Khổ giấy A0 lớn gấp mấy lần khổ giấy A4?

Khổ giấy A0 lớn gấp mấy lần khổ giấy A4? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Khổ giấy A0 lớn gấp mấy lần khổ giấy A4?

  1. 5 lần
  2. 3 lần
  3. 2 lần
  4. 4 lần

Lời giải:

Đáp án đúng: D. 4 lần

Giải thích:

Khổ giấy A0 có kích thước 841×1189 mm

Khổ giấy A4 có kích thước 210×297 mm

Vậy A0 gấp 4 lần khổ A4

I. Giấy A0

Giấy A0 là loại giấy được sử dụng khá phổ biến trong đời sống. Tuy nhiên lại không có nhiều người biết rõ về kích thước của tờ giấy A0. Nếu bạn làm trong ngành nghề thiết kế hoặc in ấn thì việc hiểu biết về giấy A0 sẽ rất thuận lợi cho công việc của bạn.

1. Kích thước giấy A0

Khổ A0 với tên gọi tưởng chừng nó là đơn vị nhỏ nhất, nhưng thực tế thì nó là đơn vị của khổ giấy lớn nhất. Với kích thước có thể bao quát được các khổ giấy từ A7 – A1. Tổng diện tích của khổ A0 gần 1m2, chuyên dùng để làm bản vẽ, poster giới thiệu, chương trình học, ít được sử dụng vào việc in hợp đồng hoặc thông báo.

Size A0: 84.1 cm x 1.189cm

2. Cách tính kích thước khổ giấy A0

Cụ thể nó sẽ được tính theo quy định tại ISO 216. Bất kì ngành nghề nào cũng phải theo đúng cách tính này.

Đầu tiên đó là về chiều dài. Bạn lấy chiều dài tờ A0 chia cho chiều rộng sẽ ra đáp án bằng 1,4142. Đây là con số chính xác nhất. Bạn cũng có thể lấy chiều dài nhân chiều rộng và sẽ ra đáp án mỗi tờ giấy A0 sẽ có diện tích là một mét vuông.

Đây được coi là các chỉ số chính xác tuyệt đối vì vậy bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra trực tiếp nhé

3. Một số ứng dụng của giấy A0

Giấy A0 là một trong những loại giấy được sử dụng rất phổ biến. Nó phổ biến tương đường với khổ A1 hay A4 vậy. Người ta có thể ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ có thể kể đến như làm bookmark, những sản phẩm postcard hay các tấm thiệp handmade, báo tường bằng… Tất cả đều là sản phẩm của giấy A0.

Giấy A0 cũng được sử dụng rất phổ biến trong ngành nghề thiết kế. Bạn có thể thấy người ta dùng A0 để vẽ bản thảo hay thiết kế đồ họa trên mặt giấy… Không chỉ vậy, giấy A0 cũng còn được ứng dụng vào rất nhiều ngành nghề khác trong cuộc sống. Ví dụ như học tập, văn phòng phẩm….

II. Giấy A4

1. Tìm hiểu chung

Các loại giấy a4 hiện nay được sử dụng rất phổ biến trong các văn phòng, cửa hàng photo và cả các đơn vị in ấn. Bởi chúng có tính ứng dụng cao, là kích cỡ tiêu chuẩn của nhiều văn bản, tài liệu tại các cơ quan, văn phòng.

2. Kích thước

+ Khổ giấy A4 tiêu chuẩn có kích thước: 210 x 297 mm = 0.21 x 0.297m. Từ đó, diện tích khổ giấy A4 sẽ là 0.21 x 0.197 = 0.05859 m2.

+ Định lượng tờ giấy là 70 Gsm = 70 g/m2. Như vậy cả tờ giấy sẽ nặng 70 x 0.05859 = 4.1013 gam.

3. Các loại giấy A4

+ Giấy A4 được chia thành 2 loại: A4 70gms và A4 80gms

Những thông số này thường được thấy trên các ream giấy A4/70GSM, A4/80GSM với kí hiệu như trên. Vậy GSM là gì?

+ GSM là viết tắt của từ Grams per Square Meter, đơn vị định lượng của giấy tính trên diện tích 1m2. Giấy A4 70 GSM có nghĩa là 1m2 giấy khi đem cân sẽ có trọng lượng là 70 gram và giấy A4 80GSM là 80 gram trên 1m2 giấy.

+ Còn ream là đơn vị tính số tờ giấy. Ram hay gram là cách đọc không đúng chính xác từ gốc của đa số người Việt. Ream (ram) là từ khá phổ biến trong văn phòng phẩm, nhất khi khi nói về giấy in a4. Bên cạnh đó, cũng có một số đơn vị để tính số tờ giấy khác như bundle, quire, bale...

4. Cách để chọn giấy A4 tốt

- Độ láng mịn của giấy

Giấy photo càng láng mịn thì càng dễ sử dụng. Bề mặt giấy in láng mịn sẽ giúp hạn chế việc bị kẹt trong máy. Máy in cũng sẽ vận hành tốt hơn. Độ láng mịn của giấy hoàn toàn có thể cảm nhận được bằng tay thường.

Bên cạnh đó, giấy in càng láng thì càng chứng tỏ rất ít bụi. Nếu bề mặt giấy nhám thì giấy A4 sẽ dễ bám bụi bẩn. Điều này cũng làm cho giấy in A4 dễ bị phai màu. Những loại giấy a4 dễ phai màu cũng dễ phân hủy nên không thể bảo quản lâu dài.

- Độ cong của giấy

Mỗi loại giấy in A4 đều có một độ cong nhất định. Độ cong và độ cứng của giấy là chính từ hàm lượng chất xơ trong giấy quyết định. Giấy có hàm lượng chất xơ càng cao thì giấy càng cứng.

Hai yếu tố này cũng ảnh hưởng đến khả năng vận hành của máy in cũng như hiệu quả tiếp xúc với mực của giấy a4. Chúng có ảnh hưởng rất lớn đối với hiệu suất máy in. Có thể dễ dàng cảm nhận bằng mắt thường độ cong và độ cứng của giấy A4.

- Độ đục, độ dày của giấy A4

Độ đục và độ dày của giấy A4 hoàn toàn có thể cảm nhận bằng mắt thường. Bạn chỉ cần chiếu sáng giấy in bằng đèn pin thì có thể nhận biết được. Cách làm này đồng thời cũng giúp bạn nhận biết được độ tương phản của giấy in A4 (các loại giấy A4 70 gms giấy A4 80gms, giấy bãi vàng, giấy A4 double A, A4 excel, A4 paper one, A4 supreme). Giấy in A4 có độ đục càng cao thì chất lượng càng tốt, nếu giấy quá mỏng thì khi in hai mặt sẽ không nhìn rõ và bị lem mực làm mất thẩm mỹ, khó nhìn.

-------------------------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Khổ giấy A0 lớn gấp mấy lần khổ giấy A4? VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7, Giải bài tập Công nghệ 7, Giải SBT Công nghệ 7, Tài liệu học tập lớp 7 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Đánh giá bài viết
1 121
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Công nghệ 7

    Xem thêm