Thành phần cơ giới của đất là gì?
VnDoc xin giới thiệu bài Thành phần cơ giới của đất là gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Thành phần cơ giới của đất là gì?
Câu hỏi: Thành phần cơ giới của đất là gì?
- Limon, hạt sét, cát trong đất
- Hạt sét, rác hữu cơ, limon
- Limon, hạt sét, đá
- Cát, hạt sét, đất đỏ
Trả lời:
Đáp án A. Thành phần cơ giới của đất là tỷ lệ của Limon, hạt sét, cát trong đất.
Nhờ các hạt cát, limon và sét với với chất mùn mà đất có khả năng giữ được nước và các chất dinh dưỡng.
1. Đất là gì?
Đất là hỗn hợp các chất khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước có khả năng duy trì sự sống cho thực vật trên bề mặt trái đất. Trong đất chứa không khí nước và chất rắn. chất rắn là thành phần chủ yếu của đất, chiếm gần 100 % khối lượng đất và chia làm hai loại:chất rắn vô cơ và chất rắn hữu cơ.
2. Đất hình thành như thế nào?
Đất được hình thành thông qua quá trình phong hóa của các loại đá và sự phân hủy của các chất hữu cơ. Phong hóa là tác động của gió, mưa, băng, ánh nắng và các tiến trình sinh học trên các loại đá theo thời gian, các tác động này làm đá vỡ vụn ra thành các hạt nhỏ. Các thành phần khoáng chất và các chất hữu cơ xác định cấu trúc và các thuộc tính khác của các loại đất.
3. Thành phần cơ giới của đất
Hạt cơ giới:
Có nhiều khái niệm khác nhau về hạt cơ giới đất, kể cả cách gọi chúng. Có tác giả cho rằng các hạt cơ giới đất là các nguyên tố cơ học. Năm 1926 Gedroi cho rằng những nguyên tố cơ học là những hòn cục vi tinh thể riêng biệt và về sau Tiurin cho rằng nguyên tố cơ học là những phần tử mà tất cả những nguyên tố của chúng phải nằm trong một mối liên hệ hoá học lẫn nhau.
Dưới tác động của điều kiện ngoại cảnh, đá và khoáng bị phong hoá tạo ra các hạt có đường kính to nhỏ khác nhau và trong quá trình hình thành đất xuất hiện thêm các hạt hữu cơ, hữu cơ - vô cơ. Những hạt vụn đó là phần tử cơ giới đất hay còn gọi là các hạt cơ giới đất.
Thành phần cơ giới: Tỉ lệ các cấp hạt giữa các phần tử cơ giới có kích thước khác nhau trong đất được biểu thị theo phần trăm trọng lượng (%), được gọi là thành phần cơ giới đất hoặc còn được gọi là thành phần cấp hạt.
Trong đất các phần tử cơ giới thường liên kết với nhau thành những hạt lớn hơn (đó là đối tượng nghiên cứu ở phần sau - Kết cấu đất). Vì vậy khi phân tích thành phần cơ giới đất, khâu đầu tiên là phải dùng các biện pháp cơ, lý, hoá học để làm tơi rời các hạt kết thành các hạt đơn.
4. Độ chua, độ kiềm. Khả năng giữ nước và các chất dinh dưỡng của đất
- Độ chua, độ kiềm của đất được đo bằng độ pH
+ Đất có pH < 6,5 là đất chua
+ Đất có pH = 6,6 - 7,5 là đất trung tính
+ Đất có pH > 7,5 là đất kiềm
- Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất giữ được nước và các chất dinh dưỡng
- Khả năng giữ nước và các chất dinh dưỡng của đất tốt nhất là đất sét sau đó đến đất thịt, đất cát
5. Độ phì nhiêu của đất
Là khả năng của đất cung cấp đủ nước, ôxi và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng đảm bảo năng suất cao và không chứa chất độc hại.
-------------------------------------
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Thành phần cơ giới của đất là gì? VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7, Giải bài tập Công nghệ 7, Giải SBT Công nghệ 7, Tài liệu học tập lớp 7 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.