Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án tiếng Việt 1: Tuần 27

Giáo án tiếng Việt lớp 1

Giáo án tiếng Việt 1: Tuần 27 là tài liệu hữu ích cho các giáo viên tham khảo được biên soạn rất chi tiết và mạch lạc, giúp cho thầy cô soạn giáo án lớp 1 nhanh hơn và chất lượng hơn.

HOA NGỌC LAN

I. Mục tiêu:

- Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các tiếng có phụ âm đầu: v, d, l, n; có phụ âm cuối: t (ngát), các từ ngữ: hoa ngọc lan, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp.

- Biết nghỉ hơi khi gặp dấu câu.

- Ôn các vần am, ăp; tìm được tiếng, nói được câu có chứa tiếng có vần am và ăp.

- Hiểu nội dung bài: tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của em bé.

- Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK)

- Gọi đúng tên các loại hoa trong ảnh (theo yêu cầu luyện nói).

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

- Bộ chữ của GV và học sinh.

III. Các hoạt động dạy học:

1. KTBC: Hỏi bài trước.

Gọi 2 học sinh đọc bài và trả lời các câu hỏi trong bài.

Hỏi thêm: Em bé trong truyện đáng cười ở điểm nào?

GV nhận xét chung.

2. Bài mới:

- GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.

Hướng dẫn học sinh luyện đọc:

Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng chận rãi, nhẹ nhàng). Tóm tắt nội dung bài:

Đọc mẫu lần 2 ( chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1.

Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:

Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu.

Hoa lan: (an ¹ ang), lá dày: (lá: l ¹ n), lấp ló.

Ngan ngát: (ngát: at ¹ ac), khắp: (ăp ¹ âp)

Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.

Các em hiểu như thế nào là lấp ló. Ngan ngát.

+ Luyện đọc câu:

Bài này có mấy câu? gọi nêu câu.

Khi đọc hết câu ta phải làm gì?

Gọi học sinh đọc trơn câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó giáo viên gọi 1 học sinh đầu bàn đọc câu 1, các em khác tự đứng lên đọc nối tiếp các câu còn lại.

+ Luyện đọc đoạn: (có 3 đoạn)

Cho học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau, mỗi lần xuống dòng là một đoạn.

Đọc cả bài.

Luyện tập:

v Ôn các vần ăm, ăp.

Giáo viên treo bảng yêu cầu:

Bài tập 1:

Tìm tiếng trong bài có vần ăp?

Bài tập 2:

Nói câu có chứa tiếng mang vần ăm, ăp:

Giáo viên nhắc học sinh nói cho trọn câu để người khác hiểu, tránh nói câu tối nghĩa.

Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.

3. Củng cố tiết 1:

Tiết 2

4. Tìm hiểu bài và luyện đọc:

Hỏi bài mới học.

Gọi 2 học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi:

Nụ hoa lan màu gì? (chọn ý đúng)

Hương hoa lan như thế nào?

Nhận xét học sinh trả lời.

Gọi học sinh thi đọc diễn cảm toàn bài văn.

Luyện nói:

Gọi tên các loại hoa trong ảnh

Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập.

Cho học sinh thảo luận theo cặp trao đổi nhanh về tên các loại hoa trong ảnh.

Cho học sinh thi kể tên đúng các loại hoa.

5. Củng cố:

Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.

6. Nhận xét dặn dò: Giáo dục các em yêu quý các loại hoa, không bẻ cành hái hoa, giẫm đạp lên hoa …

Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới.

Học sinh nêu tên bài trước.

2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:

Ngốc ngếch, tưởng rằng bà chưa thấy con ngựa bao giờ nên không nhận ra con ngựa bé vẽ trong tranh. Nào ngờ bé vẽ không ra hình con ngựa.

Học sinh khác nhận xét bạn đọc bài và trả lời các câu hỏi.

Nhắc tựa.

Lắng nghe.

Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.

Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.

5, 6 em đọc các từ khó trên bảng.

Lấp ló: Ló ra rồi khuất đi, khi ẩn khi hiện.

Ngan ngát: Mùi thơm dể chịu, loan tỏa ra xa.

Có 8 câu.

Nghỉ hơi.

Học sinh lần lượt đọc các câu theo yêu cầu của giáo viên.

Các học sinh khác theo dõi và nhận xét bạn đọc.

Đọc nối tiếp 2 em, thi đọc đoạn giữa các nhóm.

2 em, lớp đồng thanh.

Nghỉ giữa tiết

Khắp.

Đọc mẫu từ trong bài (vận động viên đang ngắm bắn, bạn học sinh rất ngăn nắp)

Các em chơi trò chơi thi nói câu chứa tiếng tiếp sức:

Ăm: Bé chăm học. Em đến thăm ông bà. Mẹ băm thịt. …. .

Ăp: Bắp ngô nướng rất thơm. Cô giáo sắp đến. Em đậy nắp lọ mực. …

2 em.

Hoa ngọc lan.

2 em.

Chọn ý a: trắng ngần.

Hương lan ngan ngát toả khắp nhà, khắp vườn.

Học sinh rèn đọc diễn cảm.

Lắng nghe.

Học sinh trao đổi và nêu tên các loại hoa trong ảnh (hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa râm bụt, hoa đào, hoa sen)

Nhắc tên bài và nội dung bài học.

1 học sinh đọc lại bài.

Thực hành ở nhà, ở trường, trồng hoa, bảo vệ, chăm sóc hoa.

BÀI 8: AI DẬY SỚM

I. Mục tiêu:

Học sinh đọc trơn cả bài thơ. Cụ thể:

- Phát âm đúng các từ ngữ: ai dậy sớm, ra vườn, lên đồi, đất trời, chờ đón.

- Tốc độ đọc tối thiểu 25 đến 30 tiếng / phút.

- Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ

- Ôn các vần ươn, ương; tìm được tiếng, nói được câu có chứa tiếng có vần ươn, ương.

- Hiểu từ ngữ trong bài. Vừng đông, đất trời. Hiểu nội dung bài: Cảnh buổi sáng rất đẹp. Ai dậy sớm mới thấy được cảnh đẹp ấy.

- Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK)

- Biết hỏi đáp tự nhiên, hồn nhiên về những việc làm buổi sáng.

- HTL bài thơ.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

- Bộ chữ của GV và học sinh.

III. Các hoạt động dạy học:

1. KTBC: Hỏi bài trước.

Gọi 2 học sinh đọc bài Hoa ngọc lan và trả lời câu hỏi 1 và 2 trong bài.

Gọi 2 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: xanh thẫm, lấp ló, trắng ngần, ngan ngát.

GV nhận xét chung.

2. Bài mới:

v GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.

Hôm nay chúng ta học bài thơ: Ai dậy sớm. Bài thơ này sẽ cho các em biết người nào dậy sớm sẽ được hưởng những niềm hạnh phúc như thế nào.

Hướng dẫn học sinh luyện đọc:

Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng nhẹ nhàng vui tươi). Tóm tắt nội dung bài:

Đọc mẫu lần 2 ( chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1.

Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:

Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu.

Dậy sớm: (d ¹ gi), ra vườn: (ươn ¹ ương)

Ngát hương: (at ¹ ac), lên đồi: (l ¹ n)

Đất trời: (tr ¹ ch)

Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.

Các em hiểu như thế nào là vừng đông? Đất trời?

Luyện đọc câu:

Gọi em đầu bàn đọc câu thứ nhất. Các em sau tự đứng dậy đọc câu nối tiếp.

+ Luyện đọc đoạn và cả bài thơ:

Đọc nối tiếp từng khổ thơ.

Thi đọc cả bài thơ.

Đọc đồng thanh cả bài.

Luyện tập:

Ôn vần ươn, ương:

Giáo viên treo bảng yêu cầu:

Bài tập 1:

Tìm tiếng trong bài có vần ươn, ương?

Bài tập 2:

Nói câu chứa tiếng có mang vần ươn, ương.

Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.

3. Củng cố tiết 1:

Tiết 2

4. Tìm hiểu bài và luyện đọc:

Hỏi bài mới học.

Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:

1. Khi dậy sớm điề gì chờ đón em?

- Ở ngoài vườn?

- Trên cánh đồng?

- Trên đồi?

Nhận xét học sinh trả lời.

Giáo viên đọc lại bài thơ và gọi 2 học sinh đọc lại.

+ Rèn học thuộc lòng bài thơ:

Giáo viên cho học sinh đọc thuộc từng câu và xoá bảng dần đến khi học sinh thuộc bài thơ.

Luyện nói:

Chủ đề: Hỏi nhau về những việc làm buổi sáng.

Gọi 2 học sinh khá hỏi và đáp câu mẫu trong bài.

Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và nêu các câu hỏi gợi ý để học sinh nêu các việc làm buổi sáng. Yêu cầu học sinh kể các việc làm khác trong tranh minh hoạ.

5. Củng cố:

Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.

6. Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới.

Tập dậy sớm, tập thể dục, học bài và chuẩn bị.

Học sinh nêu tên bài trước.

2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:

Học sinh viết bảng con và bảng lớp

Nhắc tựa.

Lắng nghe.

Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.

Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.

Vài em đọc các từ trên bảng.

Vừng đông: Mặt trời mới mọc.

Đất trời: Mặt đất và bầu trời.

Học sinh nhắc lại.

Đọc nối tiếp theo yêu cầu giáo viên.

Đọc nối tiếp 2 em.

2 em thuộc 2 dãy đại diện thi đọc bài thơ.

2 em, lớp đồng thanh.

Nghỉ giữa tiết

Vườn, hương.

Đọc câu mẫu trong bài (Cánh diều bay lượn. Vườn hoa ngát hương thơm).

Đại diện 2 nhóm thi tìm câu có tiếng mang vần ươn, ương.

2 em.

Ai dậy sớm.

Hoa ngát hương chờ đón em.

Vừng đông đang chờ đón em.

Cả đất trời đang chờ đón em.

Học sinh rèn đọc theo hướng dẫn của giáo viên.

Học sinh luyện nói theo gợi ý của giáo viên:

Buổi sáng bạn thường dậy lúc mấy giờ?

Dậy lúc 5 giờ.

Bạn có hay tập thể dục buổi sáng hay không? Có.

Bạn thường ăn sáng những món gì? Bún bò. …

Nhắc tên bài và nội dung bài học.

1 học sinh đọc lại bài.

Thực hành.

BÀI 9: MƯU CHÚ SẺ

I. Mục tiêu:

  • Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các tiếng có phụ âm đầu: n, l, v, x, có phụ âm cuối t (mặt, vuốt, vụt), c (tức), các từ ngữ: chộp, hoảng lắm, sạch sẽ, tức giận. …
  • Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm dấu phẩy.
  • Ôn các vần uôn, uông; tìm được tiếng, nói được câu có chứa tiếng có vần uôn và uông.
  • Hiểu nội dung bài: sự thông minh nhanh trí của Sẻ đã khiến chú tự cứu được mình thoát nạn.
  • Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK)

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

- Bộ chữ của GV và học sinh.

III. Các hoạt động dạy học:

1. KTBC: Hỏi bài trước.

Gọi 2 học sinh đọc bài: “Ai dậy sớm” và trả lời các ý của câu hỏi SGK.

GV nhận xét chung.

2. Bài mới:

v GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.

Hướng dẫn học sinh luyện đọc:

Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng kể hồi hộp, căng thẳng ở hai câu văn đầu (Sẻ rơi vào miệng Mèo); nhẹ nhàng, lễ độ (lời của Sẻ), thoải mái ở những câu văn cuối (Mèo mắc mưu, Sẻ thoát nạn).

Tóm tắt nội dung bài:

Đọc mẫu lần 2 (chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1.

Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:

Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu.

Hoảng lắm: (oang ¹ oan, l ¹ n)

Nén sợ: (s ¹ x), sạch sẽ: (ach ¹ êch)

Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.

Các em hiểu như thế nào là chộp, lễ phép?

+ Luyện đọc câu:

Học sinh đọc từng câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó nối tiếp nhau đọc từng câu.

Gọi học sinh đọc nối tiếp câu theo dãy.

+ Luyện đọc đoạn:

Chia bài thành 3 đoạn và cho đọc từng đoạn.

Đoạn 1: Gồm hai câu đầu.

Đoạn 2: Câu nói của Sẻ.

Đoạn 3: Phần còn lại.

Cho học sinh đọc nối tiếp nhau.

Thi đọc đoạn và cả bài.

Luyện tập:

Ôn các vần uôn, uông:

Giáo viên treo bảng yêu cầu:

Bài tập 1:

Tìm tiếng trong bài có vần uôn?

Bài tập 2:

Tìm tiếng ngoài bài có vần uôn, uông?

Giáo viên nêu tranh bài tập 3:

Nói câu chứa tiếng có mang vần uôn hoặc uông.

Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.

3. Củng cố tiết 1:

Tiết 2

4. Tìm hiểu bài và luyện đọc:

Hỏi bài mới học.

Gọi học sinh đọc bài cả lớp đọc thầm và trả câu hỏi:

1. Khi Sẻ bị Mèo chộp được, Sẻ đã nói gì với Mèo? Học sinh chọn ý đúng trả lời.

§ Hãy thả tôi ra!

§ Sao anh không rửa mặt?

§ Đừng ăn thịt tôi !

2. Sẻ làm gì khi Mèo đặt nó xuống đất?

3. Xếp các ô chữ thành câu nói đúng về chú Sẻ trong bài?

Gọi học sinh đọc các thẻ chữ trong bài, đọc cả mẫu. Thi ai nhanh ai đúng.

Nhận xét học sinh trả lời.

Giáo viên đọc diễn cảm lại bài văn, gọi 3 học sinh đọc lại cả bài văn, hướng dẫn các em đọc đúng câu hỏi của Sẻ với giọng hỏi lễ phép (thể hiện mưu trí của Sẻ).

5. Củng cố:

Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.

6. Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, kể lại câu truyện cho người thân nghe về thông minh và mưu trí của Sẻ để tự cứu mình thoát khỏi miệng Mèo, xem bài mới.

Học sinh nêu tên bài trước.

2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:

Nhắc tựa.

Lắng nghe.

Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.

Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.

Học sinh đọc, chú ý phát âm đúng các âm và vần: oang, lắm, s, x, ach …

5, 6 em đọc các từ trên bảng.

Chộp: Chụp lấy rất nhanh, không để đối thủ thoát khỏi tay của mình.

Lễ phép: ngoan ngoãn, vâng lời.

Nhẩm câu 1 và đọc. Sau đó đọc nối tiếp các câu còn lại.

Các em thi đọc nối tiếp câu theo dãy.

3 em đọc nối tiếp 3 đoạn (khoảng 4 lượt)

2 em, lớp đồng thanh.

Nghỉ giữa tiết

Muộn.

2 học sinh đọc mẫu trong bài: chuồn chuồn, buồng chuối.

Học sinh nêu cá nhân từ 5 - > 7 em.

Học sinh khác nhận xét bạn nêu và bổ sung.

Đọc mẫu câu trong bài.

Bé đưa cho mẹ cuộn len.

Bé lắc chuông.

Từng học sinh đặt câu. Sau đó lần lượt nói nhanh câu của mình. Học sinh khác nhận xét.

2 em đọc lại bài.

Mưu chú Sẻ.

Học sinh chọn ý b (Sao anh không rửa mặt).

Sẻ bay vụt đi.

Học sinh xếp: Sẻ + thông minh.

Học sinh rèn đọc theo hướng dẫn của giáo viên.

Nhắc tên bài và nội dung bài học.

1 học sinh đọc lại bài.

Thực hành ở nhà.

Còn tiếp

Giáo án lớp 1 môn Tiếng Việt là tài liệu hữu ích để phục vụ cho việc giảng dạy, được soạn thảo chi tiết, cẩn thận sẽ giúp cho các thầy cô truyền đạt kiến thức tốt hơn cho học sinh của mình.

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giáo án tiếng Việt 1: Tuần 27. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu thêm tới các bạn học sinh tài liệu về Học vần lớp 1Giải bài tập Toán lớp 1 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải cùng các chuyên mục lớp 1 khác quan trọng như: Toán lớp 1, Tiếng Việt lớp 1, Tiếng Anh lớp 1, Đề kiểm tra cuối tuần Toán 1, Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 1, Bài tập cuối tuần lớp 1, Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 1,....

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án điện tử Tiếng Việt 1

    Xem thêm