Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nhân giống vô tính là gì?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Nhân giống vô tính là gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Nhân giống vô tính là gì?

Trả lời:

Nhân giống vô tính là từ một phần của các cơ quan dinh dưỡng (như rễ, thân, lá) dùng phương pháp nuôi nhân tạo để mọc ra cây mới, còn gọi là nhân giống sinh dưỡng. Đặc điểm chủ yếu của nhân giống vô tình là chúng có thể giữ được đặc tính của bố mẹ, có thể ra hoa sớm, nhưng phát triển bộ rễ cây con kém hơn, tính thích ứng và sức sống không mạnh và không thể trồng hàng loạt như gieo hạt. Phương pháp thường dùng trong nhân giống vô tính có: tách cây, chiết cành, giâm cành, tiếp ghép.

1. Phương pháp chiết cành, giâm cành

Cơ sở khoa học của phương pháp chiết cành là sau khi ta tiến hành khoanh vỏ, dưới ảnh hưởng của các chất nội sinh trong tế bào như auxin, cytokinin khi gặp những điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp thì dễ được hình thành và chọc thủng biểu bì đâm ra ngoài.

Giâm cành là phương pháp nhân giống cây trồng bằng cơ quan sinh dưỡng. Cơ sở khoa học của phương pháp tương tự như nhân giống bằng phương pháp chiết cành.

- Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp giâm cành

+ Hệ số nhân cao

+ Cây con giữ nguyên đặc tính di truyền của bố mẹ

+ Cây sớm ra hoa, kết quả

+ Cần chăm sóc chu đáo trong thời gian đưa từ vườn ươm vào sản xuất đại trà.

- Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp chiết cành

+ Cây con giữ nguyên đặc tính di truyền của bố mẹ

+ Thời gian có cây giống nhanh, cây sớm ra hoa, kết quả

+ Cây thấp, tán gọn

+ Hệ số nhân thấp

* Phương pháp tiến hành:

Kĩ thuật giâm cành gồm các bước sau:

- Cắt cành: Cắt vát, tránh dập nát từng đoạn 10 - 15 cm các cành bánh tẻ (không non quá, không già quá)

- Giâm cành: Cành đã cắt có thể cắm trực tiếp, hoặc xử lí bằng chất kích thích ra rễ (nhóm Auxin n), sau đó cắm vào nền giâm

- Chuyển cây vào vườn ươm: Khi rễ cây mọc nhiều và đủ dài ở các cành giâm, chuyển cây vào vườn ươm và chăm sóc chu đáo

- Đưa cây vào trồng đại trà: Khi cây đã đủ rễ và lá, đưa cây vào trồng đại trà.

Kĩ thuật chiết cành gồm các bước sau:

- Cắt khoanh vỏ: Khoanh 2 vòng vỏ quanh cành chiết (khoảng cách giữa 2 vòng bằng 1,5 - 2 lần đường kính cành chiết). Bóc vỏ và cạo sạch các lớp tế bào dính trên lõi gỗ.

- Bó bầu: Sau khi khoanh vỏ, để khô nhựa cây (từ vài giờ đến vài ngày t) rồi bó bầu. Trước khi bó bầu có thể xử lí chất kích thích ra rễ (nhóm Auxin n) nếu cần thiết. Nguyên liệu bó bầu thường dùng là rễ bèo Nhật Bản đã phơi khô + phân chuồng + đất phù sa. Sau khi phủ kín vết cắt, dùng giấy polyetilen bọc ngoài, buộc kín hai đầu, tưới nước để giữ độ ẩm cao trong suốt quá trình ra rễ ở cành chiết.

- Cắt cành chiết: Khi thấy xuất hiện nhiều rễ ở bầu, rễ bắt đầu chuyển sang màu vàng nâu, thì cắt rời cành khỏi cây mẹ (chỗ cắt cách bầu khoảng 2 cm về phía dưới c). Sau đó đem trồng ở vườn ươm và tiếp tục chăm sóc cây con.

2. Phương pháp nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp ghép

Cơ sở khoa học của phương pháp là khi ghép, bằng những phương pháp nhất định làm cho tượng tầng của gốc ghép và thân ghép tiếp xúc với nhau, nhờ sự hoạt động và khả năng tái sinh của tượng tầng làm cho mắt ghép và gốc ghép gắn liền với nhau.

* Những ưu điểm của phương pháp ghép

- Cây ghép sinh trưởng phát triển tốt nhờ sự phát triển, hoạt động tốt của bộ rễ gốc ghép và khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của cây gốc ghép.

- Cây ghép giữ được các đặc tính của giống muốn nhân.

- Hệ số nhân giống cao, trong thời gian ngắn có thể sản xuất được nhiều cây giống đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

- Giống làm gốc ghép sớm cho ra hoa kết quả vì mắt ghép chỉ tiếp tục giai đoạn phát dục của cây mẹ.

- Tăng cường khả năng chống chịu của cây với điều kiện bất thuận như: chịu hạn, chịu úng, chịu rét và sâu bệnh.

- Thông qua gốc ghép có thể điều tiết được sự sinh trưởng của cây ghép.

- Có khả năng phục hồi sinh trưởng của cây, duy trì giống quý thông qua các phương pháp ghép như: ghép nối cầu hay ghép tiếp rễ.

* Yêu cầu của giống gốc ghép

- Giống làm gốc ghép phải sinh trưởng khoẻ có khả năng thích ứng rộng với điều kiện địa phương.

- Giống làm gốc ghép phải có khả năng tiếp hợp tốt với thân cành ghép.

- Giống làm gốc ghép phải có khả năng chống chịu sâu bệnh và có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận.

- Giống làm gốc ghép phải sinh trưởng nhanh, dễ gây giống, ít mọc mầm phụ ở gốc cây con.

* Những yêu cầu kỹ thuật để nâng cao tỷ lệ ghép sống và tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn

- Chăm sóc cây con trước khi ghép: sau khi ra ngôi cần áp dụng đầy đủ các quy trình khác của kỹ thuật chăm sóc để cây gốc ghép sớm đạt tiêu chuẩn ghép. Trước khi ghép 1 - 2 tuần cần tiến hành vệ sinh vườn cây gốc ghép và tăng cường chăm sóc để cây có nhiều nhựa, tượng tầng hoạt động tốt.

- Chọn cành, mắt ghép tốt: cành ghép được lấy từ vườn chuyên lấy cành ghép hoặc trên vườn sản xuất với những cây mang đầy đủ các đặc tính của giống muốn nhân. Cành ghép được chọn ở giữa tầng tán, không có các đối tượng sâu bệnh nguy hiểm gây hại. Tuổi cành ghép chọn phù hợp tùy thuộc vào thời vụ ghép khác nhau. Trong điều kiện cần vận chuyển đi xa, cần bảo quản trong điều kiện đủ ẩm, tránh nhiệt độ cao.

- Chọn thời vụ ghép tốt: trong điều kiện khí hậu miền Bắc nước ta, đa số các giống cây ăn quả được tập trung ghép vào vụ xuân và vụ thu.

- Thao tác kỹ thuật ghép: đây là khâu kỹ thuật có tính chất quyết định, phụ thuộc vào sự thành thạo của người ghép. Các thao tác ghép cần được tiến hành nhanh và chính xác.

- Chăm sóc cây con sau khi ghép: tất cả các khâu kỹ thuật từ mở dây sau ghép, xử lý ngọn gốc ghép, tỉa mầm dại, tưới nước làm cỏ, bón phân, tạo hình cây ghép cho tới công tác phòng trừ sâu bệnh hại cần được tuân thủ một cách nghiêm ngặt, đúng kỹ thuật.

-------------------------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Nhân giống vô tính là gì? VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7, Giải bài tập Công nghệ 7, Giải SBT Công nghệ 7, Tài liệu học tập lớp 7 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Đánh giá bài viết
1 365
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Công nghệ 7

    Xem thêm