Giáo án tiếng Việt 1: Tuần 14
Giáo án tiếng Việt lớp 1
Giáo án tiếng Việt 1: Tuần 14 là tài liệu hữu ích cho các giáo viên tham khảo được biên soạn rất chi tiết và mạch lạc, giúp cho thầy cô soạn giáo án lớp 1 nhanh hơn và chất lượng hơn.
Bài 55: eng - iêng
Ngày dạy:
I. Mục tiêu:
- Học sinh đọc được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng từ và các câu ứng dụng.
- HS viết: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng
- Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Ao, hồ, giếng.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: - Tranh minh hoạ từ khoá: lưỡi xẻng, trống, chiêng. Tranh câu ứng dụng …
- Tranh minh hoạ phần luyện nói: Ao, hồ, giếng.
- HS: - SGK, vở tập viết,
III. Hoạt động dạy học: Tiết 1
1. Ổn định tổ chức; Hát tập thể
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc HS viết vào bảng con: cây sung, trung thu, củ gừng, vui mừng
- HS đọc bài trong SGK (3- 5 em)
- Nhận xét bài cũ.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Giới thiệu bài Hôm nay các em học vần eng, iêng đầu tiên eng * Ghi bảng eng GV đọc vần eng Cho HS phân tích vần eng GV ghép vần eng GV ghép tiếng xẻng GV giới thiệu từ: lưỡi xẻng (tranh trongSGK) *Bây giờ ta học vần iêng - GV ghi bảng (dạy tương tự như vần eng) - ChoHS đọc cả hai phần - Cho HS so sánh hai vần *GV Hai vần có cấu tạo khác nhau nên đọc và viết cũng khác nhau Hỏi đây là mẫu chữ viết theo kiểu chữ gì? Bây giờ cô hướng dẫn các em viết vần và từ theo mẫu chữ viết thường - Hướng dẫn viết bảng con: + Viết mẫu trên bảng (Hướng dẫn qui trình đặt bút, lưu ý nét nối) + GV nhận xét chỉnh sửa + GV giới thiệu từ ứng dụng cái xẻng củ riềng xà beng bay liệng GV gạch chân các tiếng có vần vừa học GV giảng từ ứng dụng - Đọc lại bài ở trên bảng 4. Củng cố; Học vần gì? Tiếng gì? Từ gì? 5. Nhận xét dặn dò: Nhận xét giờ học Chuẩn bị học tiết 2 Tiêt 2: I Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a. Đọc bài trên bảng lớp: Đọc lại bài tiết 1 GV chỉnh sửa lỗi phát âm của HS GV giới thiệu câu ứng dụng: “ Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” b. Đọc SGK: GV đọc một lần sau đó cho HS đọc nối tiếp c. Luyện viết:Cho HS mở vở tập viết GV quan sát hướng dẫn kĩ Thu bài chấm điểm có nhận xét d. Luyện nói: “Ao, hồ, giếng”. Hỏi:- Trong tranh vẽ gì? Chỉ đâu là giếng? - Em thích nhất gì ở rừng? - Những tranh này đều nói về cái gì? - Nơi em ở có ao, hồ, giếng không? - Ao, hồ, giếng có gì giống và khác nhau? - Làm gì để giữ vệ sinh cho nước ăn? 4: Củng cố dặn do: - Học vần gì? - Tìm tiếng có vần vừa học trong bài, ngoài bài 5. Dặn dò: - Về nhà học bài và xem trước bài 56. | HS đọc vần eng HS phân tích vần eng HS ghép vần eng HS ghép tiếng xẻng HS phân tích tiếng xẻng HS đánh vần tiếng xẻng HS đọc trơn tiếng xẻng HS quan sát tranh trong SGK HS đọc từ HS đọc cả phần HS so sánh Giống nhau:có âm ng đứng sau Khác nhau:có âm e, âm iê đứng trước Kiểu chữ in thường Theo dõi qui trình Viết bảng con: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng HS tìm tiếng có vần vừa học HS đánh vần tiếng Đọc trơn từ ứng dụng: (cá nhân - đồng thanh) HS trả lời hS đọc 2- 3 em Đọc (cá nhân 10 em – đồng thanh) HS quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì? HS tìm tiếng có âm vừa học HS đánh vần tiếng HS đọc trơn tiếng HS đọc câu *HS mở sách và theo dõi Đọc cá nhân 10 em HS đọc đồng thanh một lần Viết vở tập viết: ung, ưng, bông súng, sừng hươu HS quan sát tranh HS trả lời hoặc tự nói một câu dựa theo nội dung bức tranh HS trả lời HS tìm và nêu. |
Bài 56: uông - ương
Ngày dạy:
I. Mục tiêu:
- Học sinh đọc được: uông, ương, quả chuông, con đường từ và các câu ứng dụng.
- HS viết được: uông, ương, quả chuông, con đường
- Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Đồng ruộng.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: - Tranh minh hoạ từ khoá: quả chuông, con đường.
- Tranh câu ứng dụng và tranh minh hoạ phần luyện nói: Đồng ruộng.
- HS: - SGK, vở tập viết,
III. Hoạt động dạy học: Tiết 1
1. Ổn định tổ chức: Hát tập thể
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc HS viết vào bảng con: cái xẻng, xà beng, củ riềng, bay liệng
- HS đọc bài trong SGK (3- 5 em)
- Nhận xét bài cũ.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Giới thiệu bài: Hôm nay các em học vần uông, ương vần đầu tiên uông * Ghi bảng uông GV đọc vần uông Cho HS phân tích vầnv uông GV ghép vần uông GV ghép tiếng chuông GV giới thiệu từ: quả chuông (tranh trong SGK) *Bây giờ ta học vần ương - GV ghi bảng (dạy tương tự như vần uông) - ChoHS đọc cả hai phần - Cho HS so sánh hai vần *GV Hai vần có cấu tạo khác nhau nên đọc và viết cũng khác nhau Hỏi đây là mẫu chữ viết theo kiểu chữ gì? Bây giờ cô hướng dẫn các em viết vần và từ theo mẫu chữ viết thường - Hướng dẫn viết bảng con: + Viết mẫu trên bảng (Hướng dẫn qui trình đặt bút, lưu ý nét nối) + GV nhận xét chỉnh sửa + GV giới thiệu từ ứng dụng rau muống nhà trường luống cày nương rẫy GV gạch chân các tiếng có vần vừa học GV giảng từ ứng dụng - Đọc lại bài ở trên bảng 4. Củng cố; Học vần gì? Tiếng gì? Từ gì? 5. Nhận xét dặn dò: Nhận xét giờ học Chuẩn bị học tiết 2 Tiết 2: I. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới: a. Đọc bài trên bảng lớp: Đọc lại bài tiết 1 GV chỉnh sửa lỗi phát âm của HS GV giới thiệu câu ứng dụng: “Nắng đã lên. Lúa trên nương chín vàng. Trai gái bản mường cùng vui vào hội. ” b. Đọc SGK: GV đọc một lần sau đó cho HS đọc nối tiếp c. Luyện viết:Cho HS mở vở tập viết GV quan sát hướng dẫn kĩ Thu bài chấm điểm có nhận xét d. Luyện nói: “Đồng ruộng”. Hỏi:- Lúa, ngô, khoai, sắn được trồng ở đâu? - Ai trồng lúa, ngô, khoai, sắn? - Trên đồng ruộng, các bác nông dân đang làm gì? - Ngoài những việc như bức tranh đã vẽ, em còn thấy các bác nông dân còn làm những việc gì khác? - Nếu không có nông dân làm ra lúa, ngô, khoai, … chúng ta có cái gì để ăn không? 4. Củng cố dặn dò: - Học vần gì? - Tìm tiếng có vần vừa học trong bài, ngoài bài 5. Dặn dò: - Về nhà học bài và xem trước bài 57. | HS đọc vần uông HS phân tích vần uông HS ghép vần uông HS ghép tiếng chuông HS phân tích tiếng chuông HS đánh vần tiếng chuông HS đọc trơn tiếng chuông HS quan tranh trong SGK HS đọc từ quả chuông HS đọc cả phần HS so sánh Giống nhau:có âm ng đứng sau Khác nhau:có âm uô, âm ươ đứng trước Kiểu chữ in thường Theo dõi qui trình Viết bảng con: uông, ương, quả chuông, con đường HS tìm tiếng có vần vừa học HS đánh vần tiếng Đọc trơn từ ứng dụng: (cá nhân - đồng thanh) HS trả lời HS đọc 2- 3 em Đọc (cá nhân 10 em – đồng thanh) HS quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì? HS tìm tiếng có âm vừa học HS đánh vần tiếng HS đọc trơn tiếng HS đọc câu *HS mở sách và theo dõi Đọc cá nhân 10 em HS đọc đồng thanh một lần Viết vở tập viết: uông, ương, quả chuông, con đường HS quan sát tranh HS trả lời hoặc tự nói một câu dựa theo nội dung bức tranh HS trả lời HS tìm và nêu |
Còn tiếp
VnDoc.com đã cập nhật đầy đủ các bộ giáo án mới nhất trên trang chủ, mời các bạn tham khảo để lấy thêm cảm hứng khi làm văn, giúp các bạn có thật nhiều ý tưởng phong phú, trau dồi thêm được thật nhiều kiến thức bổ ích môn tập làm văn.
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giáo án tiếng Việt 1: Tuần 14. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu thêm tới các bạn học sinh tài liệu về Học vần lớp 1 và Giải bài tập Toán lớp 1 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải cùng các chuyên mục lớp 1 khác quan trọng như: Toán lớp 1, Tiếng Việt lớp 1, Tiếng Anh lớp 1, Đề kiểm tra cuối tuần Toán 1, Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 1, Bài tập cuối tuần lớp 1, Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 1,....