập trung các chất hữu cơ và dinh dưỡng của đất.

+ Tầng rửa trôi do một phần vật chất bị rửa trôi xuống tầng dưới.

+ Tầng tích tụ chứa các chất hoà tan và hạt sét bị rửa trôi từ tầng trên.

+ Tầng đá mẹ bị biến đổi ít nhiều nhưng vẫn giữ được cấu tạo của đá.

+ Tầng đá gốc chưa bị phong hoá hoặc biến đổi.

3. Thành phần hữu cơ trong đất

- Chất hữu cơ (CHC) chiếm 5% trong thành phần của đất. Chất hữu cơ trong đất bao gồm các hợp chất hữu cơ như các loại vi sinh vật (sinh khối đất), CHC từ quá trình phân hủy từ xác bã thực vật, các quá trình chuyển đổi trong đất.

- Carbohydrates: Tổng hàm lượng carbonhydrates của chất hữu cơ trong đất thay đổi từ 5 – 20%. Thành phần này bao gồm các polysaccharides và các đường đơn như glucose, galactose, arabinose….

- Các hợp chất chứa đạm (N):Hàm lượng đạm của chất hữu cơ trong đất tự nhiên dao động từ 3 – 6%. Sự thủy phân acid sẽ giải phóng ra các amino acids, amino đường và amonia. Có khoảng 20 amino acids đã được định danh và 2 amino đường là glucosamine và galactosamine, được biết là chiếm tỉ lệ cao trong thành phần N của chất hữu cơ. Một nghiên cứu trên các loại đất khác nhau cho thấy có khoảng hơn 1/2 N tồn tại dưới dạng nối của các amino acids và amino đường. Tính chất của các thành phần khác chưa được xác định rõ ràng.

- Các hợp chất chứa lân (P): Chất hữu cơ trong đất chứa rất nhiều dạng lân hữu cơ, chiếm 15 – 80% tổng lượng P trong đất. Các hợp chất lân hữu cơ được tìm thấy trong chất hữu cơ của đất bao gồm inositol hexaphosphate (đây là hợp chất chính), phospholipids và một số nucleotides.

- Các thành phần khác: Phần còn lại của chất hữu cơ trong đất được xác định dựa trên hợp nhất của các vòng polyphenol có thể chứa các quinones và có rất nhiều hợp chất N được liên kết trong các hợp chất này. Các chất này phần lớn bắt nguồn từ các
- Sản phẩm của quá trình trao đổi chất của vi sinh vật (Kononova, 1996), nhưng chúng cũng có thể có nguồn gốc từ sự phân giải thành phần lignin của thực vật.

4. Quá trình phân giải chất hữu cơ và hình thành chất mùn đất

- Các chất hữu cơ trong đất có quá trình biến đổi phức tạp với sự tham gia trực tiếp của các sinh vật đất và chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đất. Một phần trong chúng bị khoáng hóa hoàn toàn tạo thành các chất khoáng đơn giản, một phần được các sinh vật đất sử dụng để tổng hợp protein, lipit, đường và các hợp chất khác xây dựng cơ thể chúng, một phần sẽ trải qua quá trình biến đổi phức tạp và tái tổng hợp thành các hợp chất cao phân tử được gọi là chất mùn.

- Các hợp chất mùn sau khi được hình thành cũng chịu tác động phân giải chậm để tạo thành các chất khoáng.

5. Tầm quan trọng của chất hữu cơ đối với đất

- Dự trữ chất dinh dưỡng cho cây trồng

- Nguồn thức ăn của sinh vật đất

- Cung cấp CEC của đất

- Tăng khả năng giữ nước của đất

- Cải thiện cấu trúc đất (Nhưng không thay đổi sa cấu)

6. Tầm quan trọng của chất hữu cơ đối với cây trồng

- Chất hữu cơ là phần quý nhất của đất, nó không chỉ là kho dinh dưỡng cho cây trồng mà còn có thể điều tiết nhiều tính chất đất theo hướng tốt, ảnh hưởng lớn đến việc làm đất và sức sản xuất của đất.

- Chất mùn hữu cơ trong đất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và năng suất của cây trồng thông qua các đặc tính lý, hóa và sinh của đất như: Bản thân chất mùn hữu cơ cung cấp chất đạm, lân, lưu huỳnh và các chất vi lượng một cách từ từ cho cây trồng.

-------------------------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Thành phần chất hữu cơ của đất có đặc điểm gì? VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7, Giải bài tập Công nghệ 7, Giải SBT Công nghệ 7, Tài liệu học tập lớp 7 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Công nghệ 7

    Xem thêm