Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án tiếng Việt 1: Tuần 2

Giáo án tiếng Việt lớp 1

Giáo án tiếng Việt 1: Tuần 2 là tài liệu hữu ích cho các giáo viên tham khảo, được soạn đầy đủ và chi tiết giúp cho thầy cô soạn giáo án lớp 1 hiệu quả hơn, giúp thầy cô có những bài giảng điện tử chất lượng nhất.

Bài 4: Dấu hỏi, dấu nặng

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Học sinh nhận biết được dấu hỏi, dấu nặng. Biết ghép các tiếng: bẻ, bẹ

2. Kĩ năng: Biết các dấu, thanh hỏi & nặng ở các tiếng chỉ đồ vật và sự vật

3. Thái độ: Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Hoạt động bẻ của bà mẹ, bạn gái và các nông dân trong tranh.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: - Tranh minh hoạ có tiếng: giỏ, khỉ, thỏ, hổ, mỏ, quạ

- Tranh minh hoạ phần luyện nói về: bẻ cổ áo, bẻ bánh đa, bẻ bắp

- HS: - SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt, bảng con, phấn, khăn lau

III. Hoạt động dạy học: Tiết 1

1. Khởi động: Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

- Viết, đọc: dấu sắc, bé (Viết bảng con)

- Chỉ dấu sắc trong các tiếng: vó, lá, tre, vé, bói cá, cá mè (Đọc 5- 7 em)

- Nhận xét KTBC

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài:

+ Mục tiêu: nhận biết được dấu hỏi, dấu nặng

+ Cách tiến hành:

Hỏi:

- Tranh này vẽ ai và vẽ gì?

(Giỏ, khỉ, thỏ, mỏ, là các tiếng giống nhau ở chỗ đều có thanh hỏi)

- Tranh này vẽ ai và vẽ gì?

(Quạ, cọ, ngựa, cụ, nụ, là các tiếng giống nhau đều có thanh nặng)

2. Hoạt động 2: Dạy dấu thanh:

+ Mục tiêu: - Nhận biết được dấu hỏi, dấu nặng

- Biết ghép các tiếng: bẻ, bẹ

+ Cách tiến hành:

a. Nhận diện dấu:

- Dấu hỏi: Dấu hỏi là một nét móc

Hỏi: Dấu hỏi giống hình cái gì?

- Dấu nặng: Dấu nặng là một dấu chấm

Hỏi: Dấu chấm giống hình cái gì?

b. Ghép chữ và phát âm:

- Khi thêm dấu hỏi vào be ta được tiếng bẻ

- Phát âm:

- Khi thêm dấu nặng vào be ta được tiếng bẹ

- Phát âm:

c. Hướng dẫn viết bảng con:

+ Viết mẫu trên giấy ô li (Hướng dẫn qui trình đặt bút)

+ Hướng dẫn viết trên không bằng ngón trỏ

3. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò

Tiết 2:

1. Hoạt động 1:

2. Hoạt động 2: Bài mới:

+ Mục tiêu: - Biết các dấu, thanh hỏi & nặng ở

các tiếng chỉ đồ vật và sự vật

- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung:

Hoạt động bẻ của bà mẹ, bạn gái và các nông dân trong tranh.

+ Cách tiến hành:

a. Luyện đọc:

b. Luyện viết:

c. Luyện nói: “ Bẻ”

Hỏi: - Quan sát tranh em thấy những gì?

- Các bức tranh có gì chung?

- Em thích bức tranh nào? Vì sao?

3. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò

- Đọc SGK

- Nhận xét tuyên dương

Thảo luận và trả lời

Đọc tên dấu: dấu hỏi

Đọc các tiếng trên (Cá nhân- đồng thanh)

Thảo luận và trả lời

Đọc tên dấu: dấu nặng

Đọc các tiếng trên (Cá nhân- đồng thanh)

Thảo luận và trả lời: giống móc câu đặt ngược, cổ ngỗng

Thảo luận và trả lời: giống nốt ruồi, ông sao ban đêm

Ghép bìa cài

Đọc: bẻ (Cá nhân- đồng thanh)

Ghép bìa cài

Đọc: bẹ (Cá nhân- đồng thanh)

Viết bảng con: bẻ, bẹ

Đọc lại bài tiết 1 (C nhân- đ thanh)

Tô vở tập viết: bẻ, bẹ

Chú nông dân đang bẻ bắp. Một bạn gái đang bẻ bánh đa chia cho các bạn. Mẹ bẻ cổ áo cho bạn gái trước khi đến trường.

Đều có tiếng bẻ để chỉ các hoạt động.

Bài 5: Dấu huyền, dấu ngã

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Học sinh nhận biết được dấu huyền, dấu ngã

2. Kĩ năng: Biết ghép các tiếng: bè, bẽ. Biết các dấu, thanh dấu huyền, dấu ngã ở các tiếng

chỉ đồ vật và sự vật

3. Thái độ: Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Bè và tác dụng của nó trong đời sống.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: - Tranh minh hoạ có tiếng: cò, mèo, gà, vẽ, gỗ, võ, võng.

- Tranh minh hoạ phần luyện nói về: bè

- HS: - SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt, bảng con, phấn, khăn lau

III. Hoạt động dạy học: Tiết 1

1. Khởi động: On định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

- Viết, đọc: dấu sắc, bẻ, bẹ (Viết bảng con và đọc 5- 7 em)

- Chỉ dấu hỏi trong các tiếng: củ cải, nghé ọ, đu đủ, cổ áo, xe cộ, cái kẹo (2- 3 em lên chỉ)

- Nhận xét KTBC

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài:

+ Mục tiêu: nhận biết được dấu huyền, dấu ngã

+ Cách tiến hành:

Hỏi:

- Tranh này vẽ ai và vẽ gì?

(Dừa, mèo, cò là những tiếng giống nhau ở chỗ đều có thanh huyền)

- Tranh này vẽ ai và vẽ gì?

(Vẽ, gỗ, võ, võng là các tiếng giống nhau đều có thanh ngã)

2. Hoạt động 2: Dạy dấu thanh:

+ Mục tiêu: - Nhận biết được dấu huyền, dấu ngã

- Biết ghép các tiếng: bè, bẽ

+ Cách tiến hành:

a. Nhận diện dấu:

+ Dấu huyền:

Hỏi: Dấu hỏi giống hình cái gì

+ Dấu ngã:

Dấu ngã là một nét móc đuôi đi lên

Hỏi: Dấu ngã giống hình cái gì?

b. . Ghép chữ và phát âm:

- Khi thêm dấu huyền vào be ta được tiếng bè

- Phát âm:

- Khi thêm dấu ngã vào be ta được tiếng bẽ

- Phát âm:

- Hướng dẫn viết bảng con:

+ Viết mẫu trên giấy ô li (Hướng dẫn qui trình đặt bút)

+ Hướng dẫn viết trên không bằng ngón trỏ

3. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò

Tiết 2:

1. Hoạt động 1: Khởi động: Ổn định tổ chức

2. Hoạt động 2: Bài mới:

+ Mục tiêu:

- Biết các dấu, thanh dấu huyền, dấu ngã ở

các tiếng chỉ đồ vật và sự vật

- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung:

Bè và tác dụng của nó trong đời sống.

+ Cách tiến hành:

a. Luyện đọc:

b. Luyện viết:

c. Luyện nói: “Bè “

Hỏi: - Quan sát tranh em thấy những gì?

- Bè đi trên cạn hay dưới nước?

- Thuyền khác bè ở chỗ nào?

- Bè thường dùng để làm gì?

- Những người trong tranh đang làm gì?

Phát triển chủ đề luyện nói:

- Tại sao chỉ dùng bè mà không dùng thuyền?

- Em đã trông thấy bè bao giờ chưa?

- Quê em có ai đi thuyền hay bè chưa?

- Đọc tên bài luyện nói.

3. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò

- Đọc SGK

- Nhận xét tuyên dương.

Thảo luận và trả lời

Đọc tên dấu: dấu huyền

Đọc các tiếng trên (C nhân- đ thanh)

Thảo luận và trả lời

Đọc tên dấu: dấu ngã

Đọc các tiếng trên (Cnhân- đthanh)

Quan sát

Thảo luận và trả lời: giống thước kẻ đặt xuôi, dáng cây nghiêng

Thảo luận và trả lời: giống đòn gánh, làn sóng khi gió to

Ghép bìa cài: bè

Đọc: bè (Cá nhân- đồng thanh)

Ghép bìa cài: bẽ

Đọc: bẽ (Cá nhân- đồng thanh)

Viết bảng con: bè, bẽ

Đọc lại bài tiết 1 (C nhân- đ thanh)

Tô vở tập viết: bè, bẽ

Thảo luận và trả lời

Trả lời

Đọc: bè (C nhân- đ thanh)

Bài 6: be, , , bẻ, bẽ, bẹ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Học sinh nhận biết âm, chữ e, b và dấu thanh: ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng

2. Kĩ năng: Biết ghép e với b và be với các dấu thanh thành tiếng có nghĩa

3. Thái độ: Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Phân biệt các sự vật, việc, người qua sự thể hiện khác nhau về dấu thanh.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: - Bảng ôn: b, e, be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ. Tranh minh hoạ các tiếng: be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ

- Các vật tương tự hình dấu thanh. Tranh luyện nói

- HS: - SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt, bảng con, phấn, khăn lau

III. Hoạt động dạy học: Tiết 1

1. Khởi động:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Viết, đọc: bè, bẽ (Viết bảng con và đọc 5- 7 em)

- Chỉ dấu `, ~trong các tiếng: ngã, hè, bè, kẽ, vẽ (2- 3 em lên chỉ)

- Nhận xét KTBC

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài:

+ Mục tiêu:

+ Cách tiến hành:

Hỏi:

- Các em đã học bài gì?

- Tranh này vẽ ai và vẽ gì?

2. Hoạt động 2: Ôn tập:

+ Mục tiêu: - Ôn âm, chữ e, b và dấu thanh:

ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng

- Biết ghép e với b và be với các dấu thanh

thành tiếng có nghĩa

+ Cách tiến hành:

a. Ôn chữ, âm e, b và ghép e, b thành tiếng be

- Gắn bảng:

b

e

be

b. Dấu thanh và ghép dấu thanh thành tiếng:

- Gắn bảng:

`

/

?

~

.

be

bẻ

bẽ

bẹ

+ Các từ được tạo nên từ e, b và các dấu thanh

- Nêu từ và chỉnh sửa lỗi phát âm

- Hướng dẫn viết bảng con:

+ Viết mẫu trên giấy ô li(Hướng dẫn qui trình đặt bút)

+ Hướng dẫn viết trên không bằng ngón trỏ

3. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò

Tiết 2:

1. Hoạt động 1: Khởi động: Ổn định tổ chức

2. Hoạt động 2: Bài mới:

+ Mục tiêu:

- Đọc và viết các tiếng có âm và dấu thanh vừa

được ôn.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung:

Phân biệt các sự vật, việc, người qua sự thể

hiện khác nhau về dấu thanh.

+ Cách tiến hành:

a. Luyện đọc:

b. Nhìn tranh và phát biểu:

- Tranh vẽ gì? Em thích bức tranh không?

(Thế giới đồ chơi của trẻ em là sự thu nhỏ lại của thế giới có thực mà chúng ta đang sống. Tranh minh hoạ có tên: be bé. Chủ nhân cũng be bé, đồ vật cũng be bé, xinh xinh)

b. Luyện viết:

c. Luyện nói: “ Các dấu thanh và phân biệt các từ theo dấu thanh”

Hỏi: - Quan sát tranh em thấy những gì?

Phát triển chủ đề luyện nói:

- Em đã trông thấy các con vật, các loại quả, đồ vật này chưa? Ở đâu?

- Em thích tranh nào? Vì sao?

- Trong các bức tranh, bức nào vẽ người? Người này đang làm gì?

- Hướng dẫn trò chơi

3. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò

- Đọc SGK

- Nhận xét tuyên dương.

Thảo luận nhóm và trả lời

Đọc các tiếng có trong tranh minh hoạ

Thảo luận nhóm và đọc

Thảo luận nhóm và đọc

Đọc: e, be be, bè bè, be bé

(C nhân- đ thanh)

Viết bảng con: be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ

Đọc lại bài tiết 1 (C nhân- đ thanh)

Quan sát, thảo luận và trả lời

Đọc: be bé (C nhân- đ thanh)

Tô vở tập viết: bè, bẽ

Quan sát và trả lời: Các tranh được xếp theo trật tự chiều dọc. Các từ được đối lập bởi dấu thanh: dê / dế, dưa / dừa, cỏ / cọ, vó / võ.

Trả lời

Chia 4 nhóm lên viết dấu thanh phù hợp dưới các bức tranh.

Để các em không bị nhàm chán khi học tập, khi soạn giáo án các thầy cô có thể tham khảo để soạn thêm các bài đố vui hay và qua đó rèn thêm một số những kĩ năng rất cần thiết trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày cho các em nhé!

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giáo án tiếng Việt 1: Tuần 2. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu thêm tới các bạn học sinh tài liệu về Học vần lớp 1Giải bài tập Toán lớp 1 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải cùng các chuyên mục lớp 1 khác quan trọng như: Toán lớp 1, Tiếng Việt lớp 1, Tiếng Anh lớp 1, Đề kiểm tra cuối tuần Toán 1, Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 1, Bài tập cuối tuần lớp 1, Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 1,....

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án điện tử Tiếng Việt 1

    Xem thêm