Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Mục đích của việc làm cỏ là

Mục đích của việc làm cỏ là được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Mục đích của việc làm cỏ là

  1. Diệt cỏ dại, sâu, bệnh hại
  2. Chống đổ
  3. Làm đất tơi xốp
  4. Hạn chế bốc hơi nước

Lời giải:

Đáp án đúng: A. Diệt cỏ dại, sâu, bệnh hại

Mục đích của việc làm cỏ là: Diệt cỏ dại, sâu, bệnh hại

I. Các biện pháp chăm sóc cây trồng

1. Tỉa cây

Tỉa cây yếu, cây bị sâu bệnh nhằm hạn chế lây lan và tiết kiệm công chăm sóc

2. Dặm cây

Dặm cây khỏe vào chỗ trống để đảm bảo khoảng cách, mật độ cây..

Đảm bảo đúng khoảng cách, mật độ.

3. Làm cỏ, vun xới

Sau khi hạt đã mọc phải tiến hành làm cỏ, vun xới kịp thời để đáp ứng những yêu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng:

+ Diệt cỏ dại.

+ Làm cho đất tơi xốp.

+ Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn.

+ Chống đổ.

Những điều cần lưu ý khi làm cỏ, vun xới cho cây trồng:

+ Làm cỏ, vun xới phải kịp thời.

+ Không làm tổn thương cho cây và bộ rễ.

+ Cần kết hợp các biện pháp bón phân, bấm ngọn, tỉa cành, trừ sâu bệnh.

4. Tưới nước

Vai trò của nước đối với cây trồng: Nước vận chuyển các chất dinh dưỡng để nuôi cây.

Cung cấp nước để cây sinh trưởng, phát triển tốt.

Yêu cầu kỹ thuật của việc tưới nước: Đầy đủ , kịp thời.

Tùy từng loại cây trồng, từng thời kỳ sinh trưởng mà nhu cầu về nước và phương pháp tưới nước của cây khác nhau

Phương pháp tưới nước:

Thường có các cách tưới sau:

+ Tưới theo hàng, vào gốc cây.

+ Tưới thấm: nước được đưa vào rãnh để thấm dần.

+ Tưới ngập: cho nước ngập tràn mặt ruộng.

+ Tưới phun mưa: nước được phun thành hạt nhỏ toả ra như mưa bằng hệ thống vòi tưới phun.

Tiêu nước:

Tiêu nước giúp cây trồng không bị ngập úng

Tiến hành tiêu nước kịp thời, nhanh chóng bằng biện pháp thích hợp

Hệ thống tiêu nước: kênh, luống, máy bơm hoặc hệ thống thuỷ lợi kiên cố hoá và trị thuỷ

5. Bón phân thúc

Bón bằng phân hữu cơ (hoai mục)

Bón phân hoá học

Phân được phân giải ở dạng dễ tiêu , cây hút dễ dàng.

Quy trình bón thúc phân:

+ Bón phân.

+ Làm cỏ, vun xới vùi phân vào đất

II. Chăm sóc cây trong nhà

1. Đảm bảo cây được nhận đầy đủ ánh sáng

Tất cả các loại cây đều cần năng lượng ánh sáng để quang hợp, nhưng các loại cây khác nhau sẽ yêu cầu lượng ánh sáng khác nhau. Ngoại trừ xương rồng và sen đá, hầu hết các cây trồng trong nhà cần ánh sáng gián tiếp hơn là ánh sáng trực tiếp.

Việc lựa chọn nguồn sáng và cường độ ánh sáng rất quan trọng khi trồng cây trong nhà. Hãy đặt cây gần các cửa sổ hướng Tây hoặc đối diện với cửa sổ hướng Nam. Các loại cây sống được trong điều kiện đặc biệt râm mát, thiếu ánh sáng và phát triển mạnh trong nhà gồm cây kim tiền, cây lưỡi hổ, các loại trầu bà thuộc dòng pothos và các loại trầu bà thuộc dòng philodendron. Những loại cây này có thể đặt ở cửa sổ hướng Bắc và hướng Đông.

2. Cung cấp vừa đủ lượng nước

Yếu tố thứ hai cần lưu ý khi chăm sóc cây cảnh trong nhà đó là lượng nước. Thông thường với cây trồng trong nhà không nên tưới quá nhiều nước. Khi nào bạn thấy đất khô thì lúc đó nên tưới nước là được.

3. Tăng độ ẩm trong nhà hoặc văn phòng máy lạnh

Không khí khô có thể tốt cho một số loại cây chịu hạn như Xương Rồng, nhưng hầu hết các loại cây cảnh trồng trong nhà đều cần độ ẩm, đặc biệt là cây nhiệt đới

4. Trồng lại cây hàng năm

Trồng lại cây hàng năm cũng là cách chăm sóc cây cảnh trong nhà mà bạn nên lưu ý. Cây được trồng lại bởi cây đã quá to so với chậu, bạn nên trồng lại cây ít nhất 1 lần/năm. Thời điểm thích hợp để trồng lại cây đó là màu xuân hay đầu hè, lúc đó thời tiết thuận lợi.

5. Thường xuyên cắt tỉa, vệ sinh cây cảnh trong nhà

Khi chăm sóc cây trồng trong nhà cần lưu ý cắt tỉa cây thường xuyên. Xén bớt rễ để rễ không phát triển vượt trội so với chậu làm nứt vỡ chậu. Tỉa lá, cành rậm rạp hoặc héo giúp cây được sạch sẽ, thanh thoát và tránh được lũ sâu bọ côn trùng trú ngụ.

6. Bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng trong nhà

Lượng phân bón quá nhiều có thể khiến chồi cây mọc yếu ớt và cần phải loại bỏ, đồng thời để lại các vảy cứng màu trắng trên mặt đất và các vết cháy trên lá cây. Cây được bón phân quá ít sẽ ngừng phát triển và bắt đầu thoái hóa và rụng lá. Việc sử dụng phân bón không thích hợp (như phân bón có nồng độ nitơ cao) cho cây đang ra hoa sẽ dẫn đến tình trạng cây ngừng ra hoa hoặc không tươi tốt.

-------------------------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Mục đích của việc làm cỏ là. VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7, Giải bài tập Công nghệ 7, Giải SBT Công nghệ 7, Tài liệu học tập lớp 7 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Công nghệ 7

    Xem thêm