Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi?

Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi?

Trả lời:

- Mục đích chế biến thức ăn:

+ Nhiều loại thức ăn phải qua chế biến vật nuôi mới ăn được.

+ Tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng, dễ tiêu hóa.

+ Giảm khối lượng, giảm độ thô cứng.

+ Loại trừ chất độc hại.

Ví dụ: Làm chín hạt đậu tương sẽ giúp cho vật nuôi tiêu hóa tốt hơn, thức ăn nhiều tinh bột đem ủ với men rượu sẽ tạo ra mùi thơm, giúp vật nuôi ngon miệng

- Mục đích của dự trữ thức ăn:

+ Giữ cho thức ăn lâu bị hỏng.

+ Luôn có đủ thức ăn cho vật nuôi.

Ví dụ: Vụ xuân, hè thu có nhiều thức ăn xanh, vật nuôi không ăn hết nên người ta phơi khô hoặc ủ xanh để dự trữ đến mùa đông cho vật nuôi ăn.

I. Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn

1. Chế biến thức ăn

Nhiều loại thức ăn phải qua chế biến con người mới ăn được.

Tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn, ăn được nhiều, dễ tiêu hóa. Làm giảm bớt khối lượng, giảm độ thô cứng, khử bỏ chất độc hại.

2. Dự trữ thức ăn

Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.

II. Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn

1. Các phương pháp chế biến thức ăn

Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vật lí được biểu diễn ở các hình 1, 2, 5; bằng phương pháp hóa học được biểu diễn ở các hình 4, 6, 7; bằng phương pháp vi sinh học được biểu diễn ở các hình 3.

Kết luận:

- Phương pháp cắt ngắn dùng cho thức ăn thô xanh, nghiền nhỏ đối với thức ăn từ hạt, xử lí nhiệt với thức ăn có chất độc.

- Thức ăn giàu tinh bột thì đường hóa hoặc ủ lên men.

- Kiềm hóa với thức ăn có nhiều xơ như rơm, rạ.

- Phối trộn nhiều loại thức ăn để tạo ra thức ăn hỗn hợp.

2. Một số phương pháp dự trữ thức ăn

Có nhiều phương pháp dự trữ thức ăn, trong chăn nuôi thường sử dụng hai phương pháp sau:

- Dự trữ thức ăn ở dạng khô bằng nguồn nhiệt mặt trời hoặc sấy bằng điện, than.

- Dự trữ thức ăn ở dạng nhiều nước như ủ xanh thức ăn.

Để dự trữ thức ăn trong chăn nuôi, người ta thường dùng phương pháp làm khô với cỏ, rơm và các loại củ, hạt. Dùng phương pháp dự trữ ủ xanh với các loại rau cỏ tươi xanh.

Ở nước ta thường dự trữ thức ăn vật nuôi bằng phương pháp làm khô do có nhiều nắng.

3. Phương pháp thường hay dùng để dự trữ thức ăn vật nuôi ở nước ta

Nước ta sử dụng hai cách sau để dữ trữ thức ăn vật nuôi ở nước ta:

– Dự trữ thức ăn ở dạng khô bằng nguồn nhiệt từ Mặt Trời hoặc sấy bằng điện, bằng than… (Phơi rơm, ngô, thóc, sắn khoai lang)

– Dự trữ thức ăn ở dạng nhiều nước như ủ xanh thức ăn. (Ủ xanh rau).

-------------------------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi? VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7, Giải bài tập Công nghệ 7, Giải SBT Công nghệ 7, Tài liệu học tập lớp 7 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Công nghệ 7

    Xem thêm