Nêu những biện pháp cải tạo đất đã áp dụng ở địa phương em?

VnDoc xin giới thiệu bài Nêu những biện pháp cải tạo đất đã áp dụng ở địa phương em? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Nêu những biện pháp cải tạo đất đã áp dụng ở địa phương em

Câu hỏi: Nêu những biện pháp cải tạo đất đã áp dụng ở địa phương em?

Trả lời:

- Dựa vào bảng sau để xác định các biện pháp phù hợp ứng với từng loại đất.

Biện pháp cải tạo đất

Mục đích

Áp dụng cho loại đất

- Cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ.

- Tăng bề dày của lớp đất canh tác.

- Có tầng đất mặt mỏng, nghèo dinh dưỡng như đất bạc màu.

- Làm ruộng bậc thang.

- Hạn chế dòng nước chảy; hạn chế xói mòn rửa trôi.

- Đất dốc (đồi; núi).

- Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh.

- Tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi.

- Đất dốc; đất cần được cải tạo.

- Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên.

- Hòa tan chất phèn trong nước, tháo nước có hòa tan phèn thay thế bằng nước ngọt.

- Đất phèn.

- Bón vôi.

- Khử chua.

- Đất chua.

- Ví dụ như ở địa phương có đất là đất chua nên sử dụng biện pháp bón vôi.

Đất có vai trò quan trọng cho sự phát triển của cây trồng. Đất được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp cho cây rau phát triển nhanh và năng suất tốt. Bạn có biết sau mỗi đợt thu hoạch rau thì đất trồng sẽ trở nên khô cằn và cạn kiệt nguồn dinh dưỡng khiến rau trồng trở nên kém chất lượng, sâu bệnh hoành hành

1. Kỹ thuật cải tạo đất phèn

Kỹ thuật cải tạo đất phèn là một trong những vấn đề được bà con nông dân quan tâm hàng đầu. Hiện nay, đất nhiễm phèn phần lớn tập trung ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tình trạng nghiêm trọng này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của sản lượng nông nghiệp

Cày sâu và phơi ải

Một trong số các kỹ thuật cải tạo đất phèn đầu tiên cần được kể đến đó là cày sâu, phơi ải. Vậy cụ thể thì kỹ thuật này như thế nào? Ở đây, cày sâu chính là cách để bà con làm cho bề mặt đất bị chua lộ ra ngoài một cách nhiều nhất có thể. Và sau đó thì ta tiếp tục đưa một lượng nước mưa hay nước tưới tiêu vào. Công đoạn này sẽ giúp rửa sạch đi lớp đất chua đó nhé.

Ngoài ra, công tác phơi ải hiểu đơn giản là sử dụng nguồn năng lượng mặt trời nhằm kiểm soát tối đa các tác nhân gây bệnh hại trong đất trồng. Chủ yếu là phủ các lớp bóng trong suốt lên trên bề mặt của đất. Điều này nhằm giữ cho nguồn năng lượng từ mặt trời có thể tiêu diệt hoàn toàn các mầm bệnh.

Thủy lợi

Kỹ thuật cải tạo đất phèn tiếp đến đó là biện pháp thủy lợi. Từ xưa đến nay, công tác thủy lợi luôn gắn liền và có mối quan hệ gắn bó với sự phát triển nông nghiệp. Ngày nay, tình trạng nước biển lấn vào đất liền khiến cho đất trồng bị ngập mặn, bị nhiễm phèn ngày một nghiêm trọng. Vậy muốn giảm bớt tình trạng này, bà con cần làm gì? Đơn giản mà hiệu quả nhất đó chính là tạo các đê ngăn nước biển bị tràn. Đồng thời cần xây dựng các hệ thống mương máng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho rửa mặn, xổ phèn và gia tăng độ pH cho đất trồng.

Bón vôi

Trên thực tế thì kỹ thuật cải tạo đất phèn bằng vôi được rất nhiều nhà vườn áp dụng và đạt hiệu quả cao. Việc bón vôi chính là cung cấp, bổ sung một lượng canxi vừa đủ cho cây trồng. Ngoài ra nó còn giúp khử chua mạnh mẽ, giảm bớt tính độc hại của lượng ion Fe3+, Al tự do. Đồng thời đẩy lùi hàm lượng ion Na+ ra khỏi bề mặt của đất trồng.

Sau khi đã bón vôi xong, bà con lưu ý cần phải tiến hành tháo nước vào ruộng ngay lập tức. Bước này có ý nghĩa quan trọng nhằm rửa mặt và bổ sung một lượng chất hữu cơ thiết yếu, màu mỡ cho đất trồng đó nhé.

Bón phân

Chắc chắn rồi. Nhắc đến kỹ thuật cải tạo đất phèn thì không thể thiếu việc bón phân. Phân bón luôn là người bạn thân thiết của nhà nông. Tuy nhiên, ta cần chọn đúng phân bón để đảm bảo độ an toàn cũng như chất lượng tuyệt vời nhất có thể.

Thực tế thì đất phèn không có khả năng tự cải tạo được. Chính vì thế mà chúng cực kỳ gây hại cho cây trồng. Vì vậy bà con nông dân phải ưu tiên sử dụng phân bón để cải tạo đất trồng là vì thế.

2. Kỹ thuật cải tạo đất chua

* Cung cấp các vi sinh vật có lợi cho đất trồng

Kỹ thuật cải tạo đất chua đầu tiên đó là bổ sung vi sinh vật có lợi cho đất trồng. Trước hết, ta hãy chuẩn bị các loại chế phẩm sinh học đã nhé. Các sản phẩm này hầu hết đều có công dụng chung đấy là sản sinh ra một lượng vi sinh vật có lợi tồn tại trong đất với nhiệm vụ chính là xử lý, cải tạo đất bị chua. Sau đó, tùy thuộc vào từng loại chế phẩm khác nhau mà quyết định nên ủ đất hay tiến hành phun trực tiếp.

Kỹ thuật này có một hạn chế như sau: Bà con nông dân nên lựa chọn các sản phẩm uy tín, chất lượng bậc nhất thì hiệu quả khử chua mới cao. Vì thế, chi phí khá đắt đỏ, tốn kém hơn các biện pháp còn lại.

* Cung cấp phân bón hữu cơ cho đất trồng

Kỹ thuật cải tạo đất chua tiếp đến là sử dụng phân bón hữu cơ. Từ xa xưa, khi chưa có sự ra đời của các loại phân hóa học, vô cơ thì phân hữu cơ đã được ông cha ta tin dùng, sử dụng.

Đầu tiên, mọi người cần chuẩn bị nguyên liệu. Các loại phân bón hữu cơ được sử dụng phổ biến, chất lượng tốt nhất là phân chuồng hoai mục như phân bò, phân gà,… Sau đó thì ta tiến hành cày bừa đất cho thật kỹ. Dùng một lượng phân bón hữu cơ thích hợp, vừa đủ để trộn cùng đất trồng. Hãy ủ tối thiểu là 15 ngày trước khi mang vào gieo trồng bạn nhé.

Bón vôi cho đất trồng

Chắc chắn rồi, vôi bột luôn là người bạn thân thiết của nhà nông. Để thực hiện giải pháp cải tạo đất chua này, trước tiên ta cần chuẩn bị một số loại vôi thường dùng phổ biến. Tiêu biểu như là CaCO3, CaO hoặc Ca(OH)2.

Sau đó, mọi người hãy thực hiện rải thật đều lên trên bề mặt đất trồng với liều lượng thích hợp tùy thuộc vào diện tích đất canh tác nhé. Đừng quên công đoạn phơi ải trước khi gieo trồng. Thời gian tối thiểu nên từ 10 – 12 ngày. Khoảng thời gian này sẽ khiến cho vôi không kịp phản ứng với đất trồng. Từ đây, tính axit được giảm mạnh.

3. Kỹ thuật cải tạo đất mặn

* Biện pháp canh tác đất mặn

Thủy lợi

Một trong số những kỹ thuật cải tạo đất mặn đạt hiệu quả tốt nhất đó là thủy lợi. Từ xưa đến nay, thủy lợi luôn là yếu tố quan trọng gắn liền với sự phát triển của ngành nông nghiệp nước nhà. Việc áp dụng thủy lợi sẽ giúp công tác rửa mặt đất trồng diễn ra thuận lợi và có chất lượng cao.

Thành phần của đất mặn chủ yếu là các muối hòa tan như là Ca, Mg, chloride,… Chính vì thế mà chúng sẽ dễ dàng bị rửa trôi mà không khiến cho độ pH tăng lên quá nhiều. Chỉ cần bị rửa cùng với nước thủy lợi ngọt, nước mưa mà trong đó có chứa một hàm lượng Na nhỏ là thành công rồi đấy.

Mọi người nên tiến hành đưa nước ngọt vào trong công tác rửa mặt. Công tác này khá đơn giản mà thôi. Ta hãy dẫn nước ngọt vào đất canh tác hay ruộng. Sau đó thì thực hiện cày, bừa và sục bùn để cho các muối bên trong được hòa tan. Cuối cùng là ngâm ruộng rồi tháo nước ra các mương, kênh, sông là được.

Cày sâu

Một biện pháp trong kỹ thuật canh tác đất mặn không thể thiếu đó là cày sâu. Việc này sẽ giúp đưa các chất CaSO4 và CaCO3 ở trong các lớp đất sâu lên trên bề mặt của đất trồng. Đồng thời còn cày phá đáy giúp tầng để cày trở nên tơi xốp hơn.

Có thể nói đây là một kỹ thuật cải tạo đất mặn thường được áp dụng nhiều và phổ biến nhất. Đặc biệt là trong điều kiện khô hạn hay bán khô bạn.

Biện pháp luân canh

Một kỹ thuật cải tạo đất mặn mang tính chất riêng biệt, đặc thù nhất có lẽ là biện pháp luân canh. Đối với đất canh tác ở nước ta thì có lẽ đây là biện pháp giúp bà con thích nghi sản xuất quan trọng nhất trong điều kiện ứng phó với sự biến đổi của khí hậu. Hơn nữa còn xâm nhập mặn kéo dài.

Riêng với công tác trồng lúa nước, đã có rất nhiều tỉnh và địa phương đã sẵn sàng đưa ra các phương án giảm diện tích lúa về còn khoảng từ 2 – 3 vụ trên 1 năm sang trồng lúa 1 vụ luân canh. Đồng thời kết hợp cùng với nuôi trồng các loại thủy hải sản và nuôi tôm. Phương án này sẽ được thực hiện trong một thời gian dài mà đất trồng bị nhiễm mặn.

Biện pháp sinh học

Kỹ thuật cải tạo đất mặn bằng biện pháp sinh học ở đây là gì? Nghe có vẻ hơi khó hiểu nhưng thực chất đó là việc tuyển chọn cũng như lai tạo nên các giống cây có khả năng chịu mặn thật tốt. Đồng thời cần phải xác định được đa dạng các đối tượng cây trồng với khả năng chịu mặn khác nhau, sao cho chúng phù hợp với từng giai đoạn cải tạo đất. Hơn nữa phải phù hợp với từng vùng canh tác, hệ thống canh tác ở địa phương.

Một ví dụ cụ thể, thiết thực cho bà con nông dân đó là:

- Chọn lọc những giống mía có thể chịu mặn để trồng ở vùng Cù Lao Dung thuộc tỉnh Sóc Trăng (2015). Điều này đã khiến cho đất trồng bị mặn xâm nhập cực mạnh gây ra những thiệt hại to lớn, nặng nề.

- Chọn lọc những giống lúa có khả năng chịu mặn đối với những vùng sản xuất dễ bị nhiễm mặn. Ngoài ra còn cho cả những vùng lúa tôm nữa.

Biện pháp hóa học

Trong trường hợp đất cực mặn thì ta nên kết hợp cùng với chua hoặc phèn. Khi độ pH nhỏ hơn 3.5 thì nhà vườn chỉ nên bón từ 2 – 5 tấn CaO trên 1 ha đất mặn mà thôi. Khi độ pH thuộc mức 3.5 – 4.5 thì giảm chỉ còn 1 – 2 tấn trên 1 ha đất mặn. Cuối cùng, độ pH đạt mức 4.5 – 5.5 thì ta lại tiếp tục giảm chỉ còn 0.5 – 1 tấn trên 1 ha đất nhé.

-------------------------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Nêu những biện pháp cải tạo đất đã áp dụng ở địa phương em? VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7, Giải bài tập Công nghệ 7, Giải SBT Công nghệ 7, Tài liệu học tập lớp 7 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Đánh giá bài viết
1 112
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Công nghệ 7

    Xem thêm