Soạn Văn 9: Thúy Kiều báo ân báo oán (Trích Truyện Kiều)
Soạn Văn Thúy Kiều báo ân báo oán (Trích Truyện Kiều)
Soạn Văn 9: Thúy Kiều báo ân báo oán (Trích Truyện Kiều) do Nguyễn Du sáng tác dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo để hiểu rõ hơn về cảnh báo ân và báo oán của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng, Từ Hải, Hoạn Thư, Mã Giám Sinh... giúp các bạn học sinh chuẩn bị tốt kiến thức để học tốt môn Ngữ văn lớp 9 một cách dễ dàng nhất.
Soạn Văn: Thúy Kiều báo ân báo oán (Trích Truyện Kiều)
Bố cục:
- 12 câu đầu: Thúy Kiều báo ân.
- 22 câu cuối: Thúy Kiều báo oán.
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Thúy Kiều báo ân:
- Qua lời của Kiều với Thúc Sinh ta thấy Kiều là người nặng tình, nặng nghĩa, nàng rất trân trọng việc Thúc Sinh chuộc nàng khỏi lầu xanh, tuy Thúc Sinh không giúp được khi Hoạn Thư hành hạ nàng nhưng nàng vẫn tạ ơn Thúc Sinh rất hậu.
- Kiều nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư chứng tỏ vết thương lòng, đau đớn mà Hoạn Thư gây ra nàng không quên được.
- Lời nói với Thúc Sinh trang trọng, dùng nhiều điển cố vì Kiều vẫn luôn biết ơn Thúc Sinh, còn lời nói về Hoạn Thư lại nôm na bình dị, sử dụng lối nói dân gian tỏ thái độ xem thường.
Câu 2 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Thúy Kiều báo oán:
- Những lời đầu tiên Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu mỉa mai, đay nghiến. Chào, thưa Hoạn Thư là “tiểu thư” mặc dù vị thế hai người đã đảo ngược.
- Thái độ Kiều: Quyết liệt trong trả thù, báo trước những điều dữ dội sắp xảy ra.
Câu 3 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Trình tự lí lẽ của Hoạn Thư: Xóa ranh giới kẻ thù, về cùng phía “phận đàn bà” → từ trọng tội biến thành chuyện nhỏ “thường tình” → kể rằng từng tha cho Kiều→ tỏ thái độ “riêng riêng những kính yêu” → nhận lỗi và mong tha thứ.
- Các lí lẽ đó tác động tới Kiều: Nhìn ra sự khôn ngoan của Hoạn Thư, Kiều có phần nguôi ngoai, mắc vào thế khó đành tha bổng cho Hoạn Thư.
- Tính cách Hoạn Thư: Khôn ngoan, lọc lõi, tâm địa mưu mô, thủ đoạn.
Câu 4 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Kiều tha Hoạn Thư vì những lí lẽ của Hoạn Thư và bản tính rộng lượng của Kiều.
- Việc làm ấy phù hợp với lòng nhân hậu của Kiều. Vì vậy nó không hề đáng trách.
→ Kiều là người giàu lòng vị tha, nặng tình nghĩa.
Câu 5 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Hoạn Thư khôn ngoan, lọc lõi, có tâm địa và thủ đoạn. Trong cảnh “hồn lạc phách xiêu” vẫn đưa ra được những lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục.
- Thúy Kiều giàu lòng vị tha, tình nghĩa. Đối với Thúc Sinh biết ơn, trân trọng, đối với Hoạn Thư giận nhưng vẫn rộng lượng tha tội.
Luyện tập
(trang 109 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Những biểu hiện đa dạng ...
- Thúy Kiều tình nghĩa, yêu ghét rõ ràng, rộng lượng: Vẫn nhớ ơn và báo ơn Thúc Sinh đã cứu mình khỏi lầu xanh, nhớ thù Hoạn Thư nhưng khi nghe lời lẽ khôn ngoan của Hoạn Thư thì vẫn rộng lượng tha bổng.
- Hoạn Thư: Khôn ngoan, khéo nói: Sợ hãi mà vẫn khéo léo bào chữa tội mình.
Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan
Dưới đây là bài soạn Thúy Kiều báo ân báo oán (Trích Truyện Kiều) bản đầy đủ nếu bạn muốn xem hãy kích vào đây Soạn văn 9: Thúy Kiều báo ân báo oán (Trích Truyện Kiều)
Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 1 lớp 9 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 9 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới