Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK GDCD 12 bài 4. Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống

Bài tập môn GDCD lớp 12 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống

Giải bài tập SGK GDCD 12 bài 4. Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 12. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Giải bài tập SGK GDCD 12 bài 4. Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp lời giải của 8 bài tập trong sách giáo khoa môn Giáo dục công dân lớp 12 bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Câu 1

Nguyên tắc bình đẳng được thể hiện như thế nào trong quan hệ giữa vợ và chồng? Thực hiện nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng có ý nghĩa như thế nào đối với người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay?

GỢI Ý LÀM BÀI

Nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.

  • Trong quan hệ nhân thân: Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú; tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt. Vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
  • Trong quan hệ tài sản: Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, thể hiện ở các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Những tài sản chung của vợ, chồng mà pháp luật quy định phải đăng kí quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên cả vợ và chồng. Việc mua, bán, đổi, cho, vay, mượn và những giao dịch dân sự khác liên quan đến tài sản chung, có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được bàn bạc, thỏa thuận giữa vợ và chồng.
  • Ngoài ra, pháp luật còn thừa nhận vợ, chồng có quyền có tài sản riêng và có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình (tài sản có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng, cho, tặng riêng trong thời kì hôn nhân)

Thực hiện nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng có ý nghĩa:

  • Tạo cơ sở để vợ, chồng củng cố tình yêu, đảm bảo được sự bền vững của hạnh phúc gia đình.
  • Vừa phát huy truyền thống của dân tộc về tình nghĩa vợ chồng, vừa khắc phục được tư tưởng phong kiến lạc hậu, trọng nam khinh nữ, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong gia đình.

Câu 2

Theo em, việc pháp luật thừa nhận quyền sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng có mâu thuẫn với nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng không?

GỚII Ý LÀM BÀI

- Việc pháp luật thừa nhận quyền sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng không mâu thuẫn với nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng.

Vì:

  • Là sự tôn trọng quyền sở hữu cá nhân của công dân nói chung và vợ chồng nói riêng, giúp tạo ra môi trường pháp lí đảm bảo sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chồng
  • Tôn trọng sự độc lập của vợ chồng trong việc tham gia vào các mối quan hệ xã hội khác ngoài hôn nhân và gia đình. Đảm bảo sự tự do của vợ và chồng khi tham gia các giao dịch ngoài xã hội cũng như xác định rõ trách nhiệm, khả năng thanh toán của vợ hoặc chồng và bảo vệ quyền lợi của những người khác khi tham gia giao dịch.
  • Là căn cứ pháp lí để các cấp tòa án giải quyết thấu đáo, công bằng những vụ việc tranh chấp liên quan đến tài sản của vợ chồng
  • Đồng thời khẳng định một cách nhất quán trong việc tiếp cận về bình đẳng giới xét cả về mặt lý luận và thực tiễn của việc ghi nhận pháp luật trong đời sống.

Câu 3

Quy tắc đạo đức và cách xử sự của các thành viên trong gia đình hiện nay có gì khác so với các gia đình truyền thống trước đây?

GỢI Ý LÀM BÀI

Gia đình truyền thống:

  • Tích cực: Chịu ảnh hưởng tư tưởng nho giáo, phong kiến ở VN đó là: kính trên nhường dưới, lợi ích cá nhân phục tùng lợi ích gia đình, dòng họ, biết ơn cha mẹ, lấy chữ hiếu làm đầu, kính trọng ông bà, anh em hòa thuận.
  • Tiêu cực: Tư tưởng trọng nam khinh nữ, gia đình đề cao lòng chung thuỷ nhưng chấp nhận chế độ đa thê, đề cao con trưởng, gia đình lắm con nhiều cháu.

Gia đình ngày nay:

  • Tích cực: Vẫn coi trọng lòng chung thuỷ, đề cao lòng hiếu thảo, sự kính trọng, biết ơn đối với ông bà tổ tiên. Coi trong quyền bình đẳng giữa con người, bình đẳng nam nữ, lợi ích cá nhân, không phân biệt đẳng cấp, các thanh viên trong gia đình có quyền, nghĩa vụ ngang nhau.
  • Tiêu cực: Con cái không biết nghe lời cha mẹ, ông bà, quen thói hưởng thụ, đôi khi bố mẹ chỉ lo làm ăn kinh tế.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại Câu 3 SGK GDCD 12 bài 4

Câu 4

Tại sao người lao động và người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động? Thực hiện đúng nguyên tắc trong giao kết hợp đồng lao động đem lại quyền lợi gì cho người lao động và người sử dụng lao động?

GỢI Ý LÀM BÀI

Người lao động và người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động để tránh những vấn đề bất công có thể xảy ra trong lao động như: bị ép buộc lao động, không trả lương như đã nói, không thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, kiện tụng,...

Thực hiện đúng nguyên tắc trong giao kết hợp đồng lao động đem lại cho người lao động và người sử dụng lao động những lợi ích hợp pháp như sau:

  • Đảm bảo tuyển đúng người làm đúng công việc, đúng thời gian quy định, điều kiện thỏa thuận...
  • Người lao động được hưởng tiền công phù hợp với công việc của mình, các điều kiện làm việc, bảo hộ lao động được hưởng, trách nhiệm với công việc....

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại Câu 4 SGK GDCD 12 bài 4

Câu 5

Việc Nhà nước ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao và quy định không sử dụng lao động nữ vào các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại, ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh đẻ và nuôi con có trái với nguyên tắc công dân bình đẳng trong lao động không? Vì sao?

GỢI Ý LÀM BÀI

Việc nhà nước ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao và quy định không sử dụng lao động nữ vào các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại, ảnh hưởng xấy đến chức năng sinh đẻ và nuôi con không trái với nguyên tắc công dân bình đẳng trong lao động.

Vì:

  • Xuất phát từ những đặc điểm riêng của các chủ thể tham gia quan hệ lao động, hoặc xuất phát từ những đặc điểm của công việc, tính chất của ngành nghề, tính chất của doanh nghiệp mà ngoài những quy định ở phần chung, Bộ luật Lao động quy định về chế độ lao động áp dụng riêng cho một số đối tượng lao động nhất định. Việc quy định chế độ lao động áp dụng cho các đối tượng này không phải là đặc quyền đặc lợi mà xuất phát từ hoàn cảnh thực tế pháp luật cần phải bảo vệ những nhóm người đó.
  • Thứ nhất, xét về mặt kinh tế, việc quy định chế độ lao động với lao động chưa thành niên, lao động là người cao tuổi, lao động là người tàn tật, lao động nữ, lao động là người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và các loại lao động khác là tạo điều kiện cho họ tham gia vào các quan hệ lao động, tận dụng mọi tiềm năng lao động của xã hội để sản xuất thêm của cải vật chất cho xã hội, góp phần giải phóng sức lao động. Quan trọng hơn cả là góp phần tăng thu nhập cho bản thân người lao động và gia đình họ trong điều kiện trợ cấp xã hội, phúc lợi xã hội còn hạn chế.
  • Thứ hai, xét về mặt xã hội, việc ban hành chế độ lao động đối với các đối tượng kể trên thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta, góp phần làm cho họ hòa mình vào cộng đồng, có cơ hội đem hết sức mình làm việc, cải thiện đời sống bản thân, gia đình và xây dựng đất nước.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại Câu 5 SGK GDCD 12 bài 4

Câu 6

Pháp luật thừa nhận bình đẳng trong kinh doanh có vai trò quan trọng như thế nào đối với người kinh doanh và xã hội?

Gợi ý làm bài:

  • Người kinh doanh được bảo vệ quyền lợi chính đáng sẽ tự tin hơn, hăng say vui vẻ làm việc, phát triển mạnh mẽ hơn.
  • Kinh doanh phát triển thúc đẩy xã hội phát triển.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại Câu 6 SGK GDCD 12 bài 4

Câu 7

Hãy kể về tấm gương những doanh nhân thành đạt mà em biết và nhận xét về quyền bình đẳng nam, nữ trong kinh doanh ở nước ta hiện nay?

GỢI Ý LÀM BÀI

  • Những doanh nhân Việt Nam thành đạt năm 2015 được vinh danh như bà Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO Vietjet Air; bà Mai Kiều Liên – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần sữa Việt Nam; bà Thái Hương – Tổng giám đốc BacABank, Chủ tịch tập đoàn TH; ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup; ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai;....
  • Trong lĩnh vực kinh doanh ở nước ta hiện nay, sự bình đẳng giới đã được quan tâm và chú trọng. Mặc dù ở các vị trí lãnh đạo, thực tế số lượng phụ nữ vẫn ít hơn nhưng chúng ta đã chú ý tạo điều kiện để mọi đối tượng đều được tiếp cận cơ hội như nhau, chế độ lao động, tiền lương là như nhau. Nữ giới cũng đã được ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi trong việc đào tạo, tuyển dụng và bổ nhiệm. Nữ giới sẽ có nhiều cơ hội tham gia vào hoạt động xây dựng, giám sát, đánh giá kế hoạch sản xuất kinh doanh,... để tạo sự bình đẳng.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại Câu 7 SGK GDCD 12 bài 4

Câu 8

Em hãy tìm câu trả lời đúng trong các bài tập sau đây?

8.1. Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là:

  1. Người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình.
  2. Công việc của người vợ là nội trợ gia đình và chăm sóc con cái, quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày của gia đình.
  3. Vợ chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình.
  4. Chỉ người chồng mới có quyền lựa chọn nơi cư trú, quyết định số con và thời gian sinh con.
  5. Chỉ người vợ mới có nghĩa vụ thực hiện kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc và giáo dục con cái.
  6. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

8.2. Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình được hiểu là:

  1. Lợi ích cá nhân phục tùng lợi ích chung của gia đình, dòng họ, trên nói dưới phải nghe.
  2. Vai trò của người chồng, người cha, người con trai trưởng trong gia đình được đề cao, quyết định toàn bộ công việc trong gia đình.
  3. Các thành viên trong gia đình đối xử công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau.
  4. Tập thể gia đình quan tâm đến lợi ích từng cá nhân, từng cá nhân phải quan tâm đến lợi ích chung của gia đình.
  5. Các thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình.

8.3. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động thể hiện:

  1. Mọi công dân không phân biệt giới tính, độ tuổi đều được Nhà nước bố trí việc làm.
  2. Nam và nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động.
  3. Chỉ bố trí lao động nam làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
  4. Người sử dụng lao động ưu tiên nhận nữ vào làm việc khi cả nam và nữ đều có đủ tiêu chuẩn làm công việc mà doanh nghiệp đang cần.
  5. Lao động nữ được hưởng chế độ thai sản, hết thời gian nghỉ thai sản, khi trở lại làm việc, lao động nữ vẫn được bảo đảm chỗ làm việc.

GỢI Ý LÀM BÀI

8.1: Đáp án c và g

8.2: Đáp án c và e

8.3: Đáp án: b, e.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại Câu 8 SGK GDCD 12 bài 4

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Giải bài tập SGK GDCD 12 bài 4. Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Giáo dục công dân lớp 12 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 12, Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn khác lớp 12

    Xem thêm