Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lập dàn ý: Thuyết minh về con gà

Dàn ý Thuyết minh về con gà

Lập dàn ý: Thuyết minh về con gà. Được VnDoc sưu tầm chọn lọc giúp các em học sinh biết cách làm bài văn thuyết minh nói chung và văn thuyết minh về con gà nói riêng, rèn luyện kỹ năng viết văn, vận dụng cho từng bài viết. Hi vọng, những bài dàn ý thuyết minh về con gà này sẽ giúp ích cho quá trình dạy môn Ngữ văn 9 và học của quý thầy cô cùng các em học sinh.

Lập dàn ý: Thuyết minh về con gà
dàn ý thuyết minh về con gà

Mở bài:

Có một loài vật nuôi gắn bó với đời sống của người Việt Nam, đem lại nhiều lợi ích cho con người, không chỉ về vật chất mà cả về mặt tinh thần. Đó là loài gà. (Có thể từ những câu thơ của Xuân Quỳnh trong bài "Tiếng gà trưa" để dẫn đến việc giới thiệu loài gà)

Thân bài:

- Gà có nguồn gốc từ gà rừng, được con người đem về nuôi nên có tên là gà nhà.

- Khác với gà rừng, do được chăm sóc, nên gà nhà có thói quen trở về chuồng mỗi khi trời tối.

- Gà thuộc họ chim, nhóm lông vũ. Có nhiều loại gà như gà gô, gà ri, gà tam hoàng, gà ta,...

- Xét về giới tính, có gà mái và gà trống:

+ Gà trống có thân hình vạm vỡ, trên đầu có mào đỏ chót, bộ lông rực rỡ, lông đuôi dài, chân có cựa

- lực lưỡng và oai vệ.

+ Gà mái yểu điệu, đoan trang, lông mượt mà, lông đuôi ngắn, mắt tròn xoe, trên đầu không có mào, chân không cựa.

+ Thức ăn của gà là thóc, các loài côn trùng, giun đất, chuối cây thái nhỏ băm nhuyễn trộn cám, các loại bột dạng viên, ...

- Gà mái đẻ trứng, mỗi lứa có thể đẻ từ 15 đến hơn 20 quả. Trứng được ấp trong khoảng 3 tuần thì nở ra những chú gà con xinh xắn. Những chú gà con này vừa mở mắt có thể tự kiếm ăn, nhưng đối với gà nhà, chúng thường được mẹ dẫn đi kiếm mồi. Mỗi khi gà mẹ tìm được mồi liền cục cục,...gọi đàn con đến ăn. Những lúc gà mẹ dẫn con đi ăn, nếu có loài vật nào dám đụng đến đàn gà con thì lập tức bị gà mẹ chống trả quyết liệt.

- Vai trò của gà trong đời sống con người:

Gà là một động vật có ích, đem lại nhiều lợi ích về kinh tế cho con người.

+ Trứng gà là nguồn thực phẩm lớn trong đời sống con người. Từ trứng gà có thể chế biến nhiều món ăn ngon như món trứng gà luộc, trứng gà chiên, trứng gà ốp la,...Trứng gà đánh với bột mì có thể làm bánh thuẩn, bánh ga tô, bánh kem,...Trứng gà còn là một dược phẩm dùng để dưỡng da. Ông bà ta thường luộc trứng để cạo gió mỗi khi bị cảm sốt.

+ Thịt gà là món ăn ngon. Có nhiều món được chế biến từ gà như gà luộc chấm muối tiêu, gà xé trộn rau răm, gà hấp, gà chiên, gà quay,...

+ Lông gà qua xử lí hoá học có thể trở thành một loại bột giặt hữu hiệu. Ngoài ra còn dùng làm cây cọ để viết, vẽ; làm chổi, làm quạt, làm áo lông gà, làm cầu cho môn thể thao đá cầu,...

+ Ngay cả chất thải của gà cũng có thể dùng làm phân bón cho cây cối. Loại phân này rất thích hợp cho cây ớt và cây thuốc lá.

- Không chỉ có lợi ích về vật chất, mà còn có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của con người.

+ Tiếng gà gáy là chiếc đồng hồ báo thức cho người dân quê. Tiếng gà gáy mỗi sớm, mỗi chiều trở nên quen thuộc gợi cuộc sống thanh bình, yên ả. Vì thế mà nó đi vào thơ văn một cách tự nhiên. Ngay từ thời xa xưa, trong truyện cổ tích "Sọ Dừa", tiếng gà gáy xuất hiện đã đem lại sự đoàn tụ cho Sọ Dừa và cô Út. Và "Tiếng gà trưa " của Xuân Quỳnh là một bài thơ rất hay về âm thanh "tiếng gà": "Trên đường hành quân xa - Dừng chân bên xóm nhỏ - Tiếng gà ai nhảy ổ - Cục cục tác cục ta - Nghe xao động nắng trưa – Nghe bàn chân đỡ mỏi"

+ Trên mâm cỗ cúng ông bà tổ tiên, đất đai, thần thánh thường có gà luộc nguyên con, để tỏ lòng trân trọng biết ơn ông bà, tổ tiên.

+ Gà còn xuất hiện trong các lễ hội truyền thống với trò chơi chọi gà độc đáo. Ở nước Pháp chú gà trống Gô-la tượng trưng cho sự phồn thịnh của nước nhà.

- Hình ảnh gà mẹ dẫn đàn gà con đi kiếm mồi điểm thêm cho bức tranh làng cảnh Việt Nam.

- Tuy nhiên hiện nay do bị ảnh hưởng của môi trường sống, nhiều loại dịch bệnh xuất hiện trong những năm gần đây, nhất là bệnh dịch cúm gia cầm H5N1. Vì thế mà con người cần chăm sóc cẩn thận để nguồn bệnh đỡ lây lan, không nên ăn gà bệnh. Cần phải có mạng lưới kiểm duyệt chặt chẽ nguồn thực phẩm này.

Kết bài:

- Khẳng định vị trí của loài gà.

- Tình cảm của em với loài vật nuôi này.

Dàn ý Thuyết minh về con gà mẫu 2

I. Mở bài:

- Giới thiệu chung về loài gà (nhà)

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc:

- Tổ tiên của gà nhà là gà rừng. Trải qua thuần hoá dần dần, chúng khôn gcòn khả năng bay lượn

2. Các loại gà: (Có nhiều cách phân loại gà…….)

- Gà trống:

+ Dáng bệ bệ

+ Chân có cựa sắc, bộ lông óng mượt, rực rỡ, trên đầu có màu đỏ rực

+ Tiếng gáy to vang

- Gà mái:

+ Chậm chạp hơn

+ Bộ lông không sặc sỡ như gà trống, thường là màu nâu, màu vàng mơ, cũng có khi là màu đen hạy màu trắng

+ Đẻ trứng mỗi lứa từ 10 à 20 quả

+ Ấp trứng, nuôi con, dẫn con đi kiếm mồi

- Gà con:

+ Mới nở giống như một nắm bông với bộ lông vàng tơ óng mượt

+ Có thể chạy theo mẹ kiếm mồi ngay khi vừa mới nở

3. Đặc điểm:

- Gà thuộc lớp chim, toàn thân phủ lông vũ

- Có hai cánh tròn, ngắn

- Để thích nghi với cuộc sống bới đất tìm mồi, gà được tạo hoá ban cho:

+ Một đôi chân to, móng cùn, cứng, phủ đầy sừng mỏng màu vàng

+ Mỏ ngắn khoẻ

- Gà dùng chân nâng đỡ cơ thể đi lại trên mặt đất.

- Cơ hồng của gà đa số tập trung ở chân, cơ ngực và các bộ phận khác chủ yếu là cơ trắng

- Thức ăn của gà là: Thóc, ngô, gạo, cám,…

4. Vai trò của gà trong đời sống con người:

- Gà là vật nuôi quan trọng của con người để làm thực phẩm. Nó chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá ẩm thực

- Thịt và trứng gà là thức ăn bổ dưỡng cho con người

- Gà là thứ không thể thiếu trong lễ tết truyền thống hay ngày cúng giỗ của người Việt Nam.

- Trên mâm cỗ của người Việt bao giờ cũng có đĩa thịt gà

- Con gà luộc ngậm bông hồng trong đêm giao thừa trên bàn thờ tổ tiên tương trưng cho sự an lành, may mắn

- Con gà trống như linh vật của người Việt Nam, tượng trưng cho sự may mắn, yên bình, hạnh phúc

- Con gà đã đi vào tín ngưỡng, vào đời sống tâm linh văn hoá Việt. Nó là một trong 12 con giáp, tượng trưng cho một tuổi đời: “Dậu”

- Âm thanh tiếng gà gáy buổi sớm, tiếng gà nhảy ổ buổi trưa hay tiếng bầy gà gọi nhau lục tục, lích chích trong sân, trong vườn là những âm thanh thể hiện sự thanh bình, dân dã của làng xóm quê hương Việt Nam

- Con người còn nuôi gà để thoả mãn thú vui tinh thần, để làm cảnh hay để chọi gà,…

- Từ rất lâu, con gà đã đi vào hội hoạ, điêu khắc, đi vào văn học, vào ca dao, tục ngữ hay những bài ca, những khúc hát đồng dao thân thuộc…

5. Cách nuôi và chăm sóc gà:

- Nuôi thả…

- Nuôi nhốt…

III. Kết bài:

- Cảm nghĩ chung về loài gà.

Dàn ý Thuyết minh về con gà mẫu 3

Mở bài

  • Gia cầm là những con vật nuôi có hai chân như gà, ngan, ngỗng,…
  • Gia cầm có công dụng thiết thực cho cuộc sống của con người.
  • Trong các con vật nuôi đó, gà là con vật được nuôi nhiều nhất.
  • Gà có nguồn gốc từ đâu?
  • Nó đó có đặc điểm gì về hình dáng bên ngoài?
  • Gà có tác dụng gì đối với cuộc sống của con người?

Thân bài

Nguồn gốc

  • Gà là một loài chim đã được con người thuần hóa cách đây hàng nghìn năm. Có ý kiến cho rằng, gà có thủy tổ là một loài chim hoang dã ở Ấn Độ.
  • Trong thế giới loài chim, gà là loài vật có số lượng nhiều nhất.

Đặc điểm

  • Tuổi thọ của gà có thể từ năm năm đến mười năm tùy theo giống.
  • Con gà sống lâu nhất là 16 năm và được ghi vào Sách Kỉ lục
  • Gà trống khác với gà mái chủ yếu ở các mặt sau:

+ Gà trống thường có bộ lông sặc sỡ, chiếc đuôi dài và bóng. Lông nhọn trên cổ và lưng thường bóng và đậm màu hơn.

+ Mào của gà trống thường to và dài hơn mào của gà mái.

+ Cựa của gà trống to và dài hơn.

  • Gà có thể bay nhưng không bay xa được. Khi gặp nguy hiểm, gà thường bay liên tiếp từng đoạn ngắn.
  • Gà sống thành từng đàn.
  • Gà trống thường gáy to vào buổi sáng. Tiếng gáy của nó là tín hiệu thông báo một ngày mới bắt đầu.
  • Có khi gà trống gáy khi bất ngờ bị phá rối.
  • Gà mái cục tác ầm ĩ sau khi đẻ trứng và khi gọi gà con.
  • Gà mái thường đẻ trứng trong những cái ổ đã làm sẵn. Mỗi lứa thường đẻ từ 12 đến 15 quả. Sau khi đẻ một lứa, gà đòi ấp bằng cách nằm ỳ trên ổ và ấp trứng. Thời gian này, gà ít ra khỏi ổ.
  • Thời gian ấp (khoảng 21 ngày) là trứng nở. Gà mái có khả năng nghe gà con kêu trong vỏ trước khi trứng nở. Nó nhẹ nhàng cục tác để kích thích gà con mổ vỏ chui ra.
  • Để chui ra khỏi vỏ, đầu tiên gà con mổ một lỗ thở trên vỗ trứng. Sau đó, gà con nghỉ ngơi trong vài giờ và hấp thu phần lòng đỏ còn lại. Rồi nó tiếp tục mổ cho đến khi vỏ vỡ ra thành một cái nắp. Chúng chui ra khỏi vỏ và bộ lông được làm khô dưới sức ấm của tổ.
  • Gà mẹ chăm sóc gà con vài tuần tuổi. Sau đó, gà mẹ lại tiếp tục đẻ lứa trứng khác.

Kết bài

  • Gà là thực phẩm có giá trị. Từ lâu, thịt gà là loại thực phẩm được nhiều người ưa chuộng trên thế giới.
  • Thịt gà được dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau như cơm gà, gà rán, gà nướng, canh gà, gà hấp xé phay, gà hấp cải xanh,…
  • Gà là nguồn đề tài cho sáng tác nghệ thuật. Các nhà thơ, nhà văn, các nhà hội họa đã lấy gà làm đề tài sáng tác cho tác phẩm của mình. Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã có bài thơ viết về gà rất hay: “Ò… ó… o”
  • Từ xưa, những nghệ nhân vẽ tranh Đông Hồ đã lấy gà làm đề tài sáng tác. Đó là bức tranh vẽ chú gà trống mập mạp, khỏe mạnh. Đó là bức tranh chị gà mái mẹ cùng đàn con quây quần bên nhau…
  • Chúng ta cần có chế độ nuôi khoa học để gà ngày càng phát triển.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
33
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Sách mới

    Xem thêm