Lượng cây chặt hạ trong Khai thác dần là
Chúng tôi xin giới thiệu bài Lượng cây chặt hạ trong Khai thác dần là được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Lượng cây chặt hạ trong Khai thác dần là
Trắc nghiệm: Lượng cây chặt hạ trong Khai thác dần là
- Chặt toàn bộ cây rừng trong 3 – 4 lần khai thác.
- Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 – 2 lần khai thác.
- Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 lần khai thác.
- Chặt chọn lọc cây rừng đã già, sức sống kém.
Trả lời:
Đáp án đúng: A. Chặt toàn bộ cây rừng trong 3 – 4 lần khai thác.
Lượng cây chặt hạ trong Khai thác dần là: Chặt toàn bộ cây rừng trong 3 – 4 lần khai thác.
1. Khai thác rừng là gì?
Khai thác rừng là thu hoạch lâm sản nhưng đồng thời phải đảm bảo điều kiện phục hồi rừng.
2. Các loại hình khai thác rừng
Các đặc điểm chủ yếu | |||
Loại khai thác rừng | Lượng cây chặt hạ | Thời gian chặt hạ | Cách phục hồi rừng |
Khai thác trắng | Chặt toàn bộ cây trong một lần | Trong mùa khai thác gỗ (< 1 năm) | Trồng rừng |
Khai thác dần | Chặt toàn bộ cây trong 4 lần khai thác | Kéo dài 5 đến 10 năm | Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên |
Khai thác chọn | Chọn chặt cây già yếu kém, giữ lại cây non | Không hạn chế thời gian | Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên |
3. Điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam
Với tình trạng rừng bị chặt phá nghiêm trọng, nên hiện nay việc khai thác rừng ở Việt Nam phải theo những điều kiện sau:
Chỉ được khai thác chọn, không được khai thác trắng:
- Rừng còn gỗ khai thác chủ yếu ở nơi có độ dốc > 15o.
- Rừng còn gỗ khai thác thuộc loại rừng đang có tác dụng phòng hộ.
Rừng còn nhiều cây gỗ to có giá trị kinh tế.
Lượng gỗ khai thác chọn nhỏ hơn 35% lượng gỗ khu rừng khai thác.
4. Phục hồi rừng sau khi khai thác
Rừng đã khai thác trắng: Trồng rừng để phục hồi rừng. Trồng xen lẫn cây công nghiệp.
Rừng đã khai thác dần và khai thác chọn: Thúc đẩy tái sinh tự nhiên.
- Chăm sóc cây gieo giống.
- Phát dọn cây cỏ hoang.
- Dặm cây hay gieo hạt vào nơi ít có cây tái sinh.
5. Nguyên nhân dẫn đến rừng bị suy thoái ở Việt Nam
Đây là một vấn đề hết sức phức tạp, bao gồm các nguyên nhân kinh tế, xã hội và tự nhiên. Các nguyên nhân do điều kiện tự nhiên bao gồm cháy rừng, hạn hán, sâu bệnh, biến đổi khí hậu cũng dẫn tới sự suy giảm diện tích và chất lượng rừng ở nhiều địa phương. Ngoài ra, ba nguyên nhân kinh tế và xã hội trực tiếp khác dẫn đến mất rừng và suy thoái rừng tại Việt Nam gồm: chuyển đổi sang đất canh tác nông nghiệp (đặc biệt là cho cây công nghiệp dài ngày); phát triển cơ sở hạ tầng; và khai thác gỗ không bền vững (cả hợp pháp và không hợp pháp). Bên cạnh đó, các nguyên nhân gián tiếp của mất rừng và suy thoái rừng tại Việt Nam là sự gia tăng nhu cầu về các sản phẩm nông lâm nghiệp, sự gia tăng dân số, thiếu nguồn tài chính bền vững cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, việc thực thi pháp luật và quản lí đất và đất rừng kém hiệu quả. Nguyên nhân và tác động của chúng ở các vùng và các mốc thời gian rất khác nhau cho thấy không có một công thức chung nào cho tất cả các địa phương.
Đáng lưu ý là các nguyên nhân dẫn đến phá rừng và suy thoái rừng phần lớn đến từ ngoài ngành lâm nghiệp. Do đó, việc giải quyết các nguyên nhân dẫn đến phá rừng và suy thoái rừng đòi hỏi sự phối hợp liên ngành, một mình ngành lâm nghiệp sẽ không thể giải quyết được.
6. Khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên rừng
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, khai thác và sử dụng tài nguyên phải có kế hoạch, phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và phải gắn liền với bảo vệ môi trường. Khai thác gắn với bảo vệ chứ không phải đánh đổi và bất chấp bằng mọi giá. Trong Lời kêu gọi đồng bào, nhân dân thi đua sản xuất và tiết kiệm năm 1965, Người khuyên mọi người: “Khai thác gỗ đi đôi với tu bổ và bảo vệ rừng; chú ý trồng cây, gây rừng ở bờ biển”.
Người xem bảo vệ rừng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng như việc bảo vệ nhà cửa, ruộng vườn của mình vậy; Người nhắc nhở cán bộ phải lo bảo vệ rừng, phải khéo vận động nhân dân trong việc khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên rừng. Người luôn tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để kêu gọi mọi người khai thác rừng phải luôn có kế hoạch bảo vệ và tu bổ rừng, làm cho rừng ngày càng phát triển rộng lớn hơn, môi trường sẽ trong lành hơn. Đối với Người, rừng là “vàng” của quốc gia nên “đồng bào cần phải cố gắng hoàn thành tốt kế hoạch đã định, đồng thời phải chú ý bảo vệ rừng… Tục ngữ nói: “Rừng vàng, biển bạc”. Chúng ta chớ lãng phí vàng, mà phải bảo vệ vàng của chúng ta”.
Với tầm nhìn đi trước thời đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thấy vai trò to lớn của rừng đối với cuộc sống của con người. Trong tư tưởng của Người, đây là một nội dung lớn. Người đã lên án, phê phán hành vi tàn phá rừng ảnh hưởng đến đời sống con người. Để bảo vệ môi trường thì phải tăng cường trồng cây gây rừng, phải tái tạo, bảo vệ rừng để từng bước nâng cao chất lượng môi trường.
-------------------------------------
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Lượng cây chặt hạ trong Khai thác dần là. VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7, Giải bài tập Công nghệ 7, Giải SBT Công nghệ 7, Tài liệu học tập lớp 7 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.