Kế hoạch giảng dạy Hóa học 8 năm học 2020 - 2021
Kế hoạch giảng dạy lớp 8 môn Hóa học
VnDoc xin giới thiệu Kế hoạch giảng dạy Hóa học 8 năm học 2020 - 2021. Kế hoạch giảng dạy cả năm dựa vào kế hoạch này các thầy cô giáo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Sau đây là tài liệu mời quý thầy cô cùng tham khảo
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
I. Điều chỉnh nội dung dạy học (Rà soát, đối chiếu nội dung các bài học trong sách giáo khoa với các chủ đề tương ứng trong chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành để tinh giản những nội dung dạy học vượt quá yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình; bổ sung, cập nhật những thông tin mới thay cho những thông tin đã cũ, lạc hậu)
STT | Mục | Tinh giản | Bổ sung, cập nhật | Ghi chú | ||
Nội dung | Lý do | Nội dung | Lý do | |||
1 | Bài thực hành 1 | Thí nghiệm 1: Theo dõi sự nóng chảy của các chất parafin và lưu huỳnh: Không tiến hành thí nghiệm này | Giảm tải | Hướng dẫn học sinh một số kỹ năng và thao tác cơ bản trong thí nghiệm thực hành | Để đảm bảo an toàn khi HS làm thực hành và học tập trong PHBM | |
2 | Nguyên tử | - Mục 3 (Lớp electron), mục 4(phần ghi nhớ): Không dạy - Bài tập 4, 5: Không yêu cầu HS làm | Giảm tải | |||
3 | Nguyên tố hoá học | Mục III. Có bao nhiêu nguyên tố hóa học: Không dạy, hướng dẫn HS tự đọc thêm | Giảm tải | |||
4 | Đơn chất và hợp chất - Phân tử | - Mục IV( Trạng thái của chất); Mục 5(phần ghi nhớ); Hình 1.14: Không dạy - Bài tập 8: Không yêu cầu HS làm | Giảm tải | |||
5 | Bài thực hành 2 | HDHS tự làm các thí nghiệm ở nhà ( không dạy) | Thí nghiệm đơn giản, gần thực tế, dễ thực hiện, an toàn nên HS tự làm ở nhà. | |||
6 | Bài luyện tập 1 | Bài tập 2, SGK trang 31 không làm | Liên quan đến lớp electron đã giảm tải. | |||
7 | Sự biến đổi chất | Trang 46 (phần b): GV hướng dẫn HS chọn bột Fe nguyên chất, trộn kỹ và đều với bột S (theo tỉ lệ khối lượng S : Fe > 32 : 56) trước khi đun nóng mạnh và sử dụng nam châm để kiểm tra sản phẩm | Thí nghiệm khó thành công nếu không đúng tỷ lệ các chất phản ứng | |||
8 | Tính theo PTHH | Không yêu cầu HS làm bài tập 4,5 trang 75, 76 | Giảm tải | Tăng thêm 1 tiết | luyện tập: Tính theo PTHH | Dạng bài tập quan trọng |
9 | Không khí - Sự cháy | Mục I.3 SGK/96 không dạy Mục II. Sản xuất khí oxi trong công nghiệp: Không dạy, hướng dẫn HS tự đọc thêm. Bài tập 2 trang 94: Không làm | Đã học ở môn sinh học, địa lý, công nghệ. - Giảm tải | |||
10 | Điều chế hiđro - Phản ứng thế | Mục 2. Trong công nghiệp: Không dạy, hướng dẫn HS tự đọc thêm | Giảm tải | |||
11 | Nước | Vai trò của nước, chống ô nhiễm nguồn nước | Đã học ở môn công nghệ 7 | |||
12 | Pha chế dung dịch | Bài tập 5: Không yêu cầu HS làm | Giảm tải | |||
13 | Bài thực hành 7 | Không dạy | Tích hợp ở bài pha chế dung dịch. |
II. Thiết kế bài học theo chủ đề (Dựa trên các chủ đề trong chương trình môn học, tích hợp các bài học có liên quan sau khi tinh giản để thiết kế bài học theo chủ đề với các hoạt động học cơ bản: mở đầu (xác định vấn đề), hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng).
STT | Mục | Tích hợp, sắp xếp lại theo bài học | Ghi chú | |
Nội dung | Lý do | |||
1 | Chủ Đề Oxi – Không khí | - Tính chất của oxi - Sự oxi hóa – Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của Oxi - Oxit - Điều chế Oxi – Phản ứng phân hủy - Không khí – Sự cháy - Thực hành - Luyện tập, vận dụng | Thể hiện được sự liền mạch của các nội dung kiến thức; GV dễ bố trí dạy lượng kiến thức phù hợp trong 1 tiết học. | |
2 | Chủ đề Hidro – Nước | - Tính chất vật lý của Hidro. - Tính chất hóa học của Hidro. - Điều chế Hidro, phản ứng thế. - Nước : Thành phần hóa học, Tính chất hóa học của nước. - Axit- Bazơ- Muối | Thể hiện được sự liền mạch của các nội dung kiến thức; GV dễ bố trí dạy lượng kiến thức phù hợp trong 1 tiết học. |
III. Xây dựng khung kế hoạch giáo dục môn học (theo từng khối lớp, được trình bày thành bảng các bài học đã được xây dựng sau khi tinh giản nội dung và sắp xếp theo thời gian thực hiện. Mỗi bài học nêu rõ tên bài và mạch nội dung kiến thức; yêu cầu cần đạt (theo chương trình môn học); thời lượng dạy học; hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng nội dung).
STT/ Tiết thứ | Tên bài học | Mạch nội dung kiến thức | Yêu cầu cần đạt | Thời lượng (tiết) | Hình thức tổ chức dạy học | Ghi chú |
1/1 | Mở đầu môn hóa học | - Hóa học là gì? - Vai trò của hóa học trong đời sống - Cách học tập bộ môn | HS hiểu hóa học là gì, vai trò của hóa học và cách học tốt bộ môn | 1 | Học tập trên lớp, PHBM | |
2/ 2,3 | Chất | - Chất có ở đâu? - Tính chất của chất - Chất tinh khiết – Hỗn hợp. - Tách chất ra khỏi hỗn hợp | - Biết được khái niệm chất và một số tính chất của chất - Phân biệt được chất tinh khiết và hỗn hợp - Biết cách tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng PP vật lý | 2 | Học tập trên lớp, PHBM | |
3/4 | Bài thực hành 1 | - Làm quen với nội quy trong PTN, biết cách sử dụng một số dụng cụ, hóa chất - Tách được muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát. | - Nội quy, quy tắc an toàn khi làm thí nghiệm - Các thao tác sử dụng dụng cụ và hóa chất - Cách quan sát hiện tượng xảy ra trong TN và rút ra nhận xét | 1 | Thực hiện trên lớp, trong PHBM ( Có thể sử dụng một số TN ảo, Video TN); vận dụng PPDH tích cực. GV có thể bố trí linh hoạt các nội dung kiến thức cho phù hợp với đối tượng HS. | Thí nghiệm 1: Theo dõi sự nóng chảy của các chất parafin và lưu huỳnh: Không bắt buộc tiến hành thí nghiệm này, dành thời gian hướng dẫn học sinh một số kỹ năng và thao tác cơ bản trong thí nghiệm thực hành |
4/5 | Nguyên tử | - Nguyên tử là gì? - Cấu tạo của Nguyên tử | Biết được nguyên tử là gì và cấu tạo của nguyên tử, đặc điểm các loại hạt dưới nguyên tử | 1 | Thực hiện trên lớp, trong PHBM ( Có thể sử dụng một số TN ảo, Video TN); vận dụng PPDH tích cực. GV có thể bố trí linh hoạt các nội dung kiến thức cho phù hợp với đối tượng HS. | - Mục 3 (Lớp electron), mục 4(phần ghi nhớ): Không dạy - Bài tập 4, 5: Không yêu cầu HS làm |
5/6 | Nguyên tố hoá học | - Nguyên tố hóa học là gì? - Nguyên tử khối. | - Khái niệm về NTHH và cách biểu diễn nguyên tố dựa vào kí hiệu hóa học. - Khái niệm về NTK và cách so sánh đơn vị khối lượng nguyên tử. - Đọc được tên một nguyên tố khi biết kí hiệu hoá học và ngược lại - Tra bảng tìm được nguyên tử khối của một số nguyên tố cụ thể. | 1 | Thực hiện trên lớp, trong PHBM ( Có thể sử dụng một số TN ảo, Video TN); vận dụng PPDH tích cực. GV có thể bố trí linh hoạt các nội dung kiến thức cho phù hợp với đối tượng HS. | Mục III. Có bao nhiêu nguyên tố hóa học: Không dạy, hướng dẫn HS tự đọc thêm |
6/7,8 | Đơn chất và hợp chất - Phân tử | - Đơn chất - Hợp chất - Phân tử | - Khái niệm đơn chất và hợp chất - Đặc điểm cấu tạo của đơn chất và hợp chất - Khái niệm phân tử và phân tử khối; Biết tính PTK của các chất. | 2 | Thực hiện trên lớp, trong PHBM ( Có thể sử dụng một số TN ảo, Video TN); vận dụng PPDH tích cực. GV có thể bố trí linh hoạt các nội dung kiến thức cho phù hợp với đối tượng HS. | - Mục IV( Trạng thái của chất); Mục 5(phần ghi nhớ); Hình 1.14: Không dạy - Bài tập 8: Không yêu cầu HS làm |
Bài thực hành 2 | HDHS tự làm ở nhà | |||||
7/9 | Bài luyện tập 1 | - Kiến thức cần nhớ - Bài tập luyện tập | HS biết làm các dạng bài tập cơ bản liên quan đến kiến thức đã học. | 1 | Thực hiện trên lớp, trong PHBM ( Có thể sử dụng một số TN ảo, Video TN); vận dụng PPDH tích cực. GV có thể bố trí linh hoạt các nội dung kiến thức cho phù hợp với đối tượng HS. | (Bài tập 2, SGK trang 31 không làm) |
8/10 | Công thức hoá học | - CTHH của đơn chất - CTHH của hợp chất - Ý nghĩa của CTHH | - Cách viết công thức hóa học của một chất - Ý nghĩa của công thức hóa học | 1 | Thực hiện trên lớp, trong PHBM ( Có thể sử dụng một số TN ảo, Video TN); vận dụng PPDH tích cực. GV có thể bố trí linh hoạt các nội dung kiến thức cho phù hợp với đối tượng HS. | |
9/11,12 | Hóa trị | - Hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng cách nào? - Quy tắc hóa trị | - Khái niệm hóa trị - Cách lập công thức hóa học của một chất dựa vào hóa trị - Tính hóa trị của nguyên tố, nhóm nguyên tử chưa biết trong hợp chất. | 2 | Thực hiện trên lớp, trong PHBM ( Có thể sử dụng một số TN ảo, Video TN); vận dụng PPDH tích cực. GV có thể bố trí linh hoạt các nội dung kiến thức cho phù hợp với đối tượng HS. | |
10/13 | Bài luyện tập 2 | - Kiến thức cần nhớ - Bài tập luyện tập | HS biết làm các dạng bài tập cơ bản liên quan đến kiến thức đã học. | 1 | Thực hiện trên lớp, trong PHBM ( Có thể sử dụng một số TN ảo, Video TN); vận dụng PPDH tích cực. GV có thể bố trí linh hoạt các nội dung kiến thức cho phù hợp với đối tượng HS. | |
11/14 | Kiểm tra 1 tiết | Kiểm tra kiến thức đã học | HS có kỹ năng làm bài tập TNKQ và tự luân liên quan đến kiến thức đã học | 1 | Ma trận, đề TNKQ + Tự luận | |
CHƯƠNG II: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC | ||||||
12/15 | Sự biến đổi chất | - Hiện tượng vật lý - Hiện tượng hóa học | - Khái niệm về hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học - Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học. - Vận dụng vào đời sống và sản xuất (Phân biệt giai đoạn nào là hiện tượng vật lí và giai đoạn nào là hiện tượng hóa học trong một chuỗi các giai đoạn nối tiếp nhau) | 1 | Thực hiện trên lớp, trong PHBM ( Có thể sử dụng một số TN ảo, Video TN); vận dụng PPDH tích cực. GV có thể bố trí linh hoạt các nội dung kiến thức cho phù hợp với đối tượng HS. | Trang 46 (phần b): GV hướng dẫn HS chọn bột Fe nguyên chất, trộn kỹ và đều với bột S (theo tỉ lệ khối lượng S : Fe > 32 : 56) trước khi đun nóng mạnh và sử dụng nam châm để kiểm tra sản phẩm |
13/16,17 | Phản ứng hoá học | - ĐN Phản ứng hóa học - Diễn biến của phản ứng HH - Khi nào phản ứng HH xảy ra - Làm thế nào để nhận biết có PƯHH xảy ra | - Khái niệm về phản ứng hóa học (sự biến đổi chất và sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử) - Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra và dấu hiệu để nhận biết phản ứng hóa học xảy ra. | 2 | Thực hiện trên lớp, trong PHBM ( Có thể sử dụng một số TN ảo, Video TN); vận dụng PPDH tích cực. GV có thể bố trí linh hoạt các nội dung kiến thức cho phù hợp với đối tượng HS. | |
14/18 | Bài thực hành 3 (lấy điểm hệ số 1) | - Mục tiêu - Tiến hành TN: TN1, TN2 - Tường trình | - Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm - Phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học - Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra và dấu hiệu để nhận biết phản ứng hóa học xảy ra. | 1 | Thực hiện trên lớp, trong PHBM ( Có thể sử dụng một số TN ảo, Video TN); vận dụng PPDH tích cực. GV có thể bố trí linh hoạt các nội dung kiến thức cho phù hợp với đối tượng HS. | |
15/19 | Định luật bảo toàn khối lượng | - Thí nghiệm - Định luật - Vận dụng | - Nội dung định luật bảo toàn khối lượng - Vận dụng định luật trong tính toán. | 1 | Thực hiện trên lớp, trong PHBM ( Có thể sử dụng một số TN ảo, Video TN); vận dụng PPDH tích cực. GV có thể bố trí linh hoạt các nội dung kiến thức cho phù hợp với đối tượng HS. | |
16/20,21 | Phương trình hoá học | - Lập PTHH - Ý nghĩa của PTHH | - Biết cách lập phương trình hóa học - Nắm được ý nghĩa của phương trình hóa học và phần nào vận dụng được định luật bảo toàn khối lượng vào các phương trình hóa học đã lập | 2 | Thực hiện trên lớp, trong PHBM ( Có thể sử dụng một số TN ảo, Video TN); vận dụng PPDH tích cực. GV có thể bố trí linh hoạt các nội dung kiến thức cho phù hợp với đối tượng HS. | |
17/22 | Bài luyện tập 3 | - Kiến thức cần nhớ - Bài tập luyện tập | - HS biết làm các dạng bài tập cơ bản liên quan đến kiến thức đã học. | 1 | Thực hiện trên lớp, trong PHBM ( Có thể sử dụng một số TN ảo, Video TN); vận dụng PPDH tích cực. GV có thể bố trí linh hoạt các nội dung kiến thức cho phù hợp với đối tượng HS. | |
18/23 | Kiểm tra 1 tiết | Kiểm tra kiến thức đã học | - HS có kỹ năng làm bài tập TNKQ và tự luân liên quan đến kiến thức đã học | 1 | Ma trận, đề TNKQ + Tự luận | |
Chương III: MOL– TÍNH TOÁN HÓA HỌC | ||||||
19/24 | Mol | - Mol là gì? - Khối lượng mol là gì? - Thể tích mol của chất khí là gì? | Định nghĩa: mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc): (0oC, 1 atm); đk thường ( 200C, 1atm) | 1 | Thực hiện trên lớp, trong PHBM (Có thể sử dụng một số TN ảo, Video TN); vận dụng PPDH tích cực. GV có thể bố trí linh hoạt các nội dung kiến thức cho phù hợp với đối tượng HS. | |
20/25,26 | Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích mol. Luyện tập | - Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất ntn? - Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí ntn? | - Biểu thức biểu diễn mối liên hệ giữa lượng chất (n), khối lượng (m) và thể tích (V). - Các dạng bài tập liên quan | 2 | Thực hiện trên lớp, trong PHBM (Có thể sử dụng một số TN ảo, Video TN); vận dụng PPDH tích cực. GV có thể bố trí linh hoạt các nội dung kiến thức cho phù hợp với đối tượng HS. | |
21/27 | Tỉ khối của chất khí | - Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B? - Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí? | - Biểu thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B và đối với không khí. - Một số bài tập liên quan đến tỷ khối | 1 | Thực hiện trên lớp, trong PHBM ( Có thể sử dụng một số TN ảo, Video TN); vận dụng PPDH tích cực. GV có thể bố trí linh hoạt các nội dung kiến thức cho phù hợp với đối tượng HS. | |
22/28,29 | Tính theo công thức hoá học | - Biết CTHH của hợp chất, xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất - Biết thành phần các NTHH, xác định CTHH của hợp chất | - Xác định tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố, % khối lượng các nguyên tố, khối lượng mol của chất từ công thức hóa học cho trước - Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần các nguyên tố | 2 | Thực hiện trên lớp, trong PHBM ( Có thể sử dụng một số TN ảo, Video TN); vận dụng PPDH tích cực. GV có thể bố trí linh hoạt các nội dung kiến thức cho phù hợp với đối tượng HS. | |
23/ 30,31,32 | Tính theo phương trình hoá học | - Bằng cách nào tìm được khối lượng chất tham gia và sản phẩm - Bằng cách nào có thể tìm được thể tích chất khí tham gia và sản phẩm | - Phương trình hoá học cho biết tỉ lệ số mol, tỉ lệ thể tích giữa các chất bằng tỉ lệ số nguyên tử hoặc phân tử các chất trong phản ứng. - Các bước tính theo phương trình hoá học. - Làm được 1 số dạng bài tập tính theo PTHH cơ bản | 3 | Thực hiện trên lớp, trong PHBM ( Có thể sử dụng một số TN ảo, Video TN); vận dụng PPDH tích cực. GV có thể bố trí linh hoạt các nội dung kiến thức cho phù hợp với đối tượng HS. | |
24/ 33 | Bài luyện tập 4 | - Kiến thức cần nhớ - Bài tập luyện tập | - HS biết làm các dạng bài tập cơ bản liên quan đến kiến thức đã học. | 1 | Thực hiện trên lớp, trong PHBM ( Có thể sử dụng một số TN ảo, Video TN); vận dụng PPDH tích cực. GV có thể bố trí linh hoạt các nội dung kiến thức cho phù hợp với đối tượng HS. | |
25/ 34,35 | Ôn tập học kì I | - Hệ thống kiến thức cơ bản của học kỳ I - vận dụng làm các dạng bài tập cơ bản liên quan | - Ôn lại được các kiến thức đã học trong học kỳ I - Vận dụng các CT chuyển đổi để làm bài tập hóa học có liên quan ( Tính theo CTHH, PTHH) | 2 | Thực hiện trên lớp, trong PHBM ( Có thể sử dụng một số TN ảo, Video TN); vận dụng PPDH tích cực. GV có thể bố trí linh hoạt các nội dung kiến thức cho phù hợp với đối tượng HS. | |
26/ 36 | Kiểm tra học kì I | Kiểm tra kiến thức đã học | HS có kỹ năng làm bài tập TNKQ và tự luận liên quan đến kiến thức đã học | 1 | Ma trận, đề TNKQ + Tự luận | |
HỌC KỲ II. Chương IV: ÔXI – KHÔNG KHÍ | ||||||
27/ 37-46 | Chủ đề: Oxi – Không khí | - Tính chất vật lý - Tính chất hóa học - Sự oxi hóa. Ứng dụng của oxi - Oxit - Phản ứng hóa hợp - Điều chế và phản ứng phân hủy. - Thực hành: Điều chế, thu khí Oxi và thử tính chất của oxi - Không khí – Sự cháy | -Trình bày được tính chất vật lý, Tính chất hóa học của oxi. -Viết được PTPƯ minh họa cho các tính chất hóa học. -Tính được khối lượng hoặc thể tích (khí) của các chất tham gia hoặc chất sản phẩm. -Nêu được khái niệm sự oxi hóa, phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy. - Trình bày được những ứng dụng của Oxi trong đời sống, sản xuất. - Nhận biết được đâu là oxit axit, oxit bazơ. - Vân dụng TC vật lí, tính chất hóa học của oxi để giải thích 1 số hiện tượng trong tự nhiên. - Biết viết báo cáo, trình bày báo cáo thu thập được qua quan sát, làm thí nghiệm, biết cách thu khí Oxi, nghiên cứu thông tin… - Biết cách tiến hành những thí nghiệm đơn giản liên quan đến Oxi. - Thành phần của không khí. - Khái niệm sự oxi hóa chậm và sự cháy. - Điều kiện phát sinh sự cháy và biện pháp dập tắt sự cháy | 10 | Thực hiện trên lớp, trong PHBM ( Có thể sử dụng một số TN ảo, Video TN); vận dụng PPDH tích cực. GV có thể bố trí linh hoạt các nội dung kiến thức cho phù hợp với đối tượng HS. | Không làm TN Oxi tác dụng với phốt pho - Điểm thực hành lấy vào điểm hệ số 1 - Mục II. Sản xuất khí oxi trong công nghiệp: Không dạy, hướng dẫn HS tự đọc thêm. Bài tập 2 trang 94: Không làm |
27/ 47 | Bài luyện tập 5 | - Kiến thức cần nhớ - Bài tập luyện tập | - HS biết làm các dạng bài tập cơ bản liên quan đến kiến thức đã học. | 1 | Thực hiện trên lớp, trong PHBM ( Có thể sử dụng một số TN ảo, Video TN); vận dụng PPDH tích cực. GV có thể bố trí linh hoạt các nội dung kiến thức cho phù hợp với đối tượng HS. | |
28/ 48 | Kiểm tra một tiết | Kiểm tra kiến thức đã học | - HS có kỹ năng làm bài tập TNKQ và tự luân liên quan đến kiến thức đã học | 1 | Ma trận, đề TNKQ + Tự luận | |
Chương V: HIĐRO – NƯỚC | ||||||
29/ 49- 58 | Chủ đề: Hidro – Nước | - Tính chất vật lý của Hidro. - Tính chất hóa học của Hidro. - Điều chế Hidro, phản ứng thế. - Nước : Thành phần hóa học, Tính chất hóa học của nước. - Axit- Bazơ - Muối | -Trình bày được tính chất vật lý của Hỉdro -Trình bày được tính chất hóa học của hidro, nước. -Viết được PTPƯ minh họa cho các tính chất hóa học. - Tính được khối lượng hoặc thể tích(khí) các chất tham gia hoặc chất sản phẩm liên quan đến tính chất hóa học của Hidro và nước. -Nêu được khái phản ứng thế. - Biết cách tiến hành những thí nghiệm đơn giản liên quan đến Hidro, nước. - Trình bày được những ứng dụng của Hidro trong đời sống, sản xuất. - Biết cách nhận biết khí oxi, hidro và 1 số khí thường gặp khác bằng PPHH. - Vận dụng TC vật lí, tính chất hóa học của Hidro để giải thích 1 số hiện tượng trong tự nhiên. - Biết viết báo cáo, trình bày báo cáo thu thập được qua quan sát, làm thí nghiệm, nghiên cứu thông tin. - Phân biệt được hợp chất axit, Bazo, Muối. | 10 | Thực hiện trên lớp, trong PHBM ( Có thể sử dụng một số TN ảo, Video TN); GV có thể bố trí linh hoạt các nội dung kiến thức cho phù hợp với đối tượng HS. | - Mục 2. Trong công nghiệp: Không dạy, hướng dẫn HS tự đọc thêm - Mục I.5,7 SGK/118- không ôn tập - Vai trò của nước, chống ô nhiễm nguồn nước - không dạy, HDHS tự học |
30/ 59 | Bài luyện tập 7 | - Kiến thức cần nhớ - Bài tập luyện tập | - HS biết làm các dạng bài tập cơ bản liên quan đến kiến thức đã học. | 1 | Thực hiện trên lớp, trong PHBM ( Có thể sử dụng một số TN ảo, Video TN); vận dụng PPDH tích cực. GV có thể bố trí linh hoạt các nội dung kiến thức cho phù hợp với đối tượng HS. | |
30/ 60 | Kiểm tra một tiết | Kiểm tra kiến thức đã học | - HS có kỹ năng làm bài tập TNKQ và tự luân liên quan đến kiến thức đã học | 1 | Ma trận, đề TNKQ + Tự luận | |
Chương VI: DUNG DỊCH | ||||||
31/ 61 | Dung dịch | - Dung môi, chất tan, dung dịch - Dung dịch bão hòa, dung dịch chưa bão hòa - Làm thế nào để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn ? | - Khái niệm về dung môi, chất tan, dung dịch, dung dịch bão hoà, dung dịch chưa bão hoà. - Biện pháp làm quá trình hoà tan một số chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn. - Xác định chất tan, dung môi, dung dịch trong một số trường hợp cụ thể. | 1 | Thực hiện trên lớp, trong PHBM ( Có thể sử dụng một số TN ảo, Video TN); vận dụng PPDH tích cực. GV có thể bố trí linh hoạt các nội dung kiến thức cho phù hợp với đối tượng HS. | |
32/62 | Độ tan của một chất trong nước | - Chất tan và chất không tan - Độ tan của một chất trong nước | - Khái niệm về độ tan theo khối lượng hoặc thể tích. - Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của chất rắn, chất khí - Tra bảng tính tan để xác định được chất tan, chất không tan, chất ít tan trong nước. - Tính được độ tan của một vài chất rắn ở những nhiệt độ xác định dựa theo các số liệu thực nghiệm. | 1 | Thực hiện trên lớp, trong PHBM ( Có thể sử dụng một số TN ảo, Video TN); vận dụng PPDH tích cực. GV có thể bố trí linh hoạt các nội dung kiến thức cho phù hợp với đối tượng HS. | |
33/ 63,64 | Nồng độ dung dịch | - Nồng độ phần trăm của dung dịch - Nồng độ mol của dung dịch | - Khái niệm về nồng độ phần trăm (C%) và nồng độ mol (CM). - Công thức tính C%, CM của dung dịch - Biết cách tính nồng độ % và nồng độ mol của dung dịch | 2 | Thực hiện trên lớp, trong PHBM ( Có thể sử dụng một số TN ảo, Video TN); vận dụng PPDH tích cực. GV có thể bố trí linh hoạt các nội dung kiến thức cho phù hợp với đối tượng HS. | |
34/ 65,66 | Pha chế dung dịch | - Cách pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước - Cách pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước | Biết cách pha chế hoặc pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước | 2 | Thực hiện trên lớp, trong PHBM (Có thể sử dụng một số TN ảo, Video TN); vận dụng PPDH tích cực. GV có thể bố trí linh hoạt các nội dung kiến thức cho phù hợp với đối tượng HS. | - Tích hợp thí nghiệm liên quan đến bài bài thực hành 7. - Bài tập 5: Không yêu cầu HS làm |
35/ 67 | Bài luyện tập 8 | - Kiến thức cần nhớ - Bài tập luyện tập | - HS biết làm các dạng bài tập cơ bản liên quan đến kiến thức đã học. | 1 | Thực hiện trên lớp, trong PHBM (Có thể sử dụng một số TN ảo, Video TN); vận dụng PPDH tích cực. GV có thể bố trí linh hoạt các nội dung kiến thức cho phù hợp với đối tượng HS. | Bài tập 6: Không yêu cầu HS làm |
Bài thực hành 7 | Không dạy (DHS tự làm) | |||||
36/ 68,69 | Ôn tập học kì II | - Hệ thống kiến thức cơ bản của học kỳ II - vận dụng làm các dạng bài tập cơ bản liên quan đến các kiến thức đã học | - Ôn lại được các kiến thức đã học trong học kỳ II - Vận dụng các CT chuyển đổi, tính chất hóa học, điều chế... các chất Oxi, Hidro, Nước…để làm bài tập cụ thể - Vận dụng được một số kiến thức hóa học vào đời sống: Pha chế dung dịch, nhận biết một số chất… | 2 | Thực hiện trên lớp, trong PHBM (Có thể sử dụng một số TN ảo, Video TN); vận dụng PPDH tích cực. GV có thể bố trí linh hoạt các nội dung kiến thức cho phù hợp với đối tượng HS. | |
37/70 | Kiểm tra học kỳ II | Kiểm tra kiến thức đã học | HS có kỹ năng làm bài tập TNKQ và tự luận liên quan đến kiến thức đã học | 1 | Ma trận, đề TNKQ + Tự luận |
Trên đây VnDoc đã chia sẻ Kế hoạch giảng dạy Hóa học 8 năm học 2020 - 2021. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học sinh tham khảo, chuẩn bị cho bài giảng sắp tới tốt hơn
- Phân phối chương trình Ngữ văn 8 năm 2020 - 2021
- Phân phối chương trình Toán 8 năm 2020 - 2021
- Phân phối chương trình Hóa học 8 năm 2020 - 2021
- Phân phối chương trình Vật lý 8 năm 2020 - 2021
- Kế hoạch giảng dạy Vật lý 8 năm học 2020 - 2021
.........................................
Ngoài Kế hoạch giảng dạy Hóa học 8 năm học 2020 - 2021. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Giải Vở BT Vật Lý 8, Giải bài tập Vật Lí 8, Trắc nghiệm Vật lý 8 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 8, đề thi học học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt