Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 7 có đáp án năm 2024

Bộ đề thi Địa lý lớp 7 học kì 2 sách mới có đáp án và bảng ma trận đề thi. Đây là bộ tài liệu hay giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi thực, các dạng bài tập thường có trong đề thi. Mỗi đề thi kèm theo đáp án và hướng dẫn giải chi tiết giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc ôn tập cũng như rèn luyện kỹ năng giải đề. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

1. Bộ đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lí 7 Sách mới

2. Đề thi học kì 2 môn Địa lí 7 - Đề 1

I. Trắc nghiệm

Phân môn Địa lí (2,0 điểm):

Câu 1: Phần lớn các trung tâm kinh tế phân bố ở khu vực nào của Bắc Mỹ?

A. Phía đông và đông nam.

B. Phía tây và tây nam.

C. Phía đông và đông bắc.

D. Phía tây và tây bắc.

Câu 2: Trung tâm kinh tế lớn của Bắc Mỹ nằm ven Thái Bình Dương là

A. Lốt An-giê-let.

B. Niu Oóc.

C. Tô-rôn-tô.

D. Si-ca-gô.

Câu 3: Người bản địa ở Trung và Nam Mỹ chủ yếu là người

A. gốc Phi.

B. Tây Ban Nha.

C. Bồ Đào Nha.

D. Anh-điêng.

Câu 4: Trung và Nam Mỹ có quy mô dân số

A. rất nhỏ.

B. nhỏ.

C. vừa.

D. lớn.

Câu 5: Năm 2020, tỉ lệ dân thành thị ở khu vực Trung và Nam Mỹ chiếm bao nhiêu so với số dân?

A. Hơn 75%.

B. Hơn 80%.

C. Hơn 85%.

D. Hơn 90%.

Câu 6: Đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ có đặc điểm gì?

A. Tốc độ đô thị hóa cao và có kế hoạch.

B. Tốc độ đô thị hóa thấp nhưng có kế hoạch.

C. Tốc độ đô thị hóa cao và chủ yếu mang tính tự phát.

D. Tốc độ đô thị hóa thấp và chủ yếu mang tính tự phát.

Câu 7: Người dân Trung và Nam Mỹ sử dụng ngôn ngữ theo ngữ hệ:

A. Latinh.

B. Hán – Tạng.

C. Nam Đảo.

D. Ăng lô – Xắc xông.

Câu 8: Những vũ điệu nào có nguồn gốc từ các quốc gia ở Trung và Nam Mỹ?

A. Múa rồng, rum-ba, tăng-gô, cha-cha-cha.

B. Tăng-gô, xan-xa, rum-ba, cha-cha-cha.

C. Kabuki, xan-xa, tăng-gô, rum-ba.

D. Kabuki, múa rồng, xan-xa, tăng-gô.

II. Tự luận

Phân môn Địa lí (3,0 điểm):

Câu 1. (0,5 điểm) Trình bày về quy mô dân số và sự gia tăng dân số tự nhiên ở Ô-xtrây-li-a.

Câu 2. (1,5 điểm) Em hãy phân tích đặc điểm khí hậu của Ô-xtrây-li-a.

Câu 3. (1,0 điểm)

a. (0,5 điểm) Vận dụng kiến thức đã học, em hãy nêu ý nghĩa của việc ký kết Hiệp ước Nam Cực.

b. (0,5 điểm) Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng A-ma-dôn?

Đáp án đề thi học kì 2 Địa lí 7 sách mới

TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

C

A

D

D

B

C

A

B

TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1. (0,5 điểm) Trình bày về quy mô dân số và sự gia tăng dân số tự nhiên ở Ô-xtrây-li-a.

Nội dung

Điểm

Ô-xtrây-li-a có quy mô dân số không lớn.

0,25đ

Tỉ suất tăng dân số tự nhiên duy trì ở mức thấp (0,5% năm 2020).

0,25đ

Câu 2. (1,5 điểm) Em hãy phân tích đặc điểm khí hậu của Ô-xtrây-li-a.

Nội dung

Điểm

Phần lớn lục địa Ô-xtrây-li-a khí hậu khô hạn, phân hóa từ bắc xuống nam và từ đông sang tây.

0,75đ

Một phần phía nam lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu ôn đới hải dương.

0,25đ

Càng vào sâu lục địa, biên độ nhiệt càng lớn, lượng mưa càng giảm.

0,5đ

Câu 3. (1,0 điểm)

a. (0,5 điểm) Vận dụng kiến thức đã học, em hãy nêu ý nghĩa của việc ký kết Hiệp ước Nam Cực.

b. (0,5 điểm) Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng A-ma-dôn?

Nội dung

Điểm

a. Hiệp ước Nam Cực được các quốc gia ký kết vào năm 1959, có ý nghĩa là vì hòa bình thế giới.

0,5đ

b. Phải bảo vệ rừng A-ma-dôn là vì để phát triển kinh tế bền vững và bảo vệ tài nguyên, môi trường.

0,5đ

3. Đề thi học kì 2 Địa lí 7 - Đề 2

Phân môn Địa lí

1

CHÂU MỸ

(10% - đã kiểm tra giữa học kì II)

– Vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ

– Phát kiến ra châu Mỹ

– Đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội của các khu vực châu Mỹ (Bắc Mỹ, Trung và Nam Mỹ)

Nhận biết

– Trình bày khái quát về vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ.

– Xác định được trên bản đồ một số trung tâm kinh tế quan trọng ở Bắc Mỹ.

– Trình bày được đặc điểm của rừng nhiệt đới Amazon.

– Trình bày được đặc điểm nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mỹ, vấn đề đô thị hoá, văn hoá Mỹ Latinh.

– Trình bày được sự phân hoá tự nhiên ở Trung và Nam Mỹ: theo chiều Đông – Tây, theo chiều Bắc – Nam và theo chiều cao (trên dãy núi Andes).

2TN

2TN*

2TN*

2

Châu Đại Dương

( 5 tiết –

40 % - 2,0điểm)

Vị trí địa lí, phạm vi châu Đại Dương

– Đặc điểm thiên nhiên của các đảo, quần đảo và lục địa Australia

– Một số đặc điểm dân cư, xã hội và phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên

Nhận biết

– Xác định được các bộ phận của châu Đại Dương; vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lục địa Australia.

– Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình và khoáng sản.

– Trình bày được đặc điểm dân cư, một số vấn đề về lịch sử và văn hoá độc đáo của Australia.

Thông hiểu

– Phân tích được đặc điểm khí hậu Australia, những nét đặc sắc của tài nguyên sinh vật ở Australia.

Vận dụng

- Nhận xét về sự phân bố dân cư của một số nước ở châu Đại Dương

Vận dụng cao

– Phân tích được phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Australia.

1TN

2TN*

1TL

1 TL*

3

CHÂU NAM CỰC

(4 tiết; 30 % - 2,0 điểm)

– Vị trí địa lí của châu Nam Cực

– Lịch sử phát kiến châu Nam Cực

– Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của châu Nam Cực

- Kịch bản về sự thay đổi của thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu.

Nhận biết

– Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của châu Nam Cực.

– Trình bày được lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực.

Thông hiểu

– Trình bày được đặc điểm thiên nhiên nổi bật của châu Nam Cực: địa hình, khí hậu, sinh vật.

Vận dụng cao

– Mô tả được kịch bản về sự thay đổi của thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu.

1TN

2TN*

1TL*

1TL*

4

Các cuộc phát kiến địa lí

( 3 tiết –

20 % - 0,5 điểm)

- Nguyên nhân của các cuộc phát kiến địa lí

- Một số cuộc đại phát kiến địa lí

- Tác động của các cuộc đại phát kiến địa lí đối với tiến trình lịch sử.

Nhận biết:

- Mô tả được các cuộc đại phát kiến địa lí: Christopher Colombus tìm ra châu Mỹ (1492 – 1502), cuộc thám hiểm của Ferdinand Magellan vòng quanh Trái Đất (1519 – 1522).

Thông hiểu

- Giải thích được nguyên nhân và những yếu tố tác động đến các cuộc đại phát kiến địa lí.

Vận dụng

- Phân tích được tác động của các cuộc đại phát kiến địa lí đối với
tiến trình lịch sử.

2TN

1TL*

1TL*

Số câu/ loại câu

8 câu TNKQ

1 câu TL

1 câu (a) TL

1 câu (b) TL

Tỉ lệ %

20

15

10

5

Tổng hợp chung

40%

30%

20%

10%

PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

A. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Châu Mĩ tiếp giáp với những đại dương

A. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương.

B. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.

C. Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương.

D. Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương.

Câu 2. Đâu là diện tích lãnh thổ của châu Mỹ?

A. 10 triệu km2.

B. 30,3 triệu km2.

C. 42 triệu km2.

D. 44,4 triệu km2.

Câu 3. Châu Đại dương nằm giữa

A. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

B. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

C. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.

D. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương.

Câu 4. Năm 2020 tỉ lệ dân thành thị của Ô-xtrây-li-a chiếm bao nhiêu %?

A. 80%. B. 82%.

C. 84%. D. 86%.

Câu 5. Diện tích của châu Nam Cực khoảng

A. 10 triệu km2. B. 12 triệu km2. C. 14 triệu km2. D. 15 triệu km2.

Câu 6. Vùng thềm lục địa Nam Cực có tiềm năng về:

A. Titan. B. Mangan. C. Bôxit. D. Dầu mỏ.

Câu 7. C. Cô-lôm-bô đã tiến hành thêm mấy chuyến thám hiểm tới châu Mỹ?

A. 3 B. 4

C. 5 D. 6

Câu 8. Nhà thám hiểm nào đã chứng minh được “Trái Đất có hình cầu”?

A. C. Cô-lôm-bô B. Ph. Ma-gien-lăng

C. B. Đi-a-xo D. Va-cô-Đơ-Ga-ma

TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm):

a/ Cho bảng số liệu sau hãy nhận xét về sự phân bố dân cư của 1 số nước ở châu Đại Dương năm 2014

MẬT ĐỘ DÂN SỐ MỘT SỐ NƯỚC CHÂU ĐẠI DƯƠNG NĂM 2014

Quốc gia

Mật độ dân số (người/km2)

Pa-pua Niu Ghi-nê

16

Ô-xtrây-li-a

3

Va-nu-a-tu

25

Niu Di-len

16

(Số liệu thống kê năm 2017- NXB Bộ giáo dụcVN)

b/ Dựa vào kiến thức đã học em hãy phân tích phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật ở Ô-xtrây-li-a

Câu 2. (1,5 điểm). Dựa vào kiến thức đã học em hãy trình bày các đặc điểm nổi bật về khí hậu, địa hình châu Nam Cực?

Hướng dẫn giải

PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

(Mỗi câu trả lời đúng 0,25đ)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

C

A

D

C

D

A

B

TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

1

(1,5 điểm)

a

(1,0 điểm)

Nhận xét.

Năm 2014, mật độ dân số ở châu Đại Dương không đều giữa các nước. + Va-nu-a-tu có mật độ dân số cao nhất (25 người/km2), tiếp theo là Niu Di- len và Pa-pua Niu Ghi-nê (16 người/km2)

+ Thấp nhất là Ô- xtrây-li-a (3 người/km2)

0,5

0,25

0,25

b

(0,5 điểm)

Phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật ở Ô-xtrây-li-a

- Phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên, công viên biển, vườn quốc gia,…

- Đồng thời đề ra những chiến lược bảo tồn các quần thể sinh vật và cảnh quan bản địa, góp phần quan trọng duy trì tính đa dạng của tài nguyên sinh vật quốc gia.

0,25

0,25

2

(1,5 điểm)

Các đặc điểm nổi bật về địa hình và khí hậu của châu Nam cực

- Địa hình:

+ Tương đối bằng phẳng, được coi là một cao nguyên băng khổng lồ.

+ Độ cao trung bình lớn nhất trong các châu lục với độ cao hơn 2 040 m.

- Khí hậu:

+ Là châu lục lạnh và khô nhất nhất thế giới.

+ Nhiệt độ: Không bao giờ vượt quá 00C Nhiệt độ thấp nhất đo được trong năm 1967 là – 94,50C

+ Lượng mưa, tuyết rơi rất thấp, ở vùng ven biển chỉ dưới 200mm/năm; vào sâu trong lục địa, lượng mưa, tuyết rơi còn thấp hơn nhiều.

+ Là vùng có khí áp cao, gió từ trung tâm lục địa thổi ra với vận tốc thường trên 60km/giờ; đây là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới.

0, 25

0,25

0, 25

0,25

0,25

0,25

Đánh giá bài viết
599 239.274
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Địa

    Xem thêm