Phân biệt phân hóa học và hữu cơ

VnDoc xin giới thiệu bài Phân biệt phân hóa học và hữu cơ được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Phân biệt phân hóa học và hữu cơ

Trả lời:

Giống nhau:

- Cả hai loại phân bón đều chứa các dinh dưỡng mà cây trồng cần thiết cho sinh trưởng và phát triển.

- Giúp cây có sức khỏe, tăng chất lượng cây trồng giúp năng suất cao, sản lượng thu hoạch tăng.

- Cả hai loại phân đều có các dụng cung cấp là bón lót, bón thúc, phun trực tiếp lên lá.

Khác nhau:

* Dựa vào hình thức bón:

- Phân bón hóa học có thể bón trực tiếp vào đất, bón qua lá, hòa vào nước tưới hoặc ngâm ủ với hạt giống - Phân bón hữu cơ phải bón trực tiếp xuống đất. Trường hợp đặc biệt như Pomio của PGS Hoàng Ngọc Thuận (dạng dung dịch) thì dùng để tưới.

- Phân bón vi sinh vật: ngâm, tẩm vào hạt giống hoặc rễ cây trước khi gieo trồng hoặc bón trực tiếp xuống đất.

* Dựa vào mục đích bón:

- Phân hóa học: dễ sử dụng, hiệu quả nhanh → bón thúc → Tốn tiền do mua phân bón

- Phân hữu cơ: thời gian phân hủy chậm → bón lót → Tận dụng nguyên liệu sẵn có trong trồng trọt, chăn nuôi do đó lợi nhuận tăng.

1. Phân bón hóa học là gì?

Phân hóa học hay còn gọi là phân bón vô cơ. Đây là loại phân bón được sản xuất từ hóa chất hoặc từ các khoáng chất của thiên nhiên. Phân bón hoá học là những hoá chất có chứa nguyên tố dinh dưỡng, dùng để bón cho cây trồng nhằm nâng cao năng suất. Cùng tìm hiểu phân bón hóa học và so sánh hiệu quả cũng như lợi ích đối với bón phân hữu cơ vi sinh cho cây trồng...

- Có ba loại phân bón hóa học cơ bản là phân đạm, phân lân và phân kali. Có ba loại phân bón hóa học cơ bản là phân đạm, phân lân và phân kali.

- Phân hóa học có loại đơn chất, đa lượng như phân đạm urê (N), phân lân phốt pho (P), phân kali (K). Phân trung lượng và vi lượng như Mg, Fe, S, Si, Ca... Phân hóa học có loại đơn chất, đa lượng như phân đạm urê (N), phân lân phốt pho (P), phân kali (K). Phân trung lượng và vi lượng như Mg, Fe, S, Si, Ca...

- Phân hóa học tổng hợp bao gồm sự pha trộn các đơn chất trên như DAP 46-18, NPK 16-16-8, NPK 20-20-15...Phân hóa học tổng hợp bao gồm sự pha trộn các đơn chất trên như DAP 46-18, NPK 16-16-8, NPK 20-20-15...

2. Các loại phân bón hóa học

Phân đm

Phân đạm là tên gọi chung của những loại phân hóa học cung cấp đạm cho cây.

Đạm là chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Đạm là nguyên tố góp phần tham gia vào thành phần chính của prôtit, các axit amin, clorophin, các enzym và các loại vitamin trong cây giúp thúc đẩy quá trình phát triển cho cây như phân cành, ra nhiều lá có kích thước to và xanh, lá tăng khả năng quang hợp từ đó góp phần tăng năng suất.

Các loại phân đạm được dùng phổ biến gồm:

- Phân Urê

- Phân amoni nitrat

- Phân amoni sunphat

- Phân amoni clorua

- Phân Xianamit canxi

- Phân amoni photphat

Khi sử dụng phân đạm cần lưu ý rằng

- Phân phải được bảo quản trong túi nilông. Nơi để phân phải thoáng mát, khô ráo, không để chung với các loại phân khác

- Bón đúng với nhu cầu và đặc tính của từng loại cây trồng. Bởi không phải cây trồng nào cũng có nhu cầu phân bón giống nhau, nếu không kiểm soát được điều này có thể khiến cây bị phản tác dụng.

- Bón đúng với đặc điểm của đất trồng. Với các loại cây cạn như mía, ngô... sử dụng bón đạm nitrat là phù hợp tuy nhiên riêng lúa nước thì lại nên dùng đạm clorua. Đối với những cây họ đậu thì nên bón đạm sớm trước khi các nốt sần sùi hình thành ở rễ cây, còn khi các vết sần sùi đã hình thành thì không nên bón đạm vì sẽ ngăn cản hoạt động có định đạm đến từ không khí của những loại vi khuẩn nốt sần.

Phân lân

Phân lân là loại phân vô cơ rất phổ biến hiện nay có thành phần chính là photpho. Lân tham gia vào quá trình tổng hợp các axit amin giúp kích thích sự phát triển rễ cây, làm cho rễ cây ăn sâu và lan rộng vào đất, từ đó giúp cây thêm vững chắc hơn.

Phân lân góp phần thúc đẩy quá trình đẻ nhánh, đâm chồi, giúp cây ra hoa kết trái sớm, phân lân có đặc tính là yếu tố giúp tăng tính chống chịu cho cây trồng như chống rét, hạn hán, chịu được độ chua của đất…

Các loại phân lân được sử dụng phổ biến như:

- Phôtphat nội địa

- Phân apatit

- Supe lân

- Tecmô phôtphat

- Phân lân kết tủa

Phân kali

Phân kali có vai trò cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng trong giai đoạn phát triển của cây. Kali hỗ trợ cho cây trong quá trình chuyển hóa năng lượng, đồng hóa dinh dưỡng để tạo chất lượng và năng suất cho cây.

Kali tham gia quá trình quang hợp giúp tổng hợp đường, protein và tinh bột giúp tăng năng suất cây, tăng thêm khả năng hút nước cho phần rễ.

Các loại phân kali phổ biến:

- Phân kali clorua

- Phân kali sunphat

- Phân kali - magie sunphat.

3. Các loại phân khác

Phân hỗn hợp

Đây là loại phân vô cơ có chứa cả 3 nguyên tố N, P, K thường được gọi phổ biến là phân NPK.

Phân phức hợp

Đây là phân phức hợp từ các chất được tổng hợp trực tiếp bằng những tương tác hóa học với nhau.

Phân vi lượng

Đây là loại phân hóa học có chứa một lượng nhỏ thành phần của các nguyên tố: kẽm, mangan, bo, ... dưới dạng hợp chất.

4. Phân hữu cơ là gì?

Phân hữu cơ là hợp chất hữu cơ dùng làm trong nông nghiệp, hình thành từ phân người, phân động vật, lá và cành cây, than bùn, hay các chất hữu cơ khác thải loại từ nhà bếp. Phân bón giúp tăng thêm độ màu mỡ, độ tơi xốp cho đất bằng cách cung cấp thêm các chất hữu cơ, chất mùn và bổ dưỡng.

5. Phân loại phân bón hữu cơ

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phân hữu cơ, được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, chúng chủ yếu được chia thành 2 loại chính như phân hữu cơ truyền thống và phân hữu cơ đã qua xử lý công nghiệp.

- Phân hữu cơ truyền thống bao gồm rác, phân xanh, phân …

- Phân hữu cơ chế biến công nghiệp từ các công ty sản xuất phân bón bao gồm phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, phân vi sinh, phân hữu cơ, phân bón lá hữu cơ, phân hữu cơ khoáng.

-------------------------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Phân biệt phân hóa học và hữu cơ. VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7, Giải bài tập Công nghệ 7, Giải SBT Công nghệ 7, Tài liệu học tập lớp 7 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Đánh giá bài viết
1 59
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Công nghệ 7

    Xem thêm