Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Mục đích của nhân giống thuần chủng là

Chúng tôi xin giới thiệu bài Mục đích của nhân giống thuần chủng là được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Mục đích của nhân giống thuần chủng là

  1. Phát triển về số lượng.
  2. Duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng của giống.
  3. Cả A và B đều đúng.
  4. Cả A và B đều sai.

Lời giải:

Đáp án: C. Cả A và B đều đúng.

Giải thích: Mục đích của nhân giống thuần chủng là: Phát triển về số lượng. Duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng của giống

I. Chọn phối

1. Thế nào là chọn phối?

Chọn con đực ghép đôi với con cái theo mục đích chăn nuôi gọi là chọn phối.

Chọn phối nhằm phát huy tác dụng chọn lọc giống. Chất lượng của đời sau sẽ đánh giá được việc chọn lọc và chọn phối giống có đúng hay không đúng.

2. Các phương pháp chọn phối

Muốn nhân lên một giống tốt đã có thì chọn con đực với con cái cùng giống.

- Ví dụ chọn phối cùng giống: chọn phối heo Móng Cái đực với heo Móng Cái cái sẽ được cá thể là heo Móng Cái thuần chủng.

Muốn lai tạo thì chọn ghép con đực với con cái khác giống nhau.

- Ví dụ chọn phối khác giống: Chọn gà trống giống Rốt (sức sản xuất cao) với gà mái Ri (thịt ngon, dễ nuôi, sức đề kháng cao nhưng sinh sản thấp) sẽ được cá thể có ưu điểm của cả hai.

II. Nhân giống thuần chủng

1. Nhân giống thuần chủng là gì?

Là phương pháp nhân giống chọn ghép theo đôi giao phối con đực với con cái của cùng một giống để được đời con cùng giống với bố mẹ. Mục đích của nhân giống thuần chủng là tạo ra nhiều cá thể của giống đã có, với yêu cầu là giữ được và hoàn thiện các đặc tính tốt của giống đó.

Đánh dấu (x) để chọn các cặp phối hợp cho trong bảng sau thuộc phương pháp nhân giống phù hợp:

Chọn phối

Phương pháp nhân giống

Con đực

Con cái

Thuần chủng

Lai tạo

Gà lơgo

Gà lơgo

x

Lợn Móng Cái

Lợn Móng Cái

x

Lợn Móng Cái

Lợn Ba Xuyên

x

Lợn Lanđơrat

Lợn Lanđơrat

x

Lợn Lanđơrat

Lợn Móng Cái

x

2. Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả?

Phải có mục đích nhân giống rõ ràng.

Chọn nhiều cá thể đực, cái trong giống cùng tham gia.

Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt đàn vật nuôi, kịp thời phát hiện và loại thải những vật nuôi con và vật nuôi mẹ có những đặc điểm không mong muốn.

III. Bài tập có đáp án

Câu 1: Phát biểu nào dưới đây là đúng về chọn phối, trừ:

  1. Chọn phối là ghép đôi con đực với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi.
  2. Chọn phối là nhằm phát huy tác dụng của chọn lọc giống.
  3. Chất lượng đời sau sẽ đánh giá được chất lượng của đời trước.
  4. Chọn phối còn được gọi khác là chọn đôi giao phối.

Đáp án: C. Chất lượng đời sau sẽ đánh giá được chất lượng của đời trước

Giải thích: Phát biểu sai là: Chất lượng đời sau sẽ đánh giá được chất lượng của đời

Câu 2: Có mấy phương pháp chọn phối?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Đáp án: A. 2

Giải thích: Có 2 phương pháp chọn phối:

- Chọn phối cùng giống

- Chọn phối khác giống

Câu 3: Giống gà lai Rốt – Ri có đặc điểm:

  1. Có sức sản xuất cao.
  2. Thịt ngon, dễ nuôi.
  3. Cả A và B đều đúng.
  4. Cả A và B đều sai.

Đáp án: C. Cả A và B đều đúng.

Giải thích: Giống gà lai Rốt – Ri có đặc điểm:

- Có sức sản xuất cao.

- Thịt ngon, dễ nuôi

Câu 4: Giống lợn Ỉ là giống được chọn phối theo phương pháp nào?

  1. Chọn phối cùng giống.
  2. Chọn phối khác giống.
  3. Chọn phối lai tạp.
  4. Tất cả đều sai.

Đáp án: A. Chọn phối cùng giống.

Giải thích: Giống lợn Ỉ là giống được chọn phối theo phương pháp chọn phối cùng giống

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây là đúng về nhân giống thuần chủng, trừ:

  1. Là phương pháp nhân giống ghép đôi giao phối con đực với con cái của cùng một giống.
  2. Là phương pháp nhân giống ghép đôi giao phối con đực với con cái của hai giống khác nhau.
  3. Tạo ra được nhiều cá thể của giống đã có.
  4. Giữ được và hoàn thiện các đặc tính tốt của giống đã có.

Đáp án: B. Là phương pháp nhân giống ghép đôi giao phối con đực với con cái của hai giống khác nhau.

Giải thích: Phát biểu sai là: Là phương pháp nhân giống ghép đôi giao phối con đực với con cái của hai giống khác nhau.

-------------------------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Mục đích của nhân giống thuần chủng là. VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7, Giải bài tập Công nghệ 7, Giải SBT Công nghệ 7, Tài liệu học tập lớp 7 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Công nghệ 7

    Xem thêm