Mục đích của việc vun xới là gì?
Chúng tôi xin giới thiệu bài Mục đích của việc vun xới là gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Mục đích của việc vun xới là
Câu hỏi: Mục đích của việc vun xới là:
- Diệt cỏ dại
- Diệt sâu, bọ
- Làm đất tơi xốp
- Làm tăng khả năng bốc hơi nước
Lời giải:
Đáp án đúng: C. Làm đất tơi xốp
Mục đích của việc vun xới là làm đất tơi xốp
Giải thích:
Mục đích của vun xới: Thêm đất màu vào gốc cây, làm đất tăng thêm độ thoáng để giữ cây đứng vững, cung cấp chất dinh dưỡng, oxi cho cây đồng thời hạn chế bốc hơi nước.
1. Tỉa cây
Tỉa cây yếu, cây bị sâu bệnh nhằm hạn chế lây lan và tiết kiệm công chăm sóc
2. Dặm cây
Dặm cây khỏe vào chỗ trống để đảm bảo khoảng cách, mật độ cây..
Đảm bảo đúng khoảng cách, mật độ.
3. Làm cỏ, vun xới
Mục đích
+ Làm cỏ: Diệt cỏ dại, diệt sâu, bệnh hại.
+ Vun xới: Làm đất tơi xốp, hạn chế bốc hơi nước, chống đổ.
Những điều cần lưu ý khi làm cỏ, vun xới cho cây trồng:
+ Làm cỏ, vun xới phải kịp thời.
+ Không làm tổn thương cho cây và bộ rễ.
+ Cần kết hợp các biện pháp bón phân, bấm ngọn, tỉa cành, trừ sâu bệnh.
4. Tưới nước
Vai trò của nước đối với cây trồng: Nước vận chuyển các chất dinh dưỡng để nuôi cây.
Cung cấp nước để cây sinh trưởng, phát triển tốt.
Yêu cầu kỹ thuật của việc tưới nước: Đầy đủ , kịp thời.
Tùy từng loại cây trồng, từng thời kỳ sinh trưởng mà nhu cầu về nước và phương pháp tưới nước của cây khác nhau
Phương pháp tưới nước:
Thường có các cách tưới sau:
+ Tưới theo hàng, vào gốc cây.
+ Tưới thấm: nước được đưa vào rãnh để thấm dần.
+ Tưới ngập: cho nước ngập tràn mặt ruộng.
+ Tưới phun mưa: nước được phun thành hạt nhỏ toả ra như mưa bằng hệ thống vòi tưới phun.
Tiêu nước:
Tiêu nước giúp cây trồng không bị ngập úng
Tiến hành tiêu nước kịp thời, nhanh chóng bằng biện pháp thích hợp
Hệ thống tiêu nước: kênh, luống, máy bơm hoặc hệ thống thuỷ lợi kiên cố hoá và trị thuỷ
5. Bón phân thúc
Bón bằng phân hữu cơ (hoại mục)
Bón phân hoá học
Phân được phân giải ở dạng dễ tiêu , cây hút dễ dàng.
Quy trình bón thúc phân:
+ Bón phân.
+ Làm cỏ, vun xới vùi phân vào đất
6. Chăm sóc cây cảnh ngoài trời
Tưới nước vừa đủ:
Không phải cây trồng nào cũng có nhu cầu nước tưới giống nhau, chỉ có những cây trồng nơi ánh sáng đầy đủ mới cần nhiều nước tưới, còn những cây trồng nơi bóng mát hay ít ánh sáng thì có thể tưới vừa phải hay cách ngày.
Vào mùa mưa không cần phải tưới nhiều mà chỉ cần tưới sơ qua để rửa lá, nhất là đối với các cơn mưa đầu mùa vì mưa trái mùa thường có nhiều bụi axít sẽ làm hư lá.
Nên tưới nước vào buổi sáng và tưới thật đẫm thật kỹ đảm bảo cây đủ ẩm độ, lưu ý cây to phải tưới chậm để nước có thời gian ngấm sâu vào bộ rễ. Lưu ý vào mùa nắng gắt thì tưới ngày 2 lần để cây không bị héo lá rất khó phục hồi, cây dễ bị hư tán hay khô nhánh. Bón phân cho cây cảnh sân vườn phải theo lịch định kỳ hàng tháng.
Cày xới làm cỏ
Cày xới là xới đất sâu 10-20cm, kết hợp trừ cỏ, khi đất tơi trừ cỏ, rễ cây cần lỏng tưới ít nước, ngoại vi rễ cây có thể sâu hơn, cây nhỏ cạn hơn, cây to sâu hơn; đất cát cạn hơn, đất sét sâu hơn, mùa hè cạn hơn, mùa đông sâu hơn. Mùa sinh trưởng trên dưới 15 ngày làm tơi đất, trừ cỏ một lần, khi mùa hè sinh trưởng tương đối thịnh tiến hành trừ cỏ, nói chung năm thứ nhất trừ cỏ 5-6 lần, năm thứ hai là 4 lần, năm thứ ba 3 lần, bắt đầu từ năm thứ 4 mỗi năm 1-2 lần.
Bón phân hợp lý
Bón phân tiến hành vào mùa mưa để cây cảnh có đủ ẩm độ hấp thu phân bón dễ dàng.
Bón phân cây cảnh chia làm 2-4 đợt tùy vào chủng loại cây trồng, nếu cây to hay thảm cỏ thì bón phân theo hai đợt (một đợt phân vô cơ, một đợt phân hữu cơ hoai mục), cây bụi hay cây lá màu thì bón phân làm 3 đợt (một đợt vô cơ, một đợt hữu cơ và phân bón lá), riêng cây có hoa thì bón hàng tháng luân phiên 3 nhóm phân vô cơ, hữu cơ và phân bón lá với liều lượng theo hướng dẫn nhà sản xuất, không được bón phân quá liều sẽ làm cây chết.
Chỉ bón phân khi trời mát, thường bón vào sáng sớm hay chiều mát, bón phân khi cây đã đủ ẩm độ hoặc tưới nước ngay sau khi bón phân.
Phòng trị bệnh sâu hại
Phòng trị bệnh sâu hại chủ yếu là dự phòng, tổng hợp phòng trị, nguyên tắc là “trị sớm, trị nhỏ, trị khỏi”. Bệnh hại chủ yếu có bệnh nhiệt than, bệnh khô lá, bệnh nám đen, sâu hại chủ yếu có sâu bông, Ốc bươu và một số sâu hại có tính đục lỗ như thiên ngưu (bọ con xén tóc).
-------------------------------------
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Mục đích của việc vun xới là gì? VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7, Giải bài tập Công nghệ 7, Giải SBT Công nghệ 7, Tài liệu học tập lớp 7 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.