Nêu các nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại

Nêu các nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Nêu các nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại?

Lời giải:

Các nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại:

- Phòng là chính

- Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để

- Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ

1. Biện pháp thủ công

Dùng tay bắt sâu hay ngắt bỏ những cành, lá bị bệnh. Ngoài ra còn dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại.

- Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, có hiệu quả khi sâu, bướm mới phát sinh

- Nhược điểm: Hiệu quả thấp khi sâu phát triển mạnh, tốn công

2. Biện pháp hóa học

Sử dụng các loại thuốc hóa học để trừ sâu, bệnh.

- Ưu điểm: Có hiệu quả cao, diệt nhanh, ít tốn công.

- Nhược điểm:

+ Gây độc cho người, cây trồng, vật nuôi

+ Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí

+ Giết chết các sinh vật khác ở ruộng

Để nâng cao hiệu quả của thuốc và khắc phục các nhược điểm nêu trên, cần đảm bảo các yêu cầu:

Sử dụng đúng loại thuốc, nồng độ và liều lượng

Phun đúng kĩ thuật (đảm bảo thời gian cách li đúng quy định, phun đều, không phun ngược chiều gió, lúc mưa,...)

Chú ý: Khi tiếp xúc với thuốc hóa học trừ sâu, bệnh, phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về an toàn lao động (đeo khẩu trang; đi găng tay, giày, ủng, đeo kính; mặc áo dài tay, quần dài, đội mũ,...).

- Tác hại của thuốc trừ sâu với con người

+ Thuốc trừ sâu là các chất hóa học độc hại chủ yếu nhằm vào sâu bệnh để bảo vệ cây trồng khỏi tác hại của chúng và thúc đẩy sự phát triển của cây. Tuy nhiên, khi con người tiếp xúc với nó, dù là trực tiếp hay gián tiếp, trong một thời gian ngắn hoặc lâu dài, cũng có thể gây ra các tác động không tốt đối với sức khỏe.

+ Phơi nhiễm thuốc trừ sâu có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, gây ra các vấn đề thần kinh, thậm chí là nguy cơ ung thư. Tiếp xúc với thuốc trừ sâu, dù ít hay nhiều, cũng gây ra các tác động liên quan đến việc giảm hiệu suất hoạt động thần kinh và các triệu chứng bất thường ở chức năng thần kinh.

3. Biện pháp sinh học

Sử dụng một số loại sinh vật như nấm, ong mắt đỏ, bọ rùa, chim, ếch, các chế phẩm sinh học để diệt sâu hại.

- Ưu điểm: An toàn với người và động vật, không gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả cao

- Nhược điểm: Hiệu quả chậm phụ thuộc vào loại thiên địch

4. Biện pháp kiểm dịch thực vật

Kiểm tra, xử lý sản phẩm nông, lâm nghiệp.

- Ưu điểm: Ngăn chặn sự lây lan của sâu, bệnh hại nguy hiểm

- Nhược điểm: Tốn kém

5. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại

Biện pháp phòng trừ

Tác dụng phòng trừ sâu, bệnh hại

Làm đất, vệ sinh đồng ruộng

Diệt trừ mầm mống, nơi ẩn náu của sâu bệnh

Gieo trồng đúng thời vụ

Tránh thời kì sâu, bệnh phát sinh mạnh

Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí

Tăng sức chống chịu sâu, bệnh cho cây

Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích

Làm giảm sự sinh trưởng của sâu, bệnh

Sử dụng giống chống sâu, bệnh

Hạn chế sâu, bệnh

*Các chế phẩm sinh học đang được sử dụng phổ biến trên thị trường

- Thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc sinh học như các thuốc vi sinh (nấm, vi khuẩn, virus), thuốc thảo mộc (chiết xuất từ tỏi, ớt, cây xoan…), các chất chiết xuất từ dịch nuôi cấy vi sinh vật (như chất Abamectin). Thuốc tác động qua đường tiếp xúc và vị độc.

Các thuốc phổ biến như: Aceny, Azimex, Reasgant, Silsau, Tập Kỳ, Vertimec, Smash, Vibafos, Sword,…(Abamectin); Dipel, Xentari, Dipel, Vi – BT,…(Bacillus thuringiensis); Beauveria (Beauveria bassiana); Tikemectin, Taisieu, Redconfi… (Emamectin benzoate); Fastac, (Alpha – cypermethrin),…

- Thuốc trừ bệnh có nguồn gốc sinh học là những chất kháng sinh được chiết xuất trong quá trình lên men của một số loài nấm nhóm Steptomyces như các chất Kasugamycin, Validamycin A,…Một số chất giúp tăng sức kháng bệnh cho cây như Chitosan.

Các thuốc phổ biến như: Valivithaco, Validacin,.. (Validamycin A); Kozuma, Supercin (Ningnanmycin); Kasuran (Kasugamycin); TRICÔ-ĐHCT, NLU-Tri (Trichoderma spp.),….

-------------------------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Nêu các nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại. VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7, Giải bài tập Công nghệ 7, Giải SBT Công nghệ 7, Tài liệu học tập lớp 7 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Đánh giá bài viết
1 416
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Công nghệ 7

    Xem thêm