Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Quy định mới về lương, thưởng từ năm 2021 người lao động cần biết

Những ngày qua, nhiều bạn đọc thắc mắc: Quy định mới về lương, thưởng từ năm 2021 người lao động cần nắm rõ những gì? Mời các bạn tham khảo bài viết.

1. Không được ép NLĐ dùng lương mua hàng hóa, dịch vụ của NSDLĐ hoặc đơn vị khác

Tại Khoản 2 Điều 94 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:

Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Trong khi đó, tại Điều 96 Bộ luật lao động 2012 (hết hiệu lực ngày 01/01/2021) không có quy định này. Có thể thấy, theo quy định mới, người lao động có toàn quyền tự quyết chi tiêu lương của mình mà không bị hạn chế hay can thiệp bởi người sử dụng lao động.

2. Phải thông báo bảng kê lương cho NLĐ mỗi lần trả lương

Cụ thể, tại Điều 95 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc trả lương cho người lao động như sau:

Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).

Đây là một nội dung mới so với Bộ luật Lao động 2012. Ngoài ra, Bộ luật lao động 2019 cũng nêu rõ người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.

3. NSDLĐ phải chịu chi phí mở tài khoản cho NLĐ nếu trả lương qua ngân hàng

Theo đó, tại Khoản 2 Bộ luật Lao động 2019 quy định trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.

Trước đây, Bộ luật Lao động 2012 chỉ quy định trường hợp trả qua tài khoản ngân hàng, thì người sử dụng lao động phải thỏa thuận với người lao động về các loại phí liên quan đến việc mở, duy trì tài khoản.

Như vậy, từ năm 2021, người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải trả phí mở tài khoản và phí chuyển tiền lương đối với hình thức trả lương cho người lao động qua tài khoản ngân hàng.

4. Chậm trả lương trên 15 ngày, người lao động được nhận thêm một khoản tiền

Cụ thể, tại Khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 quy định nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Theo đó, từ năm 2021 nếu bị chậm trả lương từ 15 ngày trở lên người lao động sẽ được nhận thêm một khoản tiền ngoài tiền lương được trả. Đây là quy định mới so với Bộ luật Lao động 2012.

5. Thêm thời gian NLĐ được nghỉ lễ Quốc khánh và hưởng nguyên lương

Trước đây, Bộ luật Lao động 2012 chỉ cho phép người lao động được nghỉ lễ Quốc khánh hưởng nguyên lương trong 01 ngày (ngày 2/9 dương lịch). Từ năm 2021, người lao động sẽ được nghỉ lễ Quốc khánh 02 ngày (ngày 2/9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau) theo điểm đ Khoản 2 Điều 112 Bộ luật lao động 2019.

6. Bổ sung trường hợp NLĐ được nghỉ việc riêng và hưởng nguyên lương

Theo điểm c Khoản 1 Điều 115 Bộ luật lao động 2019 thì người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong trường hợp “cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết”. Trước đây, Bộ luật lao động 2012 không quy định người lao động được nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương nếu cha nuôi, mẹ nuôi của mình; cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng, con nuôi chết (điểm c Khoản 1 Điều 116).

Cần lưu ý, người lao động phải thông báo với người sử dụng lao động khi thuộc các trường hợp nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương theo quy định tại Khoản 1 Điều 115 Bộ luật lao động 2019.

7. Bổ sung quy định về tiền lương ngừng việc

Tại Điều 99 Bộ luật lao động 2019 quy định cụ thể trường hợp phải ngừng việc vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:

  • Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;

  • Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Trước đây, chỉ quy định tiền lương ngừng việc trong trường hợp nêu trên sẽ do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định (Khoản 3 Điều 98 BLLĐ 2012).

8. NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần báo trước nếu không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn

Trước đây, tại Khoản 1 Điều 37 Bộ luật lao động 2012 quy định người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động nhưng phải bảo đảm thời hạn thông báo trước với người sử dụng lao động ít nhất 03 ngày làm việc.

Tuy nhiên, từ năm 2021, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước nếu không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng và người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền do chậm trả lương theo quy định (theo điểm b Khoản 2 Điều 35 và Khoản 4 Điều 97 Bộ luật lao động 2019).

9. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai có thể được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày và hưởng nguyên lương

Khoản 2 Điều 137 BLLĐ 2019 quy định lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

10. Người lao động được thưởng tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác

Căn cứ quy định tại Điều 104 BLLĐ 2019 thì thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Trên đây là nội dung chi tiết của bài viết Quy định mới về lương, thưởng từ năm 2021 người lao động cần biết. Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.

Xem thêm các tài liệu Dành cho Giáo viên chi tiết:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm